THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC

Trong chăn nuôi bò giống sinh sản, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, việc phát hiện động dục và phối giống kịp thời cho bò cái giúp tăng đàn nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ. Để giúp bà con chăn nuôi bò giống xác định đúng thời điểm động đục của bò cái, chúng tôi hướng dẫn một số dấu hiệu nhận biết sau:

I. Thời điểm bò cái bắt đầu động dục và thời điểm phối giống thích hợp

– Bò có thể bắt đầu động dục lần đầu từ khi 12 – 15 tháng tuổi, tùy thuộc vào giống bò, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu,…
– Đối với bò ta không nên cho bò phối giống vào lúc này vì khi đó bò cái chưa trưởng thành về thể vóc nên khi mang thai sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bò cái và con bê sinh ra. Khi bò cái trên 16 tháng tuổi, có thể vóc to lớn thì mới bắt đầu phối giống.
– Đối với bò Úc khi bò được 12 tháng tuổi thì đã phối giống được rồi. Vì bò Úc có thể trạng rất tốt và rất mắn đẻ.
– Thời gian mỗi lần động dục ở bò khá biến động, kéo dài trong khoảng 6 – 36 giờ nhưng phổ biến là 18 – 24 giờ. Tuy nhiên, khoảng thời gian phối giống cho bò dễ có chửa chỉ kéo dài trong khoảng 10 – 12 giờ.
– Thường thì người ta chọn thời điểm phối giống theo quy luật sáng – chiều, tức là nếu thấy bò có biểu hiện động dục buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều, nếu bò động dục buổi chiều thì phối giống vào buổi sáng hôm sau.

Để cho việc phát hiện bò động dục được tốt và hiệu quả cần phải:
– Có sổ sách ghi chép các số liệu sinh sản của mỗi con bò: Tuổi, ngày đẻ lần cuối, các lần đẻ có diễn ra bình thường không? ngày động dục gần nhất?…
– Quan sát để phát hiện động dục ba lần trong một ngày (sáng, trưa, tối), tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối). Độ dài mỗi lần quan sát phụ thuộc vào số lượng gia súc trong đàn, thông thường mỗi lần từ 15 đến 30 phút.

II. Cách nhận biết bò cái động dục
Cách 1. Quan sát biểu hiện của bò:
Cách này thường áp dụng cho các hộ chăn nuôi, không có con đực. Dễ dàng quan sát nhận biết qua các dấu hiệu sau:
– Bò hay đi lại, ăn ít, hay kêu rống, có xu thế tìm gặp con khác (tìm đực), có con muốn tách khỏi đàn.
– Quay đầu ra sau hít ngửi âm hộ.
– Bò cái tỏ ra thân thiện theo đuổi nhau, hay tụ lại thành nhóm, húc liếm vờn nhau, tỏ ra thích nhau, nhảy chồm lên lưng nhau.
– Âm hộ sưng đỏ, căng phồng, hơi ướt bóng, các lông xung quanh âm hộ cách xa nhau và dựng đứng lên so với các ngày thường.
– Chảy nước nhờn, ban đầu trong, lỏng sau keo lại và chuyển dần sang màu trắng đục. Niêm dịch là dấu hiệu thường được dùng để xác định chính xác giai đoạn động dục đang ở pha nào để xác định thời điểm phối giống tốt nhất.

– Bò cái dễ bị kích thích, không ở yên, có xu hướng đến gần người và người dễ đến gần; mắt tinh và sáng hơn thường lệ; bò tỏ ra bồn chồn ngơ ngác.
– Phần lông ở mông, lưng có để lại các dấu vết do bò cái bị các con khác nhảy lên hay bị con khác liếm.
– Chịu nhảy là hiện tượng mà bò cái khi con khác nhảy lên lưng thì đứng lại. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết và để xác định thời điểm phối giống thích hợp nhất. Cần nhớ rằng con đứng dưới mới là con động dục, còn con nhảy chồm lên thì có thể là con sắp động dục hoặc đã qua pha động dục.
– Có trường hợp về cuối kỳ động dục, thấy có máu chảy ra. Dấu hiệu này cho biết là bò vừa động dục trước đấy vài ba ngày, cần phải để ý phát hiện động dục bò cái đó sau 15-18 ngày…
Nhược điểm của cách này là không phát hiện những bò cái động dục thầm lặng

Cách 2. Dùng bò đực:
1. Phương pháp dùng bò đực “thí tình”:
– Cách này áp dụng cho các trang trại có đàn gia súc lớn muốn phát hiện bò động dục để thụ tinh nhân tạo.
– Sử dụng bò đực có họat động tính dục bình thường, đến khoảng 8 tháng tuổi (trước khi thành thục về tính dục) giải phẫu bẻ cong dương vật sang một bên (dời cả bao dương vật để dương vật vẫn nằm trên đường thẳng).
– Mục đích của việc làm này là để bò đực vẫn giữ nguyên tính dục.
– Bò đực chỉ giúp phát hiện bò cái động dục nhưng không thể giao phối trực tiếp vì dương vật không còn ở vị trí cũ.
– Bò làm nhiệm vụ này gọi là đực “thí tình”.
– Phương pháp này có ưu điểm là sự tiếp xúc giữa bò cái và bò đực diễn ra tự nhiên theo đúng bản năng sinh học của chúng. Giúp phát hiện chính xác cả những bò cái động dục thầm lặng.
– Nhược điểm là việc phẫu thuật để di chuyển vị trí dương vật bò đực cần người có kỹ thuật và tay nghề cao mới thực hiện được. Mặt khác sau một thời gian bò đực mất đi tính hăng vì không được giao phối trực tiếp và xuất tinh như tự nhiên. Chỉ phù hợp với đàn có số gia súc cái đủ lớn để giảm chi phí nuôi bò đực thí tình.

2. Dùng bò đực
– Công việc này gọi là “thử đực”.
– Dùng bò đực bình thường có dây vàm, mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều dắt bò đực vào đàn bò cái để bò đực phát hiện bò cái động dục.
– Khi bò cái động dục, bò đực sẽ theo sát và bò cái biểu hiện sự ham muốn bò đực rất dễ nhận biết.
– Khi bò đực nhảy lên bò cái thì kéo bò đực xuống không cho nhảy.
– Dắt bò cái đi xa để bò đực tìm tiếp bò cái động dục khác.
– Ưu điểm của phương pháp này cũng giống như khi dùng bò đực “thí tình”. Dễ thực hiện (không phải giải phẩu di dời dương vật bò đực), tính hăng của bò đực kéo dài và khi cần vẫn có thể cho phối giống trực tiếp.
– Phương pháp này thường sử dụng trên bò hướng thịt, bò địa phương, ít sử dụng trên bò sữa.
– Nhược điểm là cần người giám sát luôn đi cạnh bò đực. Khi bò đực quá hăng nhảy lên bò cái, người giám sát phải nhanh nhẹn và dũng cảm kéo dương vật bò đực lệch sang một bên ngăn không cho giao phối trực tiếp. Việc ức chế phản xạ giao phối và phóng tinh của bò đực lúc này có thể bị bò đực tấn công, gây nguy hiểm cho người giám sát. Khi không ngăn cản kịp bò đực thì giao phối trực tiếp vẫn xảy ra ngoài ý muốn.

Cách 3: Phương pháp sơn khum đuôi hoặc dán KarMar:
– Dựa vào đặc tính sinh lý là khi bò động dục sẽ cho những bò khác nhảy lên. Vì thế, ở những đàn chăn thả không có bò đực theo đàn, người ta có thể dùng sơn để sơn lên vùng khum đuôi của bò cái một vài ngày trước khi dự kiến bò động dục.
– Nếu phát hiện vùng sơn bị bong đi chứng tỏ bò cái đó đã động dục.
– Đây là phương pháp có hiệu quả, rẻ tiền và được áp dụng rộng rãi ở những nông trại của Úc.
– Cũng trên nguyên lý này, ở Mỹ người ta sản xuất ra miếng dán gọi là KarMar để để dán lên vùng khum của bò cần theo dõi động dục. Khi miếng dán đổi màu từ trắng sang đỏ tức là bò cái đó đã bị con khác nhảy lên và kiểm tra để phối giống. Tuy nhiên, giá thành khá đắt trong điều kiện Việt nam.

Cách 4: Dùng vòng đeo chân bò cái
– Phương pháp này dựa trên đặc điểm bò cái khi động dục sẽ hưng phấn, đi lại nhiều hơn một cách bất thường so với lúc không động dục.
– Dựa vào đặc điểm này, mỗi bò cái được đeo vào chân một vòng đặc biệt có khả năng đếm số bước đi trong ngày.
– Thông tin về số bước đi được truyền vào máy tính mỗi ngày và vẽ thành biểu đồ cho cả tháng cho mỗi bò cái.
– Những ngày có số bước đi nhiều hơn bất thường được thể hiện rõ trên biểu đồ, đây là một dấu hiệu đáng tin cậy của sự động dục.
– Người quản lý căn cứ vào đó để kiểm tra lâm sàng và quyết định có phối giống hay không.
– Phương pháp này có ưu điểm là không cần bò đực và sự quan sát trực tiếp của con người.
– Theo dõi một đàn lớn cả ngàn con chỉ cần nhìn trên màn hình máy vi tính.
– Nhược điểm là đầu tư thiết bị đắt tiền nên chỉ thích hợp với đàn lớn và được đầu tư cao.

III. Cách phối giống cho bò cái
1. Phối giống trực tiếp bằng bò đực
Đối với chăn nuôi bò sinh sản hướng thịt, hoặc những vùng sâu, vùng xa không có cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo thì phải phối giống cho bò cái bằng cách phối giống trực tiếp bằng bò đực. Để đảm bảo chất lượng con giống và sức khỏe đàn bò, cần chú ý:
– Chọn bò đực có tầm vóc to lớn, ngoại hình đẹp phối giống trực tiếp với bò cái khi bò cái động dục.
– Không cho phối khi bò đang bị bệnh vì bệnh truyền nhiễm có thể truyền từ con đực sang con cái và ngược lại.

2. Phối giống bằng thụ tinh nhân tạo
Đối với chăn nuôi bò sữa nên chọn hình thức phối giống bằng thụ tinh nhân tạo để chọn lựa những giống có năng suất sữa cao, đồng thời giảm mắc các bệnh truyền lây cho bò:
– Chọn kỹ thuật viên có tay nghề, dụng cụ bảo quản tinh trùng đảm bảo.
– Chọn lựa tinh giống phù hợp với giống bò cái đang nuôi để tránh cận huyết.

IV. Theo dõi sau phối giống
– Sau khi phối giống, bà con ghi chép thời điểm phối giống và theo dõi kết quả phối giống, nếu sau 3 tháng không thấy bò động dục trở lại và bò tăng lên về kích thước, khối lượng cơ thể thì có thể bò đã chửa.
– Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì người chăn nuôi nên nhờ thú y khám thai cho bò vào thời điểm 3 tháng và 7 tháng sau khi phối để chắc chắn là bò đã mang thai, tránh trường hợp khi cạn sữa cho bò để chờ đẻ mà cuối cùng bò lại chưa mang thai.

 

[dungcunuoibo.com]


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

261 Lượt xem

Người chăn nuôi phải kiểm soát thật tốt quá trình vắt sữa để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe; Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh.
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI DÊ
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI DÊ

1032 Lượt xem

Trong chăn nuôi dê, thực hiện đúng quy trình phòng bệnh sẽ giúp vật nuôi có sức khỏe tốt, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA THỂ TRẠNG BÒ SỮA: ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA THỂ TRẠNG BÒ SỮA: ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ

616 Lượt xem

Nhận biết thời điểm thể trạng của bò sữa là điều rất quan trọng với người chăn nuôi bò sữa. Việc này giúp cho người chăn nuôi có thể đưa ra những phương án chăm sóc bò sữa phù hợp nhất để bò phát triển và đạt năng suất tốt nhất.
KHI NHẬP ĐÀN DÊ MỚI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
KHI NHẬP ĐÀN DÊ MỚI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

730 Lượt xem

Những việc cần làm ngay khi mua dê về nuôi để tránh thất thoát, làm sao cho thất thoát ít nhất để giữ lại vốn, chăm sóc dê trong 1 tháng đầu tiên là những điều cực kỳ quan trọng quyết định thành hay bại gần như cả quá trình. Nên người mới khởi nghiệp với dê cần chú ý để chăm sóc dê tốt nhất và đảm bảo lợi nhuận.
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

55 Lượt xem

Dê là loài vật nuôi dễ thích nghi, ít tốn công chăm sóc và mang lại lợi nhuận cao, khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bắt đầu chăn nuôi trong trang trại nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn cơ bản về cách nuôi dê hiệu quả, bao gồm chọn giống, xây dựng chuồng trại, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
CÁC TRANG TRẠI LỚN CHỌN BÒ GIỐNG BẰNG CÁC CÁCH NÀY
CÁC TRANG TRẠI LỚN CHỌN BÒ GIỐNG BẰNG CÁC CÁCH NÀY

1654 Lượt xem

Tiêu chí quan trọng đánh giá đực giống là khối lượng giống 15 tháng tuổi và tỷ lệ thịt xẻ của đời sau sẽ tạo khả năng đánh giá gián tiếp đa số các chỉ tiêu khác quyết định giá trị giống.
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT

2599 Lượt xem

Bò là loại gia súc ăn cỏ, thông thường mỗi lần mang thai thường đẻ 1 con. Bò có chu kỳ động dục 21 ngày (phạm vi biến động từ 17-25 ngày) Thời gian mang thai từ 280-285 ngày, thời gian động dục kéo dài từ 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-30 ngày thì lên giống trở lại, thời điểm phối giống tốt nhất cho bò vào lần động dục thứ 2 tức là ngày 45-60 ngày sau khi đẻ, có khi dài hơn (chu kỳ động dục của bò là 21 ngày) nhưng đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3, thứ 4 để kéo dài chu kì vắt sữa. Nắm được đặc điểm này sau khi bò đẻ, người chăn nuôi cần theo dõi để phát hiện sự động dục. Nếu thấy động dục trở lại sau khi đẻ 60 ngày thì kịp thời cho phối giống để khai thác đàn cái một cách có hiệu quả.
LẠ MÀ HAY: CHO BÒ NGHE NHẠC VẮT ĐƯỢC NHIỀU SỮA HƠN ???
LẠ MÀ HAY: "CHO BÒ NGHE NHẠC VẮT ĐƯỢC NHIỀU SỮA HƠN" ???

742 Lượt xem

Trong thời gian vắt sữa, những chú bò được nghe nhạc để giảm stress, giúp tiết ra lượng sữa nhiều và chất lượng hơn. Theo các chuyên gia, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến oxytocin - hormone đóng vai trò quan trọng cho quá trình tiết sữa.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÒ BỎ ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT
NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÒ BỎ ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

330 Lượt xem

Bò là một trong những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao và có mức giá ổn định trên thị trường. Phần lớn đàn bò của nước ta được chăn thả tự do ở các khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình. Với quy mô này thì bò thường gặp tình trạng bỏ ăn mà bà con không rõ nguyên nhân.
Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả cao

4804 Lượt xem

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng được áp dụng kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo tại chuồng. Trong nhiều năm trở lại đây, nghề nuôi bò đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, khi mà thịt bò trở thành thực phẩm chính yếu của người tiêu dùng cả nước. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi bò, mời bà con tham khảo bài viết sau

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng