Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả cao

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng được áp dụng kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo tại chuồng. Trong nhiều năm trở lại đây, nghề nuôi bò đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, khi mà thịt bò trở thành thực phẩm chính yếu của người tiêu dùng cả nước. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi bò, mời bà con tham khảo bài viết sau

1. Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng – Chuồng trại:

Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò. xây dựng chuồng nuôi bò ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/ con. Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát. Cần trang bị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, ..vv.

2. Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng -Vệ sinh thú y:

– Tiêu độc, khử trùng và vệ sinh chuồng trại.

– Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò.

– Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh.

– Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay.

– Tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, …

– Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.

– Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới.

– Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y

3. Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồngTẩy ký sinh trùng cho bò:

Để bò khỏe mạn lớn nhanh cần tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:

* Đối với ngoại ký sinh trùng:

Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Pha và sử dụng thuốc Nevugvon với liều phổ biến 1à 25g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là vùng bẹn, nách và yếm. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc. Không để thuốc bám vào người, quần áo. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

* Đối với nội ký sinh trùng:

Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan.

Liều lượng: Levamisole 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng. Fasinex dùng 1 viên /75kg thể trọng. Cách sử dụng: Cho uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.

4. Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng – Khẩu phần ăn cho bò:

Để bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô trong một ngày, còn thức ăn thô xơ khoảng 15 – 20kg. Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Bò có thể tự do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau. Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng. Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc axít (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh.

Khẩu phần ăn cho bò nhốt chuồng bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu chính như sau:

* Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ băm nhỏ, thức ăn băm nhỏ ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.

Thức ăn tinh hỗn hợp: Các loại Sắn Nghiền, ngô Nghiền, khô dầu lạc, bột keo dậu. Thức ăn tinh hỗn hợp… chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu phần.

Để tăng năng suất lao động, giảm giá thành thức ăn và tận dụng triệt để nguồn thức ăn nên đầu tư máy băm Nghiền thức ăn vào việc chế biến thức ăn cho bò nhốt.

 

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

KINH NGHIỆM LÀM CHUỒNG TRÂU ĐƠN GIẢN
KINH NGHIỆM LÀM CHUỒNG TRÂU ĐƠN GIẢN

4594 Lượt xem

Chuồng nuôi trâu hợp lý là yếu tố quan trọng giúp cho trâu chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết, con vật trong tình trạng sức khoẻ tốt, sinh trưởng và phát dục bình thường. Chuồng trại hợp lý còn tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường.
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC

3918 Lượt xem

Khi tiến hành vật bò dễ dàng hơn và an toàn hơn ngựa, vì chúng chống cự ít hơn và sẵn sàng nằm xuống. Vị trí nằm của bò nên sắp xếp ở khu vực đủ rộng,vì khi vật có thể giúp chúng tráng khỏi các vết chầy xước và bầm tím. Với bò đực thường mạnh mẽ hơn và khó khăn hơn để vật ngã và cố định. Để đảm bảo an toàn cho con vật khu vật ngã cần hai đường dây cương phụ so với một vòng siết chặt.

NHỮNG SỤ THẬT VỀ NHỮNG CHÚ BÒ SỮA, BẠN CÓ BIẾT ?
NHỮNG SỤ THẬT VỀ NHỮNG CHÚ BÒ SỮA, BẠN CÓ BIẾT ?

3196 Lượt xem

Những chú bò sữa là nguồn cung cấp sữa tươi mỗi ngày cho con người. Còn rất nhiều điều thú vị về chú bò sữa để khám phá nữa đấy! 

CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ
CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ

18931 Lượt xem

Trong quá trình đẻ nếu thai khó ra thì gọi là đẻ khó. Khi đẻ khó mà xử lý không đúng thì có thể gây bệnh ở đường sinh dục và làm cho bò mẹ trở nên vô sinh, thậm chí làm chết cả mẹ lẫn con. Vì vậy tích cực đề phòng và kịp thời can thiệp khi đẻ khó là một khâu rất quan trọng.
BÒ CÁI MUỐN ĐỘNG DỤC? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT?
BÒ CÁI MUỐN ĐỘNG DỤC? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT?

5536 Lượt xem

Trong truyền giống nhân tạo bò, việc phát hiện bò cái động dục rất quan trọng, nếu không phát hiện được thì sẽ không tiến hành phối giống được hoặc phát hiện động dục sai thì phối sẽ không có chửa, mọi tốn kém cho các công việc chăn nuôi bò cái coi như bằng không. Phát hiện động dục là công việc quan sát, theo dõi bò cái để nhận biết các hiện tượng động dục và đưa bò cái vào nơi chờ phối giống.
Kỹ thuật nuôi bò Lai sind
Kỹ thuật nuôi bò Lai sind

3567 Lượt xem

Bò Lai Sind là Là giống bò lai tạo từ con đực Red Sindhi thuần với bò cái vàng Việt Nam. Đây là loại bò có tỷ lệ dòng máu của bò Lia Sind do đó mang nhiều ưu điểm hơn so với các giống bò thông thường.
CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA THỂ TRẠNG BÒ SỮA: ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA THỂ TRẠNG BÒ SỮA: ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ

1234 Lượt xem

Nhận biết thời điểm thể trạng của bò sữa là điều rất quan trọng với người chăn nuôi bò sữa. Việc này giúp cho người chăn nuôi có thể đưa ra những phương án chăm sóc bò sữa phù hợp nhất để bò phát triển và đạt năng suất tốt nhất.

NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI

2395 Lượt xem

Nước đóng vai trò thiết yếu trong mọi hoạt động sống của bò, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất và khả năng sinh sản của chúng. Cung cấp đủ nước cho bò theo từng giai đoạn phát triển là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu nước uống của bò để bà con tham khảo:

Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị
Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị

2714 Lượt xem

Mùa nắng, nóng là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng, đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất của trâu, bò, thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Sau đây xin giới thiệu với người chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên trâu, bò.
BÒ SÓT NHAU
BÒ SÓT NHAU

11933 Lượt xem

Người chăn nuôi dễ dàng nhận biết được dấu hiệu sót nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nhau nằm nguyên trong tử cung nên người chăn nuôi không thể biết được là nhau đã ra hay chưa và đây mới chính là nguy cơ làm nhiễm trùng máu. Vì thế, việc xử lý hậu sản là rất cần thiết.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng