Phương pháp chọn giống dê thông qua ngoại hình

Chọn giống trong ngành chăn nuôi dê là một khâu rất quan trọng, việc chọn lọc kết hợp vơi chăm sóc tốt sẽ giúp cho đàn dê phát triển nhanh đáp ứng được các yêu cầu đề ra mang lại hiệu quả kinh tế cao.

     ► Chọn giống dê đực

Ngoại hình của dê đực nên chọn làm giống

     Dê đực giống phải khỏe mạnh, khung xương phát triển tốt, cấu trúc cân xứng, biểu hiện đặc tính giống rõ rệt và có cơ quan sinh dục phát triển đều, săn, khỏe mạnh, bìu dái nổi rõ. Đầu cổ mạnh, ngẩng cao biểu hiện tính đực rõ rệt, tính hăng cao và hơi ôm vào mùa phối giống. Lông ngực sâu và dài, lưng thẳng. mông dài và dốc từ từ, lông mịn. Chân thẳng và mạnh, đặc biệt phần cổ chân không quay ra ngoài nhiều và cân xứng với phần thân, không có các khuyết tật về thể chất như: chân vòng kiềng, hàm dưới nhô ra hay thụt vào nhiều… Nên chọn dê đực trong lứa sinh đôi, đặc biệt tinh dịch phải có phẩm chất tốt, nhất là không có tinh trùng dị dạng. Tuyển chọn đúng dê đực giống rất quan trọng vì: Dê đực là phân nữa đàn dê.

     Việc chọn dê đực giống chủ yếu dựa trên khả năng thụ tinh, ngoại hình, phẩn chất chăn nuôi, dòng giống.

     ♦ Ngoại hình

     Tùy theo giống mà dê có các ngoại hình khác nhau nhưng khi chọn dê đực giống bà con cần chú ý thân hình dê phải chắc chăn, ngực nở, tứ chi khỏe mạnh, cứng cáp chắc chắn, hai tinh hoàn đều to.

Những đặc điểm của dê không nên chọn làm giống

     ♦ Nên chọn những con có đặc điểm ngoại hình như sau

  • Có ngoại hình đặc trưng của giống.
  • To khỏe nhất trong đàn.
  • Có đầu ngắn, rộng, tai to và dày, thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khỏe mạnh, cứng cáp, chắc chắn, hai tinh hoàn đều và to.
  • Dê không có dị tật ngoại hình như chân cong, móng chân quá ngắn hay quá dài.

     ► Chọn giống dê cái

Ngoại hình của dê cái nên chọn làm giống

     ♦ Ngoại hình

  • Thể hiện được những đặc trưng ngoại hình của giống
  • Đối với dê hướng thịt thân hình cần có dạng hình chữ nhật, còn đối với dê hướng sữa thì thân hình cần có dạng hình nêm.
  • Đầu rộng, hơi dài, cổ dài vừa phải, mình nở rộng, ngực sâu và dài, lưng phẳng, bụng to vừa phải, hông rộng, da mềm, lông bông mịn, bộ phận sinh dục nở nang.
  • Chân phải dài để cho bầu vú không gần mặt đất. Bốn chân thẳng, dáng đứng nghiêm chỉnh, các khớp gọn và thanh.
  • Bầu vú nở rộng, các phần cân đối, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước, hai núm vú dài và đưa về phía trước, nhìn phía sau bầu vú nở tròn, lông bầu vú càng mịn càng tốt, bầu vú phải treo vững, núm vú to dài từ 4 – 6cm, có nhiều tĩnh mạch nổi rõ trên bầu vú, không có núm vú kẽ.

    ♦ Những con dê cái có ngoại hình như sau không nên chọn làm giống

  • Đầu dài, trụi lông tai.
  • Cổ ngắn, thô.
  • Lồng ngực hẹp, sườn thẳng, nhìn ngăng có hình viên gạc.
  • Bụng nhỏ.
  • Vú thịt (trông gồ ghề, khi căng sữa bóp thấy cứng, sữa ra ít).
  • Chân móng không thẳng, đầu gối chân trước dày, chân trước không thẳng, chân sau vòng kiềng, cổ chân yếu, quá bẹt, khớp mắt cá ở hai chân gồ sát nhau khi đi.
  • Xương hông hẹp và dốc.

     ► Chọn giống dê cai sữa

     ♦ Ngoại hình

Đầu rộng hơi dài, mình nở nang, ngực sâu và dài, lưng thẳng, bụng to vừa phải, bộ phận sinh dục nở nang.

Những con đầu dài, trụi lông tai, lồng ngực hẹp thì không khỏe, hay mắc bệnh và khó nuôi.

     ♦ Tứ chi

Hai chân trước thẳng, chân sau cứng cáp, các khớp gọn thanh không dày. Những các thể có tứ chi sau cần cần loại bỏ.

     ♦ Thể trọng

Khối lượng cơ thể con vật tỷ lệ thuận với năng suất sữa và thịt (trong cùng một điều kiện nuôi dưỡng). Dê Bách Thảo nên chọn những con có trọng lượng từ 30 – 40kg (lứa 1).

     ♦ Bầu vú

Bầu vú nở rộng, các phần cân đối, bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn ở phía trước, hai núm vú dài và đưa về phía trước, nhìn từ phía sau thấy bầu vú nở tròn, lông bầu vú càng mịn càng tốt. Núm vú to, dài từ  4 – 6cm. Có nhiều tĩnh mạch nổi trên bầu vú.

     ♦ Những đặc điểm của dê sữa cái nên chọn làm giống

  • Đầu rộng, hơi dài, vẻ mặt linh hoạt.
  • Cổ dài, mềm mại, nhọn về phía đầu.
  • Lưng thẳng.
  • Có một lõm ở phía xương chậu thể hiện khả năng tiêu hóa tốt.
  • Những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau. Những núm vú to, dài 4 – 6cm treo vững vàng trên bầu vú. Bầu vú gắn chặt vào phần bụng, gọn về phía trước.
  • Thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú.
  • Chân trước thẳng, cân đối.
  • Hàm khỏe.

     ♦ Những đặc điểm của dê sữa cái không nên chọn làm giống

  • Đầu dài, trụi lông tai.
  • Cổ ngắn, thô.
  • Bụng nhỏ
  • Vú nhỏ, không gắn chặt vào thành bụng

►► CHÚC CÁC BÁC THÀNH CÔNG ►►

[DUNGCUNUOIBO.COM]


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

CÁCH XỬ LÝ NẾU BÒ, BÊ ĂN ÍT HOẶC BỎ ĂN, KHÔNG NHAI LẠI
CÁCH XỬ LÝ NẾU BÒ, BÊ ĂN ÍT HOẶC BỎ ĂN, KHÔNG NHAI LẠI

389 Lượt xem

Bê có triệu chứng uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, thức ăn ứ lại trong bụng làm chướng bụng, phân nhão, ban đầu màu vàng nhạt sau chuyển màu trắng, mùi rất hôi thối, có lúc phân lổn nhổn hoặc sền sệt màu trắng, mùi rất thối, về sau ỉa lỏng, phân dính vào đuôi và hậu môn là bị bệnh gì và cách chữa trị ra sao?

TRÂU BÒ TO LỚN - BÍ MẬT NÀO GIÚP CHÚNG BÉO TỐT CHỈ BẰNG CỎ?
TRÂU BÒ TO LỚN - BÍ MẬT NÀO GIÚP CHÚNG BÉO TỐT CHỈ BẰNG CỎ?

332 Lượt xem

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nhìn thấy những chú trâu bò to lớn, khỏe mạnh mà chỉ ăn cỏ - thức ăn tưởng chừng "nghèo dinh dưỡng"? Bí mật nào giúp chúng phát triển vượt trội như vậy? Hãy cùng khám phá nhé!

BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?
BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?

15750 Lượt xem

Sự khác biệt đáng kể về tính cách ngoại hình và thói quen kiếm ăn giữa dê và cừu rất thú vị. Sự giống nhau và khác nhau giữa dê và cừu cần được hiểu rõ vì cả hai chúng đều thuộc cùng một nhóm trong phân loại khoa học, Họ: Bovidae. Chúng là hai loài thuộc các chi khác nhau (dê thuộc chi Capra; cừu thuộc chi Ovis).

CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở DÊ
CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở DÊ

525 Lượt xem

Dê là một trong những loại động vật khá hiền lành và dễ nuôi tại nhiều nơi. Hãy cùng Dụng cụ nuôi bò tìm hiểu thêm một chú ý đặc điểm về con dê qua phần dưới đây nhé!

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

481 Lượt xem

Người chăn nuôi phải kiểm soát thật tốt quá trình vắt sữa để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe; Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh.

Nếu loài bò chưa từng tồn tại trên Trái đất này thì điều gì sẽ xảy ra???
Nếu loài bò chưa từng tồn tại trên Trái đất này thì điều gì sẽ xảy ra???

2017 Lượt xem

Có bao giờ bạn tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu loài động vật quen thuộc này bỗng dưng biến mất khỏi Trái đất này không?
CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ
CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ

17523 Lượt xem

Trong quá trình đẻ nếu thai khó ra thì gọi là đẻ khó. Khi đẻ khó mà xử lý không đúng thì có thể gây bệnh ở đường sinh dục và làm cho bò mẹ trở nên vô sinh, thậm chí làm chết cả mẹ lẫn con. Vì vậy tích cực đề phòng và kịp thời can thiệp khi đẻ khó là một khâu rất quan trọng.
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y

738 Lượt xem

Lấy mẫu máu trên bò là một quy trình quan trọng trong y học thú y, giúp chẩn đoán và đánh giá sức khỏe của đàn bò. Dưới đây là các phương pháp thông dụng được sử dụng để lấy mẫu máu trên bò:

Vì sao bò không động dục?
Vì sao bò không động dục?

3099 Lượt xem

Thông thường, bò sau khi đã được phối giống, nếu đậu thai thì không động dục (lên giống) nữa, nếu không đậu thai thì bò sẽ lên giống trở lại sau 21 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp, sau khi đẻ, bò có biểu hiện động dục và đã được phối giống, nhưng không đậu thai mà vẫn không lên giống trở lại hoặc sau khi đẻ, bò không lên giống trở lại.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ

1195 Lượt xem

Viêm vú là một bệnh do vi khuẩn phổ biến thường tấn công bò. Nó được đặc trưng bởi tình trạng viêm núm vú hoặc bầu vú của bò. Khi không được kiểm soát, bệnh viêm vú có thể dẫn đến hoạt động kém của cả đàn và có thể dẫn đến việc tiêu hủy những con bò cái với những trường hợp viêm vú nặng.  

 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng