KINH NGHIỆM LÀM CHUỒNG TRÂU ĐƠN GIẢN

Chuồng nuôi trâu hợp lý là yếu tố quan trọng giúp cho trâu chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết, con vật trong tình trạng sức khoẻ tốt, sinh trưởng và phát dục bình thường. Chuồng trại hợp lý còn tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường.

 Có hai cách để xây dựng chuồng nuôi trâu:

     ► Xây dựng chuồng đơn sơ, thậm chí chỉ cần rào vây quanh một khu đất thích hợp. Xu hướng xây chuồng kiểu này để chủ yếu chống nóng cho trâu và điều đó quan trọng hơn là chống rét.

     ► Xây chuồng kiên cố, có tường bao quanh và mái che cẩn thận.

1. Nguyên tắc xây dựng chuồng nuôi trâu:

     - Xây dựng chuồng nuôi trâu phải dựa trên cơ sở đặc tính sinh lý, tập tính của trâu; những đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình của từng vùng lãnh thổ cũng như phương thức và quy mô chăn nuôi.

chuồng nuôi trâu

Hướng dẫn làm chuồng nuôi trâu

     - Đặc điểm sinh lý và tập tính của trâu:

Các giống trâu đều có xuất xứ, hình thành, tồn tại và phát triển trong điều kiện của các nước nhiệt đới. Các tuyến mồ hôi của trâu kém phát triển và lại nằm sâu trong tổ chức dưới da nên khả năng điều hoà thân nhiệt bằng phương thức thoát mồ hôi rất hạn chế. Trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ không khí cao, trâu rất khó chịu, do đó nó thường phải tìm nguồn nước để đầm tắm. Mặt khác, trâu có bộ da dầy, nhưng lớp lông phủ trên thân thể thưa hơn bò nên sức chịu rét lại kém hơn bò, nhất là trong điều kiện rét ẩm và có gió (là những yếu tố làm cho cơ thể mất nhiều nhiệt).

     - Đặc điểm từng vùng sinh thái:

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm, trải dài từ 9 0 đến 230 vĩ độ Bắc, địa hình lại bị chia cắt bởi nhiều dãy núi và rừng nên còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khí hậu, thời tiết khác nhau.

     - Phương thức chăn nuôi: nuôi quảng canh hay thâm canh.

     - Mục đích và quy mô chăn nuôi: chăn nuôi trâu để cày kéo hay nuôi trâu lấy thịt … Quy mô nông hộ hay gia trại, trang trại.

2. Những yêu cầu kỹ thuật:

Những yêu cầu chung:

     - Vị trí, địa điểm : xây chuồng nuôi trâu tại nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, cách xa nhà ở và khu dân cư, trường học, chợ…Địa điểm đặt chuồng nên gần đồng cỏ, bãi chăn thả, thuận tiện giao thông và nguồn nước phục vụ cho trâu.

     - Hướng chuồng: đối với điều kiện của nước ta, tốt nhất là xây chuồng theo hướng nam hoặc đông nam. Như vậy, có thể hứng được gió đông nam mát mẻ vào mùa hè oi bức, đồng thời tiện che chắn khi có gió mùa đông bắc rét buốt. Tuy nhiên, cũng còn phải tuỳ thuộc vào địa hình cụ thể và chế độ tiểu khí hậu của từng vùng mà xác định hướng chuồng thích hợp để tận dụng được tốt nhất những yếu tố tích cực của ngoại cảnh, mặt khác, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất lợi của thời tiết tác động đến gia súc.

Những yêu cầu cụ thể:

     - Nền chuồng: có thể làm nền chuồng bằng gạch hoặc bê tông. Dù làm bằng chất liệu gì thì mặt nền chuồng cũng phải bảo đảm là không được gồ ghề, không trơn trượt. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý, hướng về rãnh thoát nước. Yêu cầu diện tích mặt nền 5,0 – 6,0m2/con trâu trưởng thành.

     - Tường chuồng: những vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi như miền Nam chẳng hạn, có thể không cần xây tường che chắn. Những vùng khác nên xây tường bao quanh để che rét mùa đông và tránh mưa hắt vào mùa mưa.

     - Mái che: tuỳ theo điều kiện kinh tế, có thể dùng các tấm lợp fibro ximăng tôn mạ kẽm, ngói hoặc tre lá. Khung đỡ mái có thể làm bằng sắt cạnh, tre, gỗ. Độ nghiêng của mái có thể từ 30 đến 400 tuỳ thuộc vào loại vật liệu lợp mái.

     - Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu: được bố trí chạy dài, dọc theo chuồng phía sau chỗ trâu đứng. Lòng rãnh không sâu và xây lượn tròn, chiều rộng làm sao có thể lọt vừa xẻng to (22- 25 cm). Độ dốc từ đầu này đến đầu kia khoảng 2 – 3%, đảm bảo thoát nước tốt.

     - Bể chứa phân và nước tiểu: cần bố trí cách xa nhà ở, khu chuồng nuôi và cuối hướng gió

♦  Hố phân: dung tích của hố tính theo công thức:
                                              P.n.t
                                 V = —————–
                                               m

V= dung tích của hố cần xây (m3)

P = lượng phân do một con trâu thải ra tại chuồng trong một ngày đêm (kg)

n = số trâu nuôi

t = số ngày trữ phân ở hố

m = khối lượng riêng của phân (0,6 – 0,7)

     Nếu có điều kiện, tốt nhất là xây bể biogas để sản xuất khí mêtan cho đun nấu, thắp sáng, kết hợp tiệt trùng, nâng cao chất lượng phân, và vệ sinh môi trường

 Hố nước tiểu: nên xây dựng hố chứa được lượng nước tiểu cho cả chuồng nuôi, trong vòng 20 – 30 ngày. Dung tích bể chứa tính theo công thức:

                                    V = g. n. t

V = dung tích (m3)

g = lượng nước tiểu trong một ngày đêm của một con

n = số trâu nuôi

t = số ngày tích trữ (20 – 30 ngày)

     Tuỳ theo điều kiện cụ thể, đặc biệt là khả năng kinh tế của chủ nuôi, có thể xây dựng và bố trí kho chứa thức ăn tinh, kho chứa cỏ khô, bể ủ thức ăn xanh.

     --------------------------------------------------------------------------


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ
CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ

2125 Lượt xem

Giái pháp đơn giản để nâng cao tỷ lệ thụ thia (CR) đó là cải thiện quản lý sinh sản và môi trường của bò sữa, đây là hai yếu tố giải thích cho 96% sự khác biệt trong tỷ lệ thụ thai (CR) Cụ thể hơn, dinh dưỡng (ví dụ: năng lượng, cân bằng chất khoáng, và thức ăn và độc tố nấm,…), sức khỏe của động vật (ví dụ: rối loạn chuyển hóa, tình ổn định của hệ thống sinh sản,…) và quá trình sinh sản (ví dụ: phát hiện động dục, và thụ tinh,…) và quản lý dữ liệu ảnh hưởng lớn nhất đến bài toán sinh sản. Yếu tố nào còn tác động đến CR? Di truyển đóng góp 3% ở bò cái so với 1% ở bò đực. Hãy phân tích rõ hơn tại các giai đoạn cạn sữa, cận sinh, sinh con, sau sinh, động dục đồng pha, thụ tinh, viêm vú và quản lý/ hoặc đánh giá dữ liệu ảnh hưởng đến CR.
CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ
CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ

18924 Lượt xem

Trong quá trình đẻ nếu thai khó ra thì gọi là đẻ khó. Khi đẻ khó mà xử lý không đúng thì có thể gây bệnh ở đường sinh dục và làm cho bò mẹ trở nên vô sinh, thậm chí làm chết cả mẹ lẫn con. Vì vậy tích cực đề phòng và kịp thời can thiệp khi đẻ khó là một khâu rất quan trọng.
CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ
CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ

2565 Lượt xem

Khi có bất kỳ tổn thương nào ở vùng vú, các con mẹ thường không cho con bú và đá, đẩy, cắn con non khi chúng lại gần bú mẹ. Sau đây là cách xử lý khi bò mẹ không cho con bú.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT

2363 Lượt xem

Bò bị đau chân là một tình trạng khá phổ biến trong quá trình chăn nuôi. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về một số nguyên nhân gây đau chân ở bò, cũng như cách phòng tránh để bảo vệ đàn bò của bạn.

NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

9881 Lượt xem

Chăn nuôi bò thịt là một ngành chăn nuôi có từ lâu đời và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho xã hội và thu nhập cho người nông dân. Cũng như các ngành chăn nuôi khác, việc chọn giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi bò thịt. 

Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị
Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị

2713 Lượt xem

Mùa nắng, nóng là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng, đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất của trâu, bò, thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Sau đây xin giới thiệu với người chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên trâu, bò.
4 LÝ DO KHÔNG NÊN DÙNG CỎ KHÔ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÊ SỮA
4 LÝ DO KHÔNG NÊN DÙNG CỎ KHÔ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÊ SỮA

934 Lượt xem

Việc đưa cỏ khô vào khẩu phần ăn của bê sữa trước khi cai sữa vẫn là chủ đề tranh luận thường xuyên. Liệu nó có đáng để làm điều này không? Và nếu có thì nên có cỏ khô từ ngày nào và loại nào?

Nghiên cứu hiện đại chắc chắn thách thức niềm tin lâu nay rằng bê cần cỏ khô trước khi cai sữa để phát triển dạ cỏ .

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

9890 Lượt xem

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng hữu ích trong mỗi gia đình, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Những chú bò sữa hiền lành, ngộ nghĩnh, đáng yêu rất gần ngũi với trẻ thơ và là một lòai động vật có rất nhiều điều thú vị, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRANG TRẠI DÊ: ĐÚNG KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ HIỆU QUẢ
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRANG TRẠI DÊ: ĐÚNG KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ HIỆU QUẢ

926 Lượt xem

Trang trại chăn nuôi dê đang ngày càng trở thành một lựa chọn đầu tư tốt cho nhiều người, nhờ vào đặc tính của dê như khả năng thích nghi tốt, tuổi thọ cao, và nhu cầu thị trường vững chắc. Tuy nhiên, để xây dựng một trang trại dê đạt chuẩn và hiệu quả, bạn cần phải tuân thủ một số kỹ thuật và tiêu chuẩn cơ bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một trang trại chuồng dê đúng kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn.

CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN
CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN

1978 Lượt xem

TRÂU, BÒ, DÊ giống là nhân tố quyết định trực tiếp đến năng suất sinh sản của lứa về sau, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chăn nuôi của người chăn nuôi, toàn trang trại. Vậy nên, việc chọn TRÂU, BÒ làm giống lại càng cần phải hết sức kỹ lưỡng, tỉ mỉ, bài bản.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng