Một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Hiện nay thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa, nắng, nóng rất thất thường trên đàn trâu, bò thịt, bò sữa nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, trong đó có bệnh tụ huyết trùng trâu bò.

Về nguyên nhân bệnh gây ra do vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida Pasteurella haemolitica). Ở trâu, bò khoẻ có tỷ lệ mang vi khuẩn (khoảng 5 – 7%) mà vẫn sống khoẻ mạnh. Nhưng khi sức đề kháng của trâu bò giảm thấp vì các yếu tố bất lợi (thay đổi thời tiết, vận chuyển, thiếu thức ăn…) thì vi khuẩn sẽ trở nên cường độc, gây bệnh và làm cho trâu bò chết nhanh. Vi khuẩn có thể tồn tại từ 2 – 4 tuần ở phân rác và chuồng trại ẩm ướt thiếu ánh sáng mặt trời. Các loại thuốc sát trùng thông thường (HanIodine 10%, cloramin B, T, nước vôi 10%, vôi bột…) và ánh sáng mặt trời đều diệt được vi khuẩn.    

Triệu chứng bệnh thường dễ phát hiện như thấy con vật sốt cao đột ngột 410C – 420C, niêm mạc mắt đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi. Khi sốt cao, súc vật non có thể có triệu chứng thần kinh: run rảy, đi vòng quanh, húc đầu vào chuồng, kêu rống lên. Ăn kém hoặc bỏ ăn, giảm nhu động dạ cỏ. Hạch dưới hầu xưng to chèn ép làm cho lưỡi luôn thè ra ngoài nên người chăn nuôi còn gọi “trâu, bò hai lưỡi” hoặc “trâu, bò lưỡi đòng”. Thấy con vật ho nhiều và thở rất khó khăn vì súc vật bị viêm phổi cấp. Hạch trước vai và trước đùi xưng rất to làm cho súc vật đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, nằm bệt một chỗ. Bệnh diễn biến nhanh và nặng do nhiễm trùng huyết và viêm phổi cấp làm cho trâu bò chết sau 1 – 3 ngày với tỷ lệ 100%, nếu không được điều trị kịp thời nhất là bê, nghé.

 Khi phát hiện trâu bò bị các triệu chứng trên, cần áp dụng một số phác đồ điều trị bệnh như sau :

_ Phác đồ 1: Thuốc điều trị dùng kháng sinh Streptomycin (hoặc Kanamyxin) liều dùng 25mg/kgTT tiêm bắp, phối hợp Gentacostrim hoặc Hancotmix liều dùng 200mg/kgTT.cho uống. Dùng thuốc liên tục 4 – 5 ngày. Thuốc chữa triệu chứng dùng thuốc tiêm Analgin, HanaginC hạ sốt cho con vật. Thuốc trợ tim mạch dùng thuốc tiêm phối hợp cafein, Multivit-forte, VitaminC; Trường hợp con vật quá yếu có thể truyền huyết thanh mặn ngọt với liều 1000 – 2000ml/100kg thể trọng. Về hộ lý vẫn phải cho con vật ăn cỏ tươi, mềm, ngon và bổ sung cho ăn thêm cám hoặc cháo gạo đồng thời cách ly con vật để điều trị.

_ Phác đồ 2: Thuốc điều trị: Hanoxylin LA: dùng liều 1 ml/10kgTT. Thuốc tiêm một liều tác dụng điều trị kéo dài 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)

_ Phác đồ 3: Dùng thuốc điều trị loại kháng sinh Hansunvil-10 (tên khác spiramycin) liều dùng 1ml/10kgTT, tiêm bắp liên tục 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1)

_ Phác đồ 4: Dùng thuốc điều trị kháng sinh Hanseft (tên khác: septifur) liều dùng 1 ml/ 15kgTT; tiêm bắp 3 – 5 ngày. Các loại thuốc chữa triệu chứng, thuốc trợ tim mạch và chăm sóc hộ lý (làm giống như phác đồ 1) Về các biện pháp phòng bệnh, đây là biện pháp quan trọng nhất để chủ động không để bệnh xảy ra. Phải đảm bảo tiêm phòng định kỳ vác xin Tụ huyết trùng cho đàn trâu bò theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y. Lưu ý tiêm phòng cả vác xin lở mồm long móng, khi vận chuyển ở nơi khác về cần tiêm cả một số loại thuốc phòng kỹ sinh trung đường máu (Azidin, Trypamydium …) Đảm bảo vệ sinh chuồng trại và môi trường, thực hiện chuồng khô sạch, thoáng mát, hàng ngày quét dọn chuồng trại. Định kỳ phun thuốc sát trùng 2 – 3 lần/tháng, bằng một số loại thuốc sát trùng như Vikol, Haniodine10%, Halamit … Cung cấp thức ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và đủ nguồn nước sạch cho trâu bò. Hàng ngày chú ý quan sát con vật, khi thấy biểu hiện không bình thường như các triệu chứng trên cần cách ly ngay con vật ra nơi khác để điều trị kịp thời.

Nguyễn Ngọc Sơn Nguồn tin: Sở NN&PTNT Hà Nội

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

476 Lượt xem

Dê là loài vật nuôi dễ thích nghi, ít tốn công chăm sóc và mang lại lợi nhuận cao, khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bắt đầu chăn nuôi trong trang trại nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn cơ bản về cách nuôi dê hiệu quả, bao gồm chọn giống, xây dựng chuồng trại, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

Urea - 1 trong những khẩu phần ăn của bò
Urea - 1 trong những khẩu phần ăn của bò

3479 Lượt xem

[DỤNG CỤ NUÔI BÒ] – Khác với các động vật dạ dày đơn như lợn và ngựa, trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là những động vật nhai lại, có cấu tạo dạ dày độc nhất, cho phép chúng sử dụng năng lượng từ chất xơ thực vật tốt hơn so với các động vật ăn cỏ khác (thỏ, ngựa, voi).
10 GIỐNG BÒ GIA SÚC ĐẶC BIỆT NHẤT
10 GIỐNG BÒ GIA SÚC ĐẶC BIỆT NHẤT

370 Lượt xem

Bạn có biết rằng thế giới bò rộng lớn hơn nhiều so với những chú bò sữa và bò thịt quen thuộc? Hãy cùng khám phá 10 giống bò độc đáo, sở hữu những đặc điểm phi thường khiến bạn phải kinh ngạc!

KINH NGHIỆM LÀM CHUỒNG TRÂU ĐƠN GIẢN
KINH NGHIỆM LÀM CHUỒNG TRÂU ĐƠN GIẢN

4594 Lượt xem

Chuồng nuôi trâu hợp lý là yếu tố quan trọng giúp cho trâu chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết, con vật trong tình trạng sức khoẻ tốt, sinh trưởng và phát dục bình thường. Chuồng trại hợp lý còn tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường.
9 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BẦU VÚ BÒ
9 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BẦU VÚ BÒ

11367 Lượt xem

Điểm bầu vú _ Thang điểm 9 giúp bạn đánh giá bầu vú bò Chúc bạn quản lý đàn hiệu quả
Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới
Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới

4062 Lượt xem

Ở những nước phát triển trên thế giới, ngành chăn nuôi bò thịt thường được chuyên môn hoá theo 2 hướng: nuôi bò chuyên thịt, hoặc nuôi bò kiêm dụng sữa-thịt.
Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị
Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị

2714 Lượt xem

Mùa nắng, nóng là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng, đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất của trâu, bò, thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Sau đây xin giới thiệu với người chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên trâu, bò.
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ

1482 Lượt xem

Viêm vú là một bệnh do vi khuẩn phổ biến thường tấn công bò. Nó được đặc trưng bởi tình trạng viêm núm vú hoặc bầu vú của bò. Khi không được kiểm soát, bệnh viêm vú có thể dẫn đến hoạt động kém của cả đàn và có thể dẫn đến việc tiêu hủy những con bò cái với những trường hợp viêm vú nặng.  

 

CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ
CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ

18931 Lượt xem

Trong quá trình đẻ nếu thai khó ra thì gọi là đẻ khó. Khi đẻ khó mà xử lý không đúng thì có thể gây bệnh ở đường sinh dục và làm cho bò mẹ trở nên vô sinh, thậm chí làm chết cả mẹ lẫn con. Vì vậy tích cực đề phòng và kịp thời can thiệp khi đẻ khó là một khâu rất quan trọng.
NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI ĐỠ ĐẺ CHO TRÂU BÒ
NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI ĐỠ ĐẺ CHO TRÂU BÒ

10652 Lượt xem

Chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bà sinh sản nói riêng đã và đang là công việc mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Ở những hộ gia đình thì việc chăn nuôi bò thịt gặp nhiều khó khăn do chế độ chăm sóc đòi hỏi khắc khe hơn. Do đó phần lớn bà con nông dân chọn phương án nuôi bò sinh sản. Tuy nhiên, việc nuôi bò sinh sản cũng có nhiều vấn đề mà không phải bà con nào cũng biết cách giải quyết. Vậy nên xin được chia sẻ những hiểu biết về việc đỡ đẻ cho bò như sau:

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng