HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI DÊ

Trong chăn nuôi dê, thực hiện đúng quy trình phòng bệnh sẽ giúp vật nuôi có sức khỏe tốt, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Description: Phòng bệnh trong chăn nuôi dê

🎯 Phòng bệnh bằng vaccine

- Vaccine là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh cụ thể. Tiêm phòng vaccine cho dê được coi là một trong các biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất. Vì vậy, hàng năm cần tiến hành tiêm phòng các loại vaccine cho dê.

- Phòng bệnh đậu: Liều lượng sử dụng: 1 ml/con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, tiêm 2 lần/năm.

- Phòng bệnh tụ huyết trùng: Liều tiêm: 2 ml/con cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt. Tiêm định kỳ 2 lần/năm.

- Phòng bệnh lở mồm long móng: Tiêm với liều 1 ml/con, tiêm sâu vào bắp thịt. Chủng mũi đầu tiên lúc 4 tháng tuổi; Chủng tăng cường: 9 tháng sau mũi đầu tiên; Tái chủng: Cứ 12 tháng chủng lại. Sau 2 tuần có miễn dịch, tiêm nhắc lại tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của địa phương.

- Phòng bệnh viêm ruột hoại tử: Tiêm giải độc tố phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho dê. Liều tiêm: 2 ml/con, tiêm dưới da cổ, mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9. Sau 2 tuần có miễn dịch.

🎯 Sử dụng kháng sinh

- Kháng sinh chỉ điều trị được những bệnh do vi khuẩn gây nên, không có tác dụng với virus. Chỉ sử dụng kháng sinh khi được bác sĩ thú y kê đơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ thú y sẽ yêu cầu có kết quả kháng sinh đồ trước khi tiến hành kê đơn, nhằm đảm bảo kháng sinh có thể điều trị nhiễm khuẩn.

- Phải tuân thủ theo liều lượng và liệu trình ghi trong đơn của bác sĩ thú y, ngay cả khi các triệu chứng nhiễm khuẩn có thể đã chấm dứt. Việc tuân thủ chính xác liều và liệu trình là nhằm đảm bảo duy trì được nồng độ cho tác dụng ức chế vi khuẩn của kháng sinh trong máu và tại các vùng bị nhiễm khuẩn.

- Chỉ mua kháng sinh ở những cơ sở được cấp phép.

- Sau khi sử dụng kháng sinh, thuốc tẩy giun sán và hóa chất kháng ký sinh trùng thì sữa và thịt của con dê không được sử dụng cho người ăn trong thời gian ít nhất 3 - 7 ngày hoặc lâu hơn (tùy khuyến cáo của nhà sản xuất).

🎯 Vệ sinh phòng bệnh

* 𝐾ℎ𝑖 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑐𝑜́ 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ

- Chuồng trại phải được xây dựng ở nơi khô ráo, chống mưa hắt và đảm bảo độ thông thoáng, không ngột ngạt, mùa đông ấm áp và mát mẻ vào mùa hè. Cần có hàng rào bảo vệ xung quanh chuồng trại, có hố sát trùng ở cổng ra vào và ở đầu chuồng nuôi. Có hố ủ phân riêng hoặc hầm biogas. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, cũi lồng. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu vực chăn nuôi ít nhất 2 lần/tuần; Chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi chưa có dịch; Và 2 lần/tuần khi có dịch bệnh. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh ngoài chuồng nuôi ít nhất 2 lần/tháng.

- Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Thiết bị, dụng cụ và phương tiện phục vụ trong chăn nuôi phải được tiêu độc, khử trùng thường xuyên.

- Hàng ngày phải kiểm tra số lượng đàn và tình trạng sức khỏe của từng con. Thường xuyên kiểm tra ve, ghẻ và giun sán. Định kỳ 2 lần/năm tẩy phòng các bệnh giun sán (trước và sau mùa mưa), tốt nhất là mỗi quý tẩy 1 lần.

- Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm các chất độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, độc tố nấm, muối nitrat và nitrit), đồng thời không bị nhiễm các vi sinh vật có hại (vi khuẩn Salmonella), hoặc có số lượng dưới mức cho phép (vi khuẩn E. coli). Khi có lũ lụt thì cần xử lý nước bằng Cloramin B để diệt vi sinh vật gây bệnh.

- Thức ăn cho dê cũng phải đảm bảo sạch, không có hóa chất độc, không có chứa các loại hormone kích thích sinh trưởng, không có độc tố nấm mốc theo quy định. Cung cấp đá liếm cho tất cả các loại để bổ sung khoáng đa - vi lượng, muối phòng các bệnh do thiếu khoáng.

- Định kỳ cắt móng chân cho dê để tránh các bệnh về móng như: Viêm nhiễm, thối móng...

- Kiểm soát nghiêm ngặt lối ra vào khu nuôi, đảm bảo thức ăn và con giống từ cơ sở được xác nhận. Duy trì môi trường nuôi vệ sinh và an toàn để hạn chế khả năng bệnh có thể xâm nhập vào khu nuôi. Cấm người không có trách nhiệm ra vào trại, cấm mang các sản phẩm chăn nuôi, gia súc không được kiểm định từ ngoài vào trại.

* 𝐾ℎ𝑖 𝑐𝑜́ 𝑑𝑖̣𝑐ℎ 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑥𝑎̉𝑦 𝑟𝑎

- Tiến hành cách ly những con dê bị bệnh để điều trị kịp thời, không nên chăn thả để kiểm soát mầm bệnh.

- Phải có găng tay và quần áo, giày, ủng bảo hộ cho người khi tiếp xúc, chăm sóc, điều trị cho dê bệnh. Sau đó cần sát trùng tay chân trước khi rời chuồng dê bệnh để tránh lây lan dịch bệnh.

- Trường hợp dê bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm, cần nhốt cách ly những con mắc các bệnh ít nhất 2 tuần sau khi khỏi bệnh để tránh lây nhiễm cho các con khác.

- Tăng cường đề kháng cho dê bệnh bằng cách cho ăn, uống đầy đủ hơn và bổ sung thêm khoáng, vitamin trong khẩu phần, đặc biệt là đối với dê mắc bệnh tiêu chảy.

- Trường hợp bị tiêu chảy nặng kéo dài vài ngày phải tiếp nước và chất điện giải, đảm bảo sự cân bằng các chất điện giải trong cơ thể để tránh tử vong.

- Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh. Không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.

- Theo dõi hàng ngày để phát hiện những con bị bệnh như: Không nhanh nhẹn, không đi theo đàn, đi lại khó khăn, không nhai lại để có biện pháp xử lý kịp

Description: Món ăn đại bổ từ dòi của Trung Quốc

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT

1830 Lượt xem

Bò bị đau chân là một tình trạng khá phổ biến trong quá trình chăn nuôi. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về một số nguyên nhân gây đau chân ở bò, cũng như cách phòng tránh để bảo vệ đàn bò của bạn.

CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI
CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI

1172 Lượt xem

Chu kỳ động dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sinh sản của bò. Việc nắm bắt chính xác chu kỳ này giúp người nông dân tăng hiệu quả phối giống, tối ưu hóa năng suất và nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi bò.

BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?
BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?

15722 Lượt xem

Sự khác biệt đáng kể về tính cách ngoại hình và thói quen kiếm ăn giữa dê và cừu rất thú vị. Sự giống nhau và khác nhau giữa dê và cừu cần được hiểu rõ vì cả hai chúng đều thuộc cùng một nhóm trong phân loại khoa học, Họ: Bovidae. Chúng là hai loài thuộc các chi khác nhau (dê thuộc chi Capra; cừu thuộc chi Ovis).

TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?
TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?

6518 Lượt xem

Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng. Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.
BÍ KÍP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN Ở BÒ SỮA, BÒ THỊT
BÍ KÍP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN Ở BÒ SỮA, BÒ THỊT

2924 Lượt xem

Gần đây, nhiều người chăn nuôi bò sữa, bò thịt phản ánh về hiện tượng bò cái trong giai đoạn sinh sản thường hay xảy ra trường hợp bò chậm sinh, bò thụ tinh nhân tạo nhiều lần không, bò hay bị sảy thai, phối đi phối lại nhiều lần không chửa làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi. Những trường hợp này, nếu để kéo dài không có biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bò và làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chất lượng chăn nuôi
THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC
THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC

4512 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò giống sinh sản, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, việc phát hiện động dục và phối giống kịp thời cho bò cái giúp tăng đàn nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ. Để giúp bà con chăn nuôi bò giống xác định đúng thời điểm động đục của bò cái, chúng tôi hướng dẫn một số dấu hiệu nhận biết sau:

CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ
CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ

1959 Lượt xem

Giái pháp đơn giản để nâng cao tỷ lệ thụ thia (CR) đó là cải thiện quản lý sinh sản và môi trường của bò sữa, đây là hai yếu tố giải thích cho 96% sự khác biệt trong tỷ lệ thụ thai (CR) Cụ thể hơn, dinh dưỡng (ví dụ: năng lượng, cân bằng chất khoáng, và thức ăn và độc tố nấm,…), sức khỏe của động vật (ví dụ: rối loạn chuyển hóa, tình ổn định của hệ thống sinh sản,…) và quá trình sinh sản (ví dụ: phát hiện động dục, và thụ tinh,…) và quản lý dữ liệu ảnh hưởng lớn nhất đến bài toán sinh sản. Yếu tố nào còn tác động đến CR? Di truyển đóng góp 3% ở bò cái so với 1% ở bò đực. Hãy phân tích rõ hơn tại các giai đoạn cạn sữa, cận sinh, sinh con, sau sinh, động dục đồng pha, thụ tinh, viêm vú và quản lý/ hoặc đánh giá dữ liệu ảnh hưởng đến CR.
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y

735 Lượt xem

Lấy mẫu máu trên bò là một quy trình quan trọng trong y học thú y, giúp chẩn đoán và đánh giá sức khỏe của đàn bò. Dưới đây là các phương pháp thông dụng được sử dụng để lấy mẫu máu trên bò:

10 GIỐNG BÒ GIA SÚC ĐẶC BIỆT NHẤT
10 GIỐNG BÒ GIA SÚC ĐẶC BIỆT NHẤT

252 Lượt xem

Bạn có biết rằng thế giới bò rộng lớn hơn nhiều so với những chú bò sữa và bò thịt quen thuộc? Hãy cùng khám phá 10 giống bò độc đáo, sở hữu những đặc điểm phi thường khiến bạn phải kinh ngạc!

LẠ MÀ HAY: CHO BÒ NGHE NHẠC VẮT ĐƯỢC NHIỀU SỮA HƠN ???
LẠ MÀ HAY: "CHO BÒ NGHE NHẠC VẮT ĐƯỢC NHIỀU SỮA HƠN" ???

939 Lượt xem

Trong thời gian vắt sữa, những chú bò được nghe nhạc để giảm stress, giúp tiết ra lượng sữa nhiều và chất lượng hơn. Theo các chuyên gia, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến oxytocin - hormone đóng vai trò quan trọng cho quá trình tiết sữa.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng