BÒ CÁI MUỐN ĐỘNG DỤC? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT?

Trong truyền giống nhân tạo bò, việc phát hiện bò cái động dục rất quan trọng, nếu không phát hiện được thì sẽ không tiến hành phối giống được hoặc phát hiện động dục sai thì phối sẽ không có chửa, mọi tốn kém cho các công việc chăn nuôi bò cái coi như bằng không. Phát hiện động dục là công việc quan sát, theo dõi bò cái để nhận biết các hiện tượng động dục và đưa bò cái vào nơi chờ phối giống.

► Khi phát hiện bò cái động dục, cần chú ý quan sát các triệu chứng hoặc hiện tượng sau:

- Bò hay đi lại, ăn ít, hay kêu rống, có xu thế tìm gặp con khác (tìm đực), có con muốn tách khỏi đàn.

- Bò cái tỏ ra thân thiện theo đuổi nhau, hay tụ lại thành nhóm, húc liếm vờn nhau, tỏ ra thích nhau, nhảy chồm lên lưng nhau.

- Bò cái dễ bị kích thích, không ở yên, hay đi lại, có xu hướng đến gần người và người dễ đến gần; mắt tinh và sáng hơn thường lệ; bò tỏ ra bồn chồn ngơ ngác.

- Nếu là bò vắt sữa thì lượng sữa trong ngày động dục sẽ giảm chút ít so với các ngày liền kề trước đó.

- Phần lông ở mông, lưng có để lại các dấu vết do bò cái bị các con khác nhảy lên hay bị con khác liếm.

- Âm hộ sưng, căng phồng, hơi ướt bóng, các lông xung quanh âm hộ cách xa nhau và dựng đứng lên so với các ngày thường.

- Niêm dịch chảy ra dính xung quanh âm hộ, loãng, trong suốt hay đục keo dính, đứt đoạn; nhiều khi dính xung quanh âm hộ, khấu đuôi, mông, tùy theo pha động dục. Niêm dịch là dấu hiệu thường được dùng để xác định chính xác giai đoạn động dục đang ở pha nào để xác định thời điểm phối giống tốt nhất.

- Chịu nhảy là hiện tượng mà bò cái khi con khác nhảy lên lưng thì đứng lại. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết và để xác định thời điểm phối giống thích hợp nhất. Cần nhớ rằng con đứng dưới mới là con động dục, còn con nhảy chồm lên thì có thể là con sắp động dục hoặc đã qua pha động dục.

- Có trường hợp về cuối kỳ động dục, thấy có máu chảy ra. Dấu hiệu này cho biết là bò vừa động dục trước đấy vài ba ngày, cần phải để ý phát hiện động dục bò cái đó sau 15-18 ngày.

♦ Phát hiện động dục bằng quan sát hàng ngày

Hiện nay, tuy có nhiều dụng cụ để hỗ trợ cho việc phát hiện động dục ở bò cái, nhưng chưa có dụng cụ nào thay thế được việc quan sát bằng mắt hàng ngày của chính người chủ nuôi bò.

Việc phát hiện động dục cần phải tiến hành ít nhất 4 lần trong 1 ngày (sáng sớm – buổi trưa – chiều tối – đêm). Tùy theo số lượng cái trong đàn mà phát hiện hàng ngày hay phát hiện theo chu kỳ động dục. Để phát hiện động dục dễ dàng, không bỏ sót bò cái động dục, không tốn công, nên đeo số cho bò và tổ chức phân đàn bò cái như sau, nhất là khi có nhiều bò cái:

- Đàn bò đã có chửa: Đã được khám thai xác định để nuôi riêng, không phải phát hiện động dục.

- Đàn bò bị bệnh sinh sản: Để điều trị riêng và tránh lây nhiễm sang con khỏe.

- Đàn bò chưa có chửa: Để theo dõi riêng biệt hoặc có thể sử dụng đực thí tình để phát hiện động dục; cần tổ chức phát hiện động dục riêng.

Chú ý cần tạo cơ hội tốt cho bò cái thể hiện các hiện tượng động dục như cho bò ăn uống đủ no, che nắng, che mưa, che rét, tránh vật lạ; cho tiếp xúc với bò cái khác. Bò cái cột buộc phải được thả ra để bò có cơ hội tiếp xúc con khác và thể hiện các hiện tượng động dục tự nhiên, dễ nhận biết.

Khi phát hiện được bò cái động dục, cần phải xem số hiệu, đánh dấu đưa về nơi phối giống; xác định rõ ràng hiện tượng động dục và bò cái đang động dục ở pha nào, đồng thời báo ngay cho người phối giống biết càng sớm càng tốt.

►► Cách xác định thời điểm phối giống thích hợp nhất

     Trong điều kiện của nông hộ chăn nuôi bò ở Việt Nam, do trình độ phát hiện động dục bò cái còn yếu, chưa có kinh nghiệm và chưa có ý thức đầy đủ về việc phát hiện động dục, nên cán bộ kỹ thuật phải từng bước đào tạo, hướng dẫn chủ bò phát hiện động dục. Mặt khác khi được báo có bò động dục, cần phải khẩn trương đến ngay để tiến hành khám lâm sàng (bò cái chịu nhảy, trạng thái niêm dịch…) để xác định pha mà bò cái đang động dục và xác định thời điểm phối thích hợp nhất.

     Trong thực tế, thời điểm phối giống thích hợp nhất là từ nửa sau của pha chịu nhảy cho đến sau pha chịu nhảy 6 tiếng đồng hồ (trước thời điểm rụng trứng 6-12 tiếng), như sơ đồ sau:

     Việc áp dụng nguyên tắc “sáng - chiều hay chiều - sáng” chỉ sử dụng được khi phát hiện được bò cái động dục ở pha trước động dục hay lúc bò cái chưa chịu nhảy, niêm dịch còn rất trong và loãng. Vì thế phải chú ý phát hiện được bò cái động dục ở ngay pha đầu (pha trước động dục) thì phối giống mới có chửa.

-----------------------------------------------


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

CÁCH XỬ LÝ NẾU BÒ, BÊ ĂN ÍT HOẶC BỎ ĂN, KHÔNG NHAI LẠI
CÁCH XỬ LÝ NẾU BÒ, BÊ ĂN ÍT HOẶC BỎ ĂN, KHÔNG NHAI LẠI

637 Lượt xem

Bê có triệu chứng uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, thức ăn ứ lại trong bụng làm chướng bụng, phân nhão, ban đầu màu vàng nhạt sau chuyển màu trắng, mùi rất hôi thối, có lúc phân lổn nhổn hoặc sền sệt màu trắng, mùi rất thối, về sau ỉa lỏng, phân dính vào đuôi và hậu môn là bị bệnh gì và cách chữa trị ra sao?

BÍ KÍP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN Ở BÒ SỮA, BÒ THỊT
BÍ KÍP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN Ở BÒ SỮA, BÒ THỊT

3119 Lượt xem

Gần đây, nhiều người chăn nuôi bò sữa, bò thịt phản ánh về hiện tượng bò cái trong giai đoạn sinh sản thường hay xảy ra trường hợp bò chậm sinh, bò thụ tinh nhân tạo nhiều lần không, bò hay bị sảy thai, phối đi phối lại nhiều lần không chửa làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi. Những trường hợp này, nếu để kéo dài không có biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bò và làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chất lượng chăn nuôi
MẸO CHỌN DÊ GIỐNG HIỆU QUẢ
MẸO CHỌN DÊ GIỐNG HIỆU QUẢ

206 Lượt xem

Chọn dê giống tốt là bước đầu tiên quan trọng để đảm bảo thành công trong việc nuôi dê. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn lựa chọn được những con dê chất lượng:

Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P1
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P1

4926 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu là làm sao để bò cái sinh sản con giống tốt, đồng thời cũng cần chú trọng số lượng bê con mà bò mẹ đẻ ra, tức là phải làm sao để bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh.
TRÂU BÒ TO LỚN - BÍ MẬT NÀO GIÚP CHÚNG BÉO TỐT CHỈ BẰNG CỎ?
TRÂU BÒ TO LỚN - BÍ MẬT NÀO GIÚP CHÚNG BÉO TỐT CHỈ BẰNG CỎ?

519 Lượt xem

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nhìn thấy những chú trâu bò to lớn, khỏe mạnh mà chỉ ăn cỏ - thức ăn tưởng chừng "nghèo dinh dưỡng"? Bí mật nào giúp chúng phát triển vượt trội như vậy? Hãy cùng khám phá nhé!

NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

9892 Lượt xem

Chăn nuôi bò thịt là một ngành chăn nuôi có từ lâu đời và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho xã hội và thu nhập cho người nông dân. Cũng như các ngành chăn nuôi khác, việc chọn giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi bò thịt. 

Hướng dẫn cách dựng trang trại nuôi bò
Hướng dẫn cách dựng trang trại nuôi bò

59578 Lượt xem

Trong một trại chăn nuôi thường có các loại bò khác nhau. Như vậy, cần thiết kế các kiểu chuồng riêng cho từng loại bò. Thông thường có các loại chuồng cho bò cái sinh sản, bò tơ, bò đực giống, bê và chuồng cách ly (nhốt gia súc ốm).
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT

3598 Lượt xem

Bò là loại gia súc ăn cỏ, thông thường mỗi lần mang thai thường đẻ 1 con. Bò có chu kỳ động dục 21 ngày (phạm vi biến động từ 17-25 ngày) Thời gian mang thai từ 280-285 ngày, thời gian động dục kéo dài từ 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-30 ngày thì lên giống trở lại, thời điểm phối giống tốt nhất cho bò vào lần động dục thứ 2 tức là ngày 45-60 ngày sau khi đẻ, có khi dài hơn (chu kỳ động dục của bò là 21 ngày) nhưng đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3, thứ 4 để kéo dài chu kì vắt sữa. Nắm được đặc điểm này sau khi bò đẻ, người chăn nuôi cần theo dõi để phát hiện sự động dục. Nếu thấy động dục trở lại sau khi đẻ 60 ngày thì kịp thời cho phối giống để khai thác đàn cái một cách có hiệu quả.

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng

2557 Lượt xem

Với lợi nhuận trung bình mỗi năm 10 triệu đồng/con, nuôi bò sinh sản nhốt chuồng đang là hướng đi thu hút nhiều hộ nông dân đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình. Để nắm vững kiến thức trong cách chọn bò giống sinh sản, cách chăm sóc từ bò mẹ cho đến lúc sinh bê con như thế nào, bà con hãy tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản theo mô hình nhốt chuồng dưới đây.
HỆ TIÊU HÓA LOÀI NHAI LẠI
HỆ TIÊU HÓA LOÀI NHAI LẠI

750 Lượt xem

Thực vật là loại thức ăn nghèo dinh đưỡng và khó tiêu hóa (trong thức ăn chủ yếu là xenlulôzơ; ít tinh bột và prôtên,..). Để thích nghi với loại thức ăn có đặc điểm như vậy thì động vật ăn thực vật nói chung và động vật ăn thực vật có dạ dày 4 túi (động vật có dạ dày 4 ngăn hay động vật nhai lại) cũng có những đặc điểm cấu tạo cũng như quá trình tiêu hóa phù hợp.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng