Vì sao bò không động dục?

Thông thường, bò sau khi đã được phối giống, nếu đậu thai thì không động dục (lên giống) nữa, nếu không đậu thai thì bò sẽ lên giống trở lại sau 21 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp, sau khi đẻ, bò có biểu hiện động dục và đã được phối giống, nhưng không đậu thai mà vẫn không lên giống trở lại hoặc sau khi đẻ, bò không lên giống trở lại.

► Bò không lên giống trở lại, có rất nhiều nguyên nhân: Có thể những bò này không động dục hoặc động dục thầm lặng (phải đặc biệt chú ý hoặc dùng một số biện pháp hỗ trợ thì mới có thể phát hiện được). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do:

     - Nuôi dưỡng kém

     - Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn trong khẩu phần thiếu hoặc mất cân đối, dẫn đến tình trạng bò gầy yếu;

    - Bò có các bệnh liên quan đến buồng trứng, tử cung như buồng trứng kém phát triển, u nang buồng trứng, viêm tử cung với thể vàng tồn lưu…

     => Dẫn đến thiếu hoặc rối loạn điều tiết hormone sinh dục; chăm sóc, nuôi dưỡng kém và quản lý hệ thống chăn nuôi không tốt, bò cái ít được vận động, không tiếp xúc với những bò cái trưởng thành hoặc bò đực; cũng có thể do bò sữa đẻ lứa đầu, có sản lượng sữa lớn hoặc ở những bò cái mà bê con trực tiếp bú vú mẹ và theo mẹ…

     ♦ Khắc phục: Để khắc phục tình trạng bò không lên giống, trước hết phải xem xét bò không động dục thực sự hay động dục thầm lặng. Nếu đã theo dõi hoặc thậm chí đã dùng bò đực thí tình mà vẫn không phát hiện được động dục thì chứng tỏ bò không động dục thật sự. Sau đó xác định nguyên nhân (thông qua hệ thống sổ sách theo dõi, hỏi người chăn nuôi, sờ khám qua trực tràng…) mà áp dụng biện pháp khắc phục thích hợp: Nếu bò mới đẻ lứa đầu mà năng suất sữa cao thì phải chờ đợi thêm.

     Nếu có bê con trực tiếp bú vú mẹ và theo mẹ thì phải tách ra. Nếu do chăm sóc, nuôi dưỡng kém, bò gầy yếu thì phải tăng khẩu phần giàu hàm lượng các chất đạm, đường, sinh tố, khoáng và khoáng vi lượng… kết hợp chăn thả trên bãi để bò có điều kiện vận động, tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nếu bò bị viêm tử cung với thể vàng tồn lưu thì biện pháp điều trị tốt nhất là tiêm prostaglandin F2 hoặc các chất tương tự (2ml chế phẩm estrumate) để làm tiêu biến thể vàng, giảm hàm lượng progesteron và tăng hàm lượng estrogen trong máu để kích thích bò động dục…

     Trường hợp, con bò nhà bạn sau khi phối giống được vài 3 tháng, cứ khoảng 7 – 10 ngày dịch nhờn chảy ra giống như khi động dục, phối không đậu thai. Rất có thể, đó là biểu hiện của bệnh u nang buồng trứng ở bò, các nang trứng phát triển nhưng không vỡ nang để giải phóng tế bào trứng được nên bị chai. Vì thế, kích tố oestrogen luôn được tiết ra và duy trì một hàm lượng cao trong máu, dẫn đến rối loạn chu kỳ sinh dục.

     Khám qua trực tràng phát hiện thấy buồng trứng có chai noãn. Bệnh có thể xảy ra ở bò tơ hoặc bò rạ, thường gặp trên những bò có năng suất sữa cao với những triệu chứng như mô tả ở trên. Điều trị theo chỉ dẫn của cán bộ thú y.

[dungcunuoibo.com]

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng hiệu quả cao

5392 Lượt xem

Kỹ thuật nuôi bò nhốt chuồng được áp dụng kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo tại chuồng. Trong nhiều năm trở lại đây, nghề nuôi bò đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, khi mà thịt bò trở thành thực phẩm chính yếu của người tiêu dùng cả nước. Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi bò, mời bà con tham khảo bài viết sau
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

8492 Lượt xem

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng hữu ích trong mỗi gia đình, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Những chú bò sữa hiền lành, ngộ nghĩnh, đáng yêu rất gần ngũi với trẻ thơ và là một lòai động vật có rất nhiều điều thú vị, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC

3648 Lượt xem

Khi tiến hành vật bò dễ dàng hơn và an toàn hơn ngựa, vì chúng chống cự ít hơn và sẵn sàng nằm xuống. Vị trí nằm của bò nên sắp xếp ở khu vực đủ rộng,vì khi vật có thể giúp chúng tráng khỏi các vết chầy xước và bầm tím. Với bò đực thường mạnh mẽ hơn và khó khăn hơn để vật ngã và cố định. Để đảm bảo an toàn cho con vật khu vật ngã cần hai đường dây cương phụ so với một vòng siết chặt.

NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI ĐỠ ĐẺ CHO TRÂU BÒ
NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI ĐỠ ĐẺ CHO TRÂU BÒ

9839 Lượt xem

Chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bà sinh sản nói riêng đã và đang là công việc mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Ở những hộ gia đình thì việc chăn nuôi bò thịt gặp nhiều khó khăn do chế độ chăm sóc đòi hỏi khắc khe hơn. Do đó phần lớn bà con nông dân chọn phương án nuôi bò sinh sản. Tuy nhiên, việc nuôi bò sinh sản cũng có nhiều vấn đề mà không phải bà con nào cũng biết cách giải quyết. Vậy nên xin được chia sẻ những hiểu biết về việc đỡ đẻ cho bò như sau:
KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC Ở BÒ CÁI - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHĂN NUÔI
KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC Ở BÒ CÁI - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHĂN NUÔI

782 Lượt xem

Nếu bạn là một người chăn nuôi bò, việc nhận biết được khi nào bò cái bắt đầu vào chu kỳ động dục là điều cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn nắm bắt thời điểm thích hợp để thực hiện việc phối giống, mà còn đảm bảo hiệu suất sinh sản và hiệu quả kinh tế cao hơn cho đàn bò. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật chính để phát hiện động dục ở bò cái.

BÍ KÍP KINH NGHIỆM CƠ BẢN CHUẨN BỊ NUÔI BÒ
BÍ KÍP KINH NGHIỆM CƠ BẢN CHUẨN BỊ NUÔI BÒ

484 Lượt xem

Bạn đang ấp ủ ý tưởng nuôi bò? Hãy cùng theo dõi bài viết này để bỏ túi những kinh nghiệm cần thiết trước khi bắt đầu hành trình chăn nuôi đầy tiềm năng này nhé!

Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống
Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống

3411 Lượt xem

Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống chọn lọc trâu bò Bất cứ phương pháp đánh giá và chọn lọc nào chỉ có thể cho được kết quả tích cực khi tổ chức được hệ thống đánh giá và chọn lọc một cách đúng đắn và hợp lý.
BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?
BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?

15750 Lượt xem

Sự khác biệt đáng kể về tính cách ngoại hình và thói quen kiếm ăn giữa dê và cừu rất thú vị. Sự giống nhau và khác nhau giữa dê và cừu cần được hiểu rõ vì cả hai chúng đều thuộc cùng một nhóm trong phân loại khoa học, Họ: Bovidae. Chúng là hai loài thuộc các chi khác nhau (dê thuộc chi Capra; cừu thuộc chi Ovis).

CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở DÊ
CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở DÊ

525 Lượt xem

Dê là một trong những loại động vật khá hiền lành và dễ nuôi tại nhiều nơi. Hãy cùng Dụng cụ nuôi bò tìm hiểu thêm một chú ý đặc điểm về con dê qua phần dưới đây nhé!

Những điều cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa?
Những điều cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa?

5520 Lượt xem

Người ta có thể ví con bò sữa như một cỗ máy. Để cho máy chạy khoẻ, hiệu quả cao ta phải chọn mua loại máy tốt, phải thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng. Để cho máy hoạt động được thì ta phải cung cấp nhiên liệu cho nó. Máy càng tinh vi, hiện đại thì nhiên liệu cũng càng phải có chất lượng cao. Con bò sữa là một “cỗ máy” hiện đại. Chính vì vậy, việc chọn mua, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác phải đặc biệt cẩn thận. Trong chăn nuôi bò sữa chúng ta cần chú ý những vấn đề sau đây:

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng