Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị

Mùa nắng, nóng là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng, đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất của trâu, bò, thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Sau đây xin giới thiệu với người chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên trâu, bò.
 

      Bệnh ký sinh trùng đường máu trên trâu, bò nước ta thường gặp gồm: Tiên mao trùng (Trypanosomiase), lê dạng trùng (Babesisllosis) và biên trùng (Anaplasmosis). Khi trâu, bò mắc bệnh ký sinh trùng đường máu thường có biểu hiện chung bao gồm: Sốt cao khoảng từ 40 – 42oC; thiếu máu, niêm mạc mắt vàng hoặc nhợt nhạt; nước tiểu màu vàng sậm; thủy thũng vùng dưới hàm, ức.

 

Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị

Sơ đồ truyền bệnh tiên mao trùng

 

 

► Để điều trị hiệu quả cần xác định đúng bệnh với các biểu hiện dưới đây.

Nội dung

Tên bệnh

Bệnh Tiên mao trùng (Trypanosomiase)

Bệnh Lê dạng trùng (Babesisllosis)

Bệnh Biên trùng (Anaplasmosis)

 

 

 

 

 

 

Nguyên nhân, đặc điểm của bệnh

Bệnh do loại ký sinh trùng đơn bào T.evansi, sống trong huyết tương có thể di động nhờ có đuôi roi. Chúng sinh sôi trong máu, tiết ra độc tố làm suy yếu và có thể giết chết con vật.

Đây là bệnh ra do một loại đơn bào ký sinh trong hồng cầu, có hình quả lê nên gọi là bệnh lê dạng trùng.

 

Bệnh do một loại đơn bào rất nhỏ, sống ký sinh ở rìa biên của hồng cầu con bệnh nên có tên gọi là biên trùng. Mỗi hồng cầu có thể chứa từ 1 – 5 đơn vị, đó là các chấm tròn rất nhỏ. Chúng hút chất dinh dưỡng, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu.

Ra khỏi cơ thể con vật, tiên mao trùng nhanh chóng bị tiêu diệt vì điều kiện ngoại cảnh không thích hợp.

Ra ngoài cơ thể, mầm bệnh nhanh chóng bị tiêu diệt. Chúng ký sinh trong cơ thể loài ve hút máu suốt đời.

Đường truyền lây

Do ruồi, mòng chích hút máu truyền bệnh

Do ve chích hút máu truyền bệnh

Do ve chích hút máu truyền bệnh

Biểu hiện

– Bệnh thường biểu hiện ở thể mãn tính.

– Trâu bò sốt 40 – 410C nhưng có cơn sốt gián đoạn, không theo quy luật.

– Con vật thiếu máu, suy nhược, ỉa chảy kéo dài nhưng vẫn ăn cỏ. Phù thũng là biểu hiện phổ biến: phù nề ở dưới hầu, dưới yếm da cổ, vùng bụng, mí mắt, bìu dái hoặc âm hộ.

– Một số ít có biểu hiện cấp tính với các dấu hiệu thần kinh, quay cuồng, run rẩy từng cơn, đi vòng tròn.

– Thường thì bệnh kéo dài hàng tháng, con vật nếu không chết thì sự hồi phục cũng chậm chạp và kéo dài.

 

Bệnh xảy ra cả ở cả hai dạng cấp tính và mãn tính

– Dạng cấp tính: Thời gian ủ bệnh từ 10 – 15 ngày, con vật mệt mỏi, ít ăn. Sau đó chuyển sang sốt cao liên tục hàng tuần đến 40 – 410C .

Bò đái ra nước tiểu màu hồng, đỏ dần rồi chuyển thành màu cà phê.

Bò giảm ăn hoặc bỏ ăn, chỉ uống nước, thở khó và nhanh, có con ỉa ra máu. Phần lớn táo bón, đôi khi lại có ỉa chảy. Bò thường bồn chồn, mệt mỏi, nằm một chỗ và không chịu cày kéo.

– Dạng mãn tính: Các biểu hiện của bệnh cũng gần giống như thể cấp tính nhưng biểu hiện nhẹ hơn. Thường thấy bò gầy yếu, thiếu máu, niêm mạc mắt nhợt nhạt hơi vàng, bò vắt sữa thì lượng sữa giảm. Còn trường hợp bò chửa thì bị sẩy thai.

Bệnh xảy ra cả ở cả hai dạng cấp tính và mãn tính

– Dạng cấp tính: Sốt cao 410C , nhiệt độ lên xuống thất thường. Lúc sốt cao, toàn thân run rẩy, các cơ bắp co giật, thở gấp, tim đập nhanh, mạnh, bỏ ăn, không nhai lại, chảy nhiều dãi rớt. Niêm mạc miệng, mắt nhợt nhạt. Bệnh có thể gây chết trong 3-5 ngày.

 

 

 

 

 

– Dạng mãn tính: Triệu chứng giống như thể cấp tính nhưng mức độ nhẹ hơn có thể diễn biến trong vòng một tháng. Con vật gầy còm, ăn ít, suy nhược, thiếu máu, có thể chết do suy kiệt. Con vật mang bệnh thể này sẽ là vật mang trùng trong tự nhiên, để cho ve hút máu gieo rắc lưu giữ mầm bệnh.

Phòng bệnh

– Luôn giữ chuồng trại và khu vực chăn nuôi sạch sẽ. Thường xuyên thu gom phân, chất thải để xử lý bằng biogas hoặc ủ nóng sinh học, giảm thiểu chất thải trong chuồng nuôi. Phát quang bờ bụi và khai thông các cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không có nơi cư trú.

– Định kỳ kiểm tra máu mỗi năm hai lần để phát hiện các loại ký sinh trùng đường máu. Hàng năm, thực hiện tiêm phòng bệnh cho trâu, bò vào thời điểm đầu mùa nắng nóng (tháng 3 đến tháng 4 hàng năm).

– Diệt côn trùng hút máu và truyền bệnh (ve,mòng) bằng các thuốc diệt côn trùng.

– Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho trâu, bò.

Trị bệnh

– Thuốc dùng: Berenyl (Azidin, Trypazen).

– Liều lượng và cách dùng: Theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

– Liệu trình: Tiêm 1 liều duy nhất. Sau 15 ngày nếu súc vật chưa khỏi, chưa hết triệu chứng lâm sàng có thể tiêm lần thứ hai cũng liều lượng như trên.

– Vị trí tiêm: Tiêm chậm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu.

– Thuốc trợ sức: Trước khi tiêm Berenyl phải tiêm thuốc trợ tim mạch: Cafein hoặc long não nước.

– Hộ lý: Trong thời gian điều trị, cho trâu bò nghỉ tại chuồng, nuôi dưỡng và chăm sóc tốt.

 

§ – Có thể dùng một trong các loại hoá dược sau để điều trị như: Heamospiridin ; Acriflavin (các biệt dược là: Trypanble, Trypaflavin, Flavacridin, Gonacrin); Azidin

– Liệu trình: Tiêm 1 liều duy nhất.

– Vị trí tiêm: Tiêm chậm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu.

– Thuốc trợ sức: Trước khi tiêm một trong các hoạt chất nêu trên phải tiêm thuốc trợ tim mạch: Cafein hoặc long não nước.

– Hộ lý: Thời gian điều trị cho trâu bò nghỉ tại chuồng, nuôi dưỡng và chăm sóc tốt.

– Có thể dùng một trong các loại hoá dược sau để điều trị bệnh như: Heamospiridin, Azidin, Sulfantrol, Quinarcin, Lomidin, Rivanol… nhưng trong đó Rivanol có hiệu lực cao và được sử dụng phổ biến ở nước ta.

– Liệu trình: Tiêm 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày

– Vị trí tiêm: Tĩnh mạch tai hoặc tĩnh mạch cổ.

– Thuốc trợ sức: Trước khi tiêm Rivanol cần tiêm thuốc trợ sức Cafein hoặc long não nước.

– Hộ lý: Thời gian điều trị cho trâu bò nghỉ ngơi tại chuồng, chăm sóc tốt, nuôi dưỡng tốt.

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

MỘT SỐ CÁC MỘT SỐ CÁCH LAI TẠO GIỐNG BÒ LAI TẠO GIỐNG BÒ
MỘT SỐ CÁC MỘT SỐ CÁCH LAI TẠO GIỐNG BÒ LAI TẠO GIỐNG BÒ

5077 Lượt xem

MỘT SỐ CÁCH LAI TẠO GIỐNG BÒ
Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới
Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới

3425 Lượt xem

Ở những nước phát triển trên thế giới, ngành chăn nuôi bò thịt thường được chuyên môn hoá theo 2 hướng: nuôi bò chuyên thịt, hoặc nuôi bò kiêm dụng sữa-thịt.
Vì sao bò không động dục?
Vì sao bò không động dục?

2560 Lượt xem

Thông thường, bò sau khi đã được phối giống, nếu đậu thai thì không động dục (lên giống) nữa, nếu không đậu thai thì bò sẽ lên giống trở lại sau 21 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp, sau khi đẻ, bò có biểu hiện động dục và đã được phối giống, nhưng không đậu thai mà vẫn không lên giống trở lại hoặc sau khi đẻ, bò không lên giống trở lại.
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ

4104 Lượt xem

Bò có tuổi thọ tự nhiên từ 15 đến 20 năm. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng, giống như những động vật nông trại khác, bị rút ngắn đáng kể bởi ngành công nghiệp thịt và sữa. Ở đây, chúng ta sẽ khám phá chủ đề về việc bò sống được bao lâu và điều này khác với bò không tiêu thụ như thế nào.
THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC
THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC

1179 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò giống sinh sản, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, việc phát hiện động dục và phối giống kịp thời cho bò cái giúp tăng đàn nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ. Để giúp bà con chăn nuôi bò giống xác định đúng thời điểm động đục của bò cái, chúng tôi hướng dẫn một số dấu hiệu nhận biết sau:
BÒ SÓT NHAU
BÒ SÓT NHAU

9129 Lượt xem

Người chăn nuôi dễ dàng nhận biết được dấu hiệu sót nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nhau nằm nguyên trong tử cung nên người chăn nuôi không thể biết được là nhau đã ra hay chưa và đây mới chính là nguy cơ làm nhiễm trùng máu. Vì thế, việc xử lý hậu sản là rất cần thiết.
BÒ CÁI MUỐN ĐỘNG DỤC? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT?
BÒ CÁI MUỐN ĐỘNG DỤC? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT?

4484 Lượt xem

Trong truyền giống nhân tạo bò, việc phát hiện bò cái động dục rất quan trọng, nếu không phát hiện được thì sẽ không tiến hành phối giống được hoặc phát hiện động dục sai thì phối sẽ không có chửa, mọi tốn kém cho các công việc chăn nuôi bò cái coi như bằng không. Phát hiện động dục là công việc quan sát, theo dõi bò cái để nhận biết các hiện tượng động dục và đưa bò cái vào nơi chờ phối giống.
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN

2067 Lượt xem

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản đã giúp nhiều gia đình nông dân phát triển kinh tế và làm giàu với thu nhập cả trăm triệu mỗi năm. DUNGCUNUOIBO.COM xin giới thiệu đến bà con kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản.
Chống nóng cho vật nuôi
Chống nóng cho vật nuôi

1665 Lượt xem

Dù mới bước vào mùa Hè, song nhiệt độ năm nay đã có hôm lên tới trên 40 độ C và dự báo trong thời gian tới tiếp tục có các đợt nắng nóng, thời tiết biến đổi khó lường. Để chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khoẻ cho đàn gia súc gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật như sau:
Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả cao

4804 Lượt xem

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng được áp dụng kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo tại chuồng. Trong nhiều năm trở lại đây, nghề nuôi bò đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, khi mà thịt bò trở thành thực phẩm chính yếu của người tiêu dùng cả nước. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi bò, mời bà con tham khảo bài viết sau

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng