BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT

Bò là loại gia súc ăn cỏ, thông thường mỗi lần mang thai thường đẻ 1 con. Bò có chu kỳ động dục 21 ngày (phạm vi biến động từ 17-25 ngày) Thời gian mang thai từ 280-285 ngày, thời gian động dục kéo dài từ 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-30 ngày thì lên giống trở lại, thời điểm phối giống tốt nhất cho bò vào lần động dục thứ 2 tức là ngày 45-60 ngày sau khi đẻ, có khi dài hơn (chu kỳ động dục của bò là 21 ngày) nhưng đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3, thứ 4 để kéo dài chu kì vắt sữa. Nắm được đặc điểm này sau khi bò đẻ, người chăn nuôi cần theo dõi để phát hiện sự động dục. Nếu thấy động dục trở lại sau khi đẻ 60 ngày thì kịp thời cho phối giống để khai thác đàn cái một cách có hiệu quả.

1. Triệu chứng bò động dục:

     Bò ít ăn, giảm sữa, thường nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy (nếu con ở dưới đứng yên thì bản thân con đó đang lên giống, nếu con dưới chạy thì con nhảy lại là con lên giống, có trường hợp cả 2 con đều lên giống)

2. Biểu hiện cơ quan sinh dục:

     Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc dần. Kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường, noãn sào to lên (lúc là trứng rụng) sau khi trứng rụng, trứng chỉ sống được 6-10 giờ.
3. Xác định thời điểm phối giống:
     Thời gian trứng rụng là 10-12 giờ sau khi kết thúc động dục, còn tinh trùng sống trong cơ quan sinh dục của bò cái là 12-18 giờ. Vì vậy, ta phải phối giống cho bò lúc bò chảy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và chuyển màu đỏ sậm.
      Sự biểu hiện động dục của bò cái trong chu kỳ động dục
      - Gồm 4 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1:
Là giai đoạn trước động dục
- Thời gian: Thường kéo dài 3 ngày
- Biểu hiện hành vi tính dục:
+ Nhốt trong chuồng: Con vật ngửi hơi bò cái bên cạnh, người chăn nuôi và người vắt sữa.
+ Khi chăn thả: Con vật tách khỏi đàn và quan sát sự vật xung quanh.
- Triệu chứng lâm sàng: Phù âm hộ và sung huyết niêm mạc âm đạo.
b. Giai đoạn 2:
Là giai đoạn động dục
- Thời gian: Kéo dài khoảng 1-2 ngày
- Biểu hiện hành vi tính dục:
+ Nhốt trong chuồng: Con vật kêu rống, quan sát xung quanh, kém ăn, đánh hơi bò cái bên cạnh và muốn nhảy con khác.
+ Khi chăn thả: Con vật kêu rống, kém ăn, tìm kiếm đánh hơi, theo các con khác. Có phản xạ ôm và cọ sát.
+ Triệu chứng lâm sàng: Âm hộ xung huyết và chảy niêm dịch, cong lưng. Hậu môn co giãn, từng lúc đuôi phe phẩy. Dịch nhờn trong suốt, dịch nhờn khi khô đóng thành lớp ở vùng hậu môn và mặt trong của đuôi.
c. Giai đoạn 3:
Là giai đoạn sau động dục
- Thời gian: Thời gian khoảng 4 ngày
- Biểu hiện hành vi tính dục:
+ Nhốt trong chuồng: Yên tĩnh tính dục, có khi nhảy bất thường như động dục
+ Khi chăn thả: Âm hộ nếp gấp trở lại như thường. Ở một số con có hiện tượng xuất huyết sau khi động dục (thường thấy ở bò tơ nhiều hơn bò cái cơ bản).
d. Giai đoạn 4:
Là giai đoạn nghỉ ngơi
- Thời gian: Khoảng 12 ngày
- Biểu hiện hành vi tính dục:
+ Nhốt trong chuồng: Đôi khi có sự nhảy bất thường
+ Khi chăn thả: Có sự nhảy bất thường
- Triệu chứng lâm sàng: Âm hộ nhăn nheo, niêm mạc có màu hồng nhạt, bề mặt không bóng, niêm mạc hôi.
Xác định thời gian rụng trứng và thời điểm phối giống thích hợp cho bò:

Để phối giống đạt tỷ lệ thụ thai cao ta cần phải:

Quản lý đàn bò cho tốt: Lập sổ theo dõi từng con một để phát hiện sự động dục, kịp thời cho đi phối giống vì phối giống chậm sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. Những con chậm sinh hoặc đã mấy lần không thụ thai thì báo cho cán bộ thú y để điều trị hoặc loại thải.

[dungcunuoibo]

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ
CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ

2124 Lượt xem

Giái pháp đơn giản để nâng cao tỷ lệ thụ thia (CR) đó là cải thiện quản lý sinh sản và môi trường của bò sữa, đây là hai yếu tố giải thích cho 96% sự khác biệt trong tỷ lệ thụ thai (CR) Cụ thể hơn, dinh dưỡng (ví dụ: năng lượng, cân bằng chất khoáng, và thức ăn và độc tố nấm,…), sức khỏe của động vật (ví dụ: rối loạn chuyển hóa, tình ổn định của hệ thống sinh sản,…) và quá trình sinh sản (ví dụ: phát hiện động dục, và thụ tinh,…) và quản lý dữ liệu ảnh hưởng lớn nhất đến bài toán sinh sản. Yếu tố nào còn tác động đến CR? Di truyển đóng góp 3% ở bò cái so với 1% ở bò đực. Hãy phân tích rõ hơn tại các giai đoạn cạn sữa, cận sinh, sinh con, sau sinh, động dục đồng pha, thụ tinh, viêm vú và quản lý/ hoặc đánh giá dữ liệu ảnh hưởng đến CR.
THỜI GIAN LÝ TƯỞNG ĐỂ GỌT MÓNG BÒ
THỜI GIAN LÝ TƯỞNG ĐỂ GỌT MÓNG BÒ

1021 Lượt xem

Việc cắt tỉa móng được thực hiện đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khập khiễng, bệnh chân móng trên bò. Thời gian cắt tỉa tốt nhất là thời gian phù hợp với nhu cầu của đàn.

Một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò

3108 Lượt xem

Hiện nay thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa, nắng, nóng rất thất thường trên đàn trâu, bò thịt, bò sữa nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, trong đó có bệnh tụ huyết trùng trâu bò.
NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

9878 Lượt xem

Chăn nuôi bò thịt là một ngành chăn nuôi có từ lâu đời và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho xã hội và thu nhập cho người nông dân. Cũng như các ngành chăn nuôi khác, việc chọn giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi bò thịt. 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ ĐÀN VẬT NUÔI KHỎI CÁI NÓNG GAY GẮT CỦA MÙA HÈ?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ ĐÀN VẬT NUÔI KHỎI CÁI NÓNG GAY GẮT CỦA MÙA HÈ?

342 Lượt xem

Mùa hè đến mang theo cái nóng oi ả, ảnh hưởng không chỉ đến con người mà còn đến cả đàn vật nuôi. Nắng nóng có thể khiến vật nuôi giảm năng suất, sinh trưởng chậm, dễ mắc bệnh. Do đó, việc bảo vệ đàn vật nuôi khỏi cái nóng gay gắt của mùa hè là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và biện pháp thiết thực để thực hiện tốt công việc này.

Cách Phát Hiện bò cái động dục ( Bò Lên Giống )
Cách Phát Hiện bò cái động dục ( Bò Lên Giống )

14056 Lượt xem

Sau đây là cách phát hiện bò cái lên giống ( động dục ) để cho gieo phối đúng lúc bò chịu đực
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

473 Lượt xem

Dê là loài vật nuôi dễ thích nghi, ít tốn công chăm sóc và mang lại lợi nhuận cao, khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bắt đầu chăn nuôi trong trang trại nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn cơ bản về cách nuôi dê hiệu quả, bao gồm chọn giống, xây dựng chuồng trại, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN
CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN

1977 Lượt xem

TRÂU, BÒ, DÊ giống là nhân tố quyết định trực tiếp đến năng suất sinh sản của lứa về sau, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chăn nuôi của người chăn nuôi, toàn trang trại. Vậy nên, việc chọn TRÂU, BÒ làm giống lại càng cần phải hết sức kỹ lưỡng, tỉ mỉ, bài bản.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y

893 Lượt xem

Lấy mẫu máu trên bò là một quy trình quan trọng trong y học thú y, giúp chẩn đoán và đánh giá sức khỏe của đàn bò. Dưới đây là các phương pháp thông dụng được sử dụng để lấy mẫu máu trên bò:

NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI

2385 Lượt xem

Nước đóng vai trò thiết yếu trong mọi hoạt động sống của bò, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất và khả năng sinh sản của chúng. Cung cấp đủ nước cho bò theo từng giai đoạn phát triển là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu nước uống của bò để bà con tham khảo:


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng