NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÒ BỎ ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

Bò là một trong những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao và có mức giá ổn định trên thị trường. Phần lớn đàn bò của nước ta được chăn thả tự do ở các khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình. Với quy mô này thì bò thường gặp tình trạng bỏ ăn mà bà con không rõ nguyên nhân.

Và để có sản lượng thịt và sữa tối ưu và sức khỏe tốt nhất, bò cần được ăn thường xuyên và đầy đủ. Đôi khi ngay cả thức ăn tốt nhất và chăm sóc tốt nhất thì bò vẫn bỏ ăn. Vậy tại sao mà bỏ bỏ ăn? Và khi bò bỏ ăn thì bà con nên xử lý, giải quyết như thế nào?

New British Reality Show Challenges Families to Give Up Meat or Eat Their  'Pets' | MyRecipes

1. Bò ăn quá no

Nếu dạ cỏ của bò đã đầy, bò sẽ không muốn hoặc không cần ăn nữa. Chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe của bò. Nhưng nếu ăn quá nhiều chất xơ sẽ khiến bò cảm thấy no giả tạo. Điều này dẫn đến tình trạng bỏ ăn nên sẽ bị suy dinh dưỡng và sức khỏe kém. Một con bò cần lượng chất xơ khoảng 1,3% tổng trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

2. Mức pH trong dạ dày bò không được cân bằng

Độ pH trong dạ cỏ giảm xuống khi bò ăn xong. Đây là lúc bò bắt đầu nhai lại, quá trình nhai lại giúp cung cấp natri bicacbonat nước bọt cho dạ cỏ để đệm độ chua của thức ăn khi vào dạ cỏ. Tuy nhiên, khi độ pH trong dạ cỏ không được cân bằng thì sẽ khiến bò bỏ ăn sớm. Để tránh được tình trạng này, bà con cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng cho đàn bò.

3. Lượng thức ăn cung cấp không đủ

Bò có tập tính nhai lại nên sẽ cần thức ăn để nhai liên tục. Khi lượng thức ăn cung cấp không đầy đủ và cho ăn ngắt quãng sẽ gây ra tình trạng bò bỏ ăn. Vì vậy, bà con nên để khoảng 5-10% lượng thức ăn bình thường một ngày sẵn trong chuồng và thức ăn tốt nhất là cỏ khô.

4. Căng thẳng và khó chịu

Thời tiết nóng bức và ít thông gió làm bò mất cảm giác thèm ăn. Bà con cần đảm bảo đàn bò tránh được nắng nóng và uống nước đầy đủ. Chuồng bò và nơi chăn thả nên thông thoáng trong những tháng mùa hè khô nóng. Lắp đặt quạt thông gió trong các trang trại chăn nuôi kín, chật chội.

5. Giai đoạn bò đẻ

Bò sau khi đẻ thường có tình trạng bỏ ăn kèm theo sản lượng sữa giảm rõ rệt, có mùi xeton từ hơi thở, sữa và nước tiểu. Trong trường hợp này, bà con cần thay đổi thành phần thức ăn cho bò phù hợp với giai đoạn.

6. Bò bị mắc một số bệnh

Bò bỏ ăn kèm theo tình trạng sốt, tiêu chảy, kiệt sức thì có thể bò của bà con đã mắc một số căn bệnh như đầy bụng chứng hơi, bệnh chuyển hóa, bệnh về lưỡi, bệnh về hàm, bệnh do nấm, ngộ độc và các bệnh về đường tiêu hóa.

7. Đầy bụng chướng hơi

- Đầy hơi là một trong những dạng khó tiêu hóa thức ăn do tích tụ quá nhiều khí trong dạ cỏ

- Ngay sau khi bò ăn, quá trình tiêu hóa tạo ra khí trong dạ cỏ và hầu hết các chất khí được loại bỏ bằng cách tạo hơi (ợ hơi). Những sự gián đoạn trong quá trình đào thải khí bình thường này đều dẫn đến tích tụ hoặc đầy hơi.

- Để triều trị chứng đầy hơi cho bò thì bà con cho bò ăn các chất bổ sung thuốc chống đầy hơi, men tiêu hóa. Bên cạnh đó bà con cũng cần quản lý chăn thả thích hợp để giảm hoặc loại bỏ các vấn đề đầy hơi hiệu quả.

8. Bệnh chuyển hóa

- Trong quá trình tiêu hóa mà bò không chuyển hóa được các chất ở trong cơ thể như lượng xeton trong máu cao và mức đường huyết thấp. Dẫn đến tình trạng bò bỏ ăn, ăn kém, giảm dần sự thèm ăn và đồng thời giảm sản lượng sữa trong vài ngày. Tình trạng này thường gặp ở bò sữa cao sản trong hai tháng đầu cho con bú.

- Với căn bệnh chuyển hóa thì bà con có thể truyền glucose cho những con bò bỏ ăn. Sử dụng thuốc chứa thành phần Corticosteroid có hiệu quả tốt điều trị khi tiêm đường tĩnh mạch cho bò. Sau khi tiêm vài tiếng là bò sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn khỏe trở lại.

9. Các bệnh về lưỡi

- Các bệnh như lưỡi gỗ, viêm lưỡi trên bò thường xuất hiện đột ngột làm cho bò khó nuốt dẫn đến bỏ ăn. Bò thường tiết nhiều nước bọt, có thể sưng dưới hàm, đáy lưỡi dày và xơ, có thể thấy các vết loét hoặc vết sưng nhỏ dọc theo hai bên lưỡi.

- Để điều trị bệnh về lưỡi trên bò, bà con có thể dùng các loại thuốc trị bò bỏ ăn có chứa Natri iotua, sulphonamid. Bên cạnh đó, sử dụng thêm các sản phẩm kháng sinh có chứa sulfadimidine sodium, penicillin, streptomycin và tetracycline để điều trị bệnh cho bò.

10. Các bệnh về hàm

- Bệnh thường gặp trên bò trưởng thành với biểu hiện đầu tiên là sưng cứng hàm. Khi hàm bị sưng, bò sẽ đau và không ăn được thức ăn. Bò bỏ ăn dẫn tới giảm sức khỏe.

- Bà con sử dụng kháng sinh trong 3-5 ngày cho bò, đồng thời dùng iodine để sát trùng vùng hàm của bò sau mỗi lần bò ăn.

11. Bệnh do nấm

- Nguyên nhân do bò ăn phải nấm mốc ở bãi chăn thả hoặc thức ăn ôi thiu chứa nấm mốc.

- Biểu hiện đặc trưng là bò đờ đẫn, giảm ăn, giảm sản lượng sữa, thỉnh thoảng rụng long, tiêu chảy ra máu, nướu có nhiều nốt xuất huyết nhỏ.

- Để điều trị, bà con mua các thuốc diệt nấm dùng từ 1-2 tuần tùy tình trạng của từng con bò.

12. Ngộ độc đồng

- Bò được nuôi ở những vùng có độ nhiễm đồng cao sau một thời gian sẽ tích tụ đồng trong cơ thể, tới mức độ nhất định sẽ khởi phát đột ngột. Bò bị bệnh sẽ bỏ ăn, nước tiểu có màu đỏ và vàng da rõ rệt.

- Hầu như không có thuốc khắc phục tình trạng này, bà con nên chuyển địa điểm chăn thả bò sang nơi khác thích hợp hơn.

Cows in farm - 71737119

13. Bệnh đường tiêu hóa

- Bệnh về đường tiêu hóa trên bò có thể kể ra như xuất huyết dạ dày, viêm dạ dày và ngộ độc thức ăn. Những căn bệnh này dẫn đến tình trạng bò bỏ ăn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bò. Xuất huyết dạ dày:

- Ở dạng cấp tính, bò có thể chết trong vòng 24 giờ sau khi bỏ ăn, sản lượng sữa giảm mạnh, nhịp tim tăng và có máu trong phân; còn dạng mãn tính thường xảy ra sau một đợt xuất huyết dưới cấp tính kéo dài khoảng 5 ngày với biểu hiện bỏ ăn kèm đi phân màu đen như bã cà phê.

Cách xử lý:

+ Trong trường hợp cấp tính, bò sẽ chết nhanh chóng. Bà con cần dự phòng để bò không bị xuất huyết.

+ Tong các trường hợp mãn tính, sử dụng thuốc có thành phần kaolin và pectin cho bò uống cùng với magie oxit. Đồng thời, bà con cần cân đối khẩu phần ăn và bổ sung các chế phẩm tiêu hóa cho bò.

  • Viêm dạ dày: do virus hervine 1 gây ra ở bò với triệu chứng giảm ăn, đờ đẫn, sốt, chảy nước mũi và chảy dịch mắt kèm theo viêm kết mạc. Tỉ lệ mắc bệnh cao và tỉ lệ tử vong thấp. 2 đến 3 ngày sau khi sốt, bò giảm cảm giác thèm ăn và bắt đầu ho. Quá trình phục hồi sẽ diễn ra sau 7-10 ngày trong trường hợp bệnh nhẹ.

Cách xử lý: bà con bổ sung các chế phẩm men vi sinh vào thức ăn cho bò. Tiêm phòng cho đàn bò khi có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

  • Ngộ độc thức ăn:

Bò được chăn thả tự nhiên khó có thể kiểm soát được nguồn thức ăn nên tình trạng ngộ độc thức ăn thường xuyên xảy ra. Bò bị ngộ độc thức ăn thường có biểu hiện bỏ ăn, tiêu chảy, mệt mỏi.

Cách xử lý: thông thường, bò sẽ khỏe và ăn trở lại sau 2-3 ngày. Bà con không nên quá lo lắng, bổ sung thức ăn tinh, cám nấu để kích thích ăn cho bò, cung cấp đầy đủ nước uống và điện giải.

Portrait of a sad cow. The sad cow lies on the grass in the shade. - 109011381

Kết luận

Tình trạng bò bỏ ăn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau nên bà con chăn nuôi cần xác định chính xác nguyên nhân. Sau đó thực hiện điều trị theo hướng dẫn bài viết cung cấp, theo dõi tình trạng sức khỏe của bò cho đến khi khỏe hẳn. Mong những chia sẻ của bài viết phía trên sẽ giúp cho bà con chăn nuôi bảo vệ đàn gia súc của mình hiệu quả hơn.

Sad cow, illustration, vector on white background. 13553486 Vector Art at  Vecteezy

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

9 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BẦU VÚ BÒ
9 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BẦU VÚ BÒ

11367 Lượt xem

Điểm bầu vú _ Thang điểm 9 giúp bạn đánh giá bầu vú bò Chúc bạn quản lý đàn hiệu quả
GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA CON TRÂU VÀ CON BÒ: BÍ KÍP PHÂN BIỆT DỄ DÀNG
GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA CON TRÂU VÀ CON BÒ: BÍ KÍP PHÂN BIỆT DỄ DÀNG

1309 Lượt xem

Trâu và bò là hai loài động vật quen thuộc với người Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế. Tuy có nhiều điểm tương đồng, chúng cũng có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt. Bài viết này sẽ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trâu và bò để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loài động vật này.

CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở DÊ
CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở DÊ

681 Lượt xem

Dê là một trong những loại động vật khá hiền lành và dễ nuôi tại nhiều nơi. Hãy cùng Dụng cụ nuôi bò tìm hiểu thêm một chú ý đặc điểm về con dê qua phần dưới đây nhé!

NUÔI DÊ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ ?
NUÔI DÊ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ ?

1902 Lượt xem

Để nuôi dê đạt năng suất cao, chất lượng tốt thì phương pháp chăn nuôi đóng vai trò quyết định. Vì vậy phải chọn cách nuôi nào cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá nhân, cơ sở chăn nuôi.
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI DÊ MÀ BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI DÊ MÀ BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT

462 Lượt xem

Bạn đã biết chưa? Dê - Loài vật tưởng chừng đơn giản lại ẩn chứa nhiều điều bất ngờ! Hãy cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị khác về loài dê - người bạn đồng hành lâu đời của con người dưới đây nhé.

MẸO CHỌN DÊ GIỐNG HIỆU QUẢ
MẸO CHỌN DÊ GIỐNG HIỆU QUẢ

206 Lượt xem

Chọn dê giống tốt là bước đầu tiên quan trọng để đảm bảo thành công trong việc nuôi dê. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn lựa chọn được những con dê chất lượng:

KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO
KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO

755 Lượt xem

KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về ngành chăn nuôi dê lấy sữa và tiềm năng lợi nhuận mà nó mang lại. Hôm nay, LÊ ANH sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc dê để tối ưu hóa lợi nhuận. Đừng bỏ lỡ cơ hội học hỏi và ứng dụng những chiến lược này vào chăn nuôi của bạn

NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI ĐỠ ĐẺ CHO TRÂU BÒ
NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI ĐỠ ĐẺ CHO TRÂU BÒ

10652 Lượt xem

Chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bà sinh sản nói riêng đã và đang là công việc mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Ở những hộ gia đình thì việc chăn nuôi bò thịt gặp nhiều khó khăn do chế độ chăm sóc đòi hỏi khắc khe hơn. Do đó phần lớn bà con nông dân chọn phương án nuôi bò sinh sản. Tuy nhiên, việc nuôi bò sinh sản cũng có nhiều vấn đề mà không phải bà con nào cũng biết cách giải quyết. Vậy nên xin được chia sẻ những hiểu biết về việc đỡ đẻ cho bò như sau:
Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới
Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới

4062 Lượt xem

Ở những nước phát triển trên thế giới, ngành chăn nuôi bò thịt thường được chuyên môn hoá theo 2 hướng: nuôi bò chuyên thịt, hoặc nuôi bò kiêm dụng sữa-thịt.
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

9900 Lượt xem

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng hữu ích trong mỗi gia đình, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Những chú bò sữa hiền lành, ngộ nghĩnh, đáng yêu rất gần ngũi với trẻ thơ và là một lòai động vật có rất nhiều điều thú vị, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng