Chống nóng cho vật nuôi

Dù mới bước vào mùa Hè, song nhiệt độ năm nay đã có hôm lên tới trên 40 độ C và dự báo trong thời gian tới tiếp tục có các đợt nắng nóng, thời tiết biến đổi khó lường. Để chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khoẻ cho đàn gia súc gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật như sau:

Thứ nhất, cần kiểm tra, cải tạo, nâng cấp hệ thống chuồng trại. Trong đó kiểm tra ngay các hệ thống làm mát trong chuồng nuôi gia súc gia cầm, kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cho các hệ thống trên sử dụng tốt. Với các trại chăn nuôi có chuồng nuôi khép kín cần kiểm tra và thực hiện nghiêm việc trực kỹ thuật, đề phòng mất điện hoặc các hệ thống làm mát trong chuồng nuôi bị trục trặc, lỗi kỹ thuật. Với chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, cần tăng cường hệ thống làm mát đơn giản như dùng bạt che chắn, trang bị hệ thống giàn phun mưa thủ công tại chuồng nuôi để chủ động làm mát.

Chống nóng cho vật nuôi

Nuôi nhốt, chăn thả bò vào khu vực có bóng cây để tránh nắng.

 

Với chuồng nuôi bò sữa đảm bảo vận hành hệ thống chống nóng tự động trong chuồng nuôi cũng như trên mái, thường xuyên kiểm tra nguồn nước làm mát, hệ thống quạt điện để bò sữa luôn được mát. Lưu ý trong chăn nuôi bò sữa nông hộ kết hợp cả hệ thống làm mát trong chuồng và chăn thả bò ra nơi có nhiều cây vào thời điểm trưa nắng để tạo mát tự nhiên cho con vật.

 

Thứ hai, làm tốt công tác nhập giống và vận chuyển gia súc gia cầm. Việc vận chuyển giống về địa phương cần thực hiện tốt quy trình kiểm dịch vận chuyển theo quy định. Theo luật Thú y hiện hành (có hiệu lực từ 1/7/2017) chỉ thực hiện việc cấp giấy vận chuyển đối với vật nuôi xuất nhập ngoại tỉnh. Khi vận chuyển gia súc, gia cầm trong những ngày nắng nóng nên thực hiện vào buổi sáng sớm và chiều mát. Nếu vận chuyển đường dài chú ý cho vật nuôi nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung thức ăn, nước uống cũng như kiểm tra sức khỏe con vật trong quá trình vận chuyển. Khi vận chuyển về đến chuồng nuôi cần giảm nhiệt cho con vật thích nghi từ từ, không để con vật thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột.

 

Thứ ba, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho gia súc, gia cầm trong ngày nắng nóng. Việc đầu tiên là phải đảm bảo thức ăn đủ lượng và đủ chất, do thời tiết quá nắng nóng có thể làm cho con vật mệt mỏi, ăn uống kém hơn bình thường nên có thể chia nhiều lần ăn trong ngày. Những ngày nắng nóng con vật thường có nhiều biển đổi trong quá trình hấp thu, trao đổi chất, việc ăn uống của con vật có nhiều thay đổi không bình thường vì vậy cần tăng cường chế độ dinh dưỡng và bổ sung các loại khoáng, Premix, Vitamin để nâng cao sức đề kháng cho con vật. Về nước uống, đảm bảo nghiêm ngặt chế độ nước uống đủ và sạch cho gia súc, gia cầm. Trường hợp không có hệ thống uống tự động, có thể sử dụng các hệ thống thủ công như xô, chậu, có thể bổ sung 1 thìa cà phê muối tinh/10 lít nước cho con vật uống cũng rất tốt.

 

Thứ tư, vệ sinh chuồng trại và xử lý môi trường xung quanh chuồng nuôi. Càng nắng nóng kết hợp với mưa nắng thất thường là điều kiện để mầm bệnh sinh trưởng và phát triển, do vậy khâu vệ sinh môi trường cũng như trong chuồng nuôi là rất quan trọng để hạn chế và ngăn chặn mầm bệnh. Hàng ngày phải đảm bảo vệ sinh cơ giới sạch sẽ từ trong ra ngoài, xung quanh khu vực chuồng nuôi, khu chăn thả, sân vận động với trâu bò.

 

Thứ năm, đảm bảo mật độ nuôi và chế độ vận động, tắm cho con vật. Những ngày nắng nóng cần giãn mật độ nuôi nhốt trong chuồng nuôi đối với gia súc, gia cầm để tạo sự thông thoáng và cân bằng dưỡng khí trong chuồng nuôi. Với chuồng nuôi trâu bò phải đảm bảo diện tích chuồng nuôi khoảng 4 – 6m2/con, bê nghé khoảng 1 – 2 m2/con. Mật độ trung bình chăn nuôi gà thịt tốt nhất là 6 – 8 con/m2.
Thứ sáu, xử lý gia súc, gia cầm có biểu hiện triệu chứng không bình thường. Hàng ngày theo dõi kiểm tra trực tiếp tại chuồng nuôi, trường hợp thấy gia súc, gia cầm có những biểu hiện không bình thường như uể oải, ăn uống kém, đặc biệt thấy biểu hiện lây nhiễm ốm nhanh thì cần tách đàn cho nhốt riêng con vật không bình thường để kiểm tra, theo dõi và điều trị. Nếu số lượng nhỏ (một vài con) không thấy biểu hiện lây lan thì áp dụng việc cho uống thuốc trợ sức trợ lực, tạo sự thoáng mát cho con vật, khi trở lại bình thường, con vật khoẻ mạnh cho nhập đàn. Trường hợp thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện triệu chứng nặng, biểu hiện lây lan, cần báo ngay cán bộ thú y cơ sở để can thiệp kịp thời.

 

Nguyễn Ngọc Sơn – CCCNTY Hà Nội

Nguồn: Báo Kinh tế & ĐT


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

10635 Lượt xem

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng hữu ích trong mỗi gia đình, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Những chú bò sữa hiền lành, ngộ nghĩnh, đáng yêu rất gần ngũi với trẻ thơ và là một lòai động vật có rất nhiều điều thú vị, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng

3015 Lượt xem

Với lợi nhuận trung bình mỗi năm 10 triệu đồng/con, nuôi bò sinh sản nhốt chuồng đang là hướng đi thu hút nhiều hộ nông dân đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình. Để nắm vững kiến thức trong cách chọn bò giống sinh sản, cách chăm sóc từ bò mẹ cho đến lúc sinh bê con như thế nào, bà con hãy tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản theo mô hình nhốt chuồng dưới đây.
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P1
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P1

5200 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu là làm sao để bò cái sinh sản con giống tốt, đồng thời cũng cần chú trọng số lượng bê con mà bò mẹ đẻ ra, tức là phải làm sao để bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh.
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRANG TRẠI DÊ: ĐÚNG KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ HIỆU QUẢ
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRANG TRẠI DÊ: ĐÚNG KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ HIỆU QUẢ

1050 Lượt xem

Trang trại chăn nuôi dê đang ngày càng trở thành một lựa chọn đầu tư tốt cho nhiều người, nhờ vào đặc tính của dê như khả năng thích nghi tốt, tuổi thọ cao, và nhu cầu thị trường vững chắc. Tuy nhiên, để xây dựng một trang trại dê đạt chuẩn và hiệu quả, bạn cần phải tuân thủ một số kỹ thuật và tiêu chuẩn cơ bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một trang trại chuồng dê đúng kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn.

TIÊU CHUẨN VÒNG 1 LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT SỮA CỦA BÒ CÁI CHO SỮA
TIÊU CHUẨN "VÒNG 1" LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT SỮA CỦA BÒ CÁI CHO SỮA

931 Lượt xem

Bầu vú là bộ phận quan trọng nhất quyết định năng suất sữa của bò cái. Vì vậy, khi chọn giống bò sữa, người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn của bầu vú.

KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO
KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO

847 Lượt xem

KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về ngành chăn nuôi dê lấy sữa và tiềm năng lợi nhuận mà nó mang lại. Hôm nay, LÊ ANH sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc dê để tối ưu hóa lợi nhuận. Đừng bỏ lỡ cơ hội học hỏi và ứng dụng những chiến lược này vào chăn nuôi của bạn

MỘT SỐ CÁC MỘT SỐ CÁCH LAI TẠO GIỐNG BÒ LAI TẠO GIỐNG BÒ
MỘT SỐ CÁC MỘT SỐ CÁCH LAI TẠO GIỐNG BÒ LAI TẠO GIỐNG BÒ

6961 Lượt xem

MỘT SỐ CÁCH LAI TẠO GIỐNG BÒ

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT

2733 Lượt xem

Bò bị đau chân là một tình trạng khá phổ biến trong quá trình chăn nuôi. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về một số nguyên nhân gây đau chân ở bò, cũng như cách phòng tránh để bảo vệ đàn bò của bạn.

CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI
CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI

2691 Lượt xem

Chu kỳ động dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sinh sản của bò. Việc nắm bắt chính xác chu kỳ này giúp người nông dân tăng hiệu quả phối giống, tối ưu hóa năng suất và nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi bò.

PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC

4340 Lượt xem

Khi tiến hành vật bò dễ dàng hơn và an toàn hơn ngựa, vì chúng chống cự ít hơn và sẵn sàng nằm xuống. Vị trí nằm của bò nên sắp xếp ở khu vực đủ rộng,vì khi vật có thể giúp chúng tráng khỏi các vết chầy xước và bầm tím. Với bò đực thường mạnh mẽ hơn và khó khăn hơn để vật ngã và cố định. Để đảm bảo an toàn cho con vật khu vật ngã cần hai đường dây cương phụ so với một vòng siết chặt.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng