HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÊ CON "CHUẨN" TỪ A ĐẾN Z

Chăm sóc bê con mới sinh là một nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Bê con sơ sinh rất yếu ớt và dễ bị mắc bệnh, vì vậy cần được chăm sóc đặc biệt trong những ngày đầu sau khi sinh.

Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc bê con mới sinh:

  • Sát trùng cuống rốn: Cuống rốn bê con là nơi dễ bị nhiễm trùng nhất, vì vậy cần được sát trùng ngay sau khi sinh. Dùng kéo đã sát trùng cắt cuống rốn cách gốc rốn khoảng 10 - 15 cm, sau đó sát trùng bằng cồn i-ốt 5% hoặc cồn 75o.

  • Cho be bú sữa đầu: Sữa đầu của bò mẹ rất giàu kháng thể, giúp bê con tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vì vậy, cần cho bê con bú sữa đầu trong vòng 60 phút sau khi sinh. Bê con sơ sinh bú trung bình 4 - 6 lần/ngày, mỗi lần khoảng 1,5 - 2 lít sữa.

  • Một số trường hợp cho rằng: Tách bê con khỏi mẹ
  • Sau khi sinh, bê con cần tách khỏi mẹ ngay. Việc này có vẻ hơi tàn nhẫn nhưng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nói đi cũng còn nói lại, bê con không bú sữa mẹ trực tiếp sẽ dễ tập bú bình hoặc uống sữa trong xô. Không có bê con, bò mẹ khỏi đau lòng khi phải xa bê con sau này, cũng như dễ hòa nhập trở lại đàn và sinh sản trở lại. Ngoài ra, bê mẹ vẫn có thể cho sữa mà không cần có phản xạ thúc vú của bê con.

  • Cai sữa bê conBê con bú sữa vào ngày thứ tư, thứ năm khoảng 5 lít/ngày và được giữ cho đến khoảng 4 tuần tuổi. Sau đó lượng sữa cho bú sẽ giảm dần và kết thúc khoảng tuần thứ 10 trong khi lượng cám tập ăn và cỏ khô sẽ tăng dần lên và thay thế hoàn toàn. Như vậy, thức ăn cho bê theo nguyên tắc từ “sữa – cám – cỏ” chuyển sang “cám – sữa – cỏ” và sau cùng chỉ còn “cám – cỏ”. Đến giai đoạn này, chúng ta đã hoàn toàn cai sữa cho bê. Khi đó, bê khoảng 8 – 10 tuần tuổi, với trọng lượng khoảng 65 – 75 kg. Một điều đáng lưu ý là tập cho bê ăn thức ăn thô sớm sẽ kích thích dạ cỏ phát triển, sẵn sàng cho việc tiêu hóa cỏ xanh và nhai lại sau này khi các nguồn dưỡng chất khác bị “cấm vận” khi bê con cai sữa.

  • Trui sừng bê con và đánh số hiệuTrui sừng là cách để sừng bê không mọc được. Điều này chẳng phải để làm đẹp hay để bê con suốt đời không bao giờ thành bò mà chủ yếu để bê không đánh nhau có thể gây thương tích và cơ thể bê không tốn… năng lượng để nuôi sừng. Ngoài ra, các con bê cái cần phải mang số hiệu để ghi “tên tuổi” để nhận dạng giúp cho việc quản lý, chăm sóc bò được tốt hơn.

  • Chăm sóc sức khỏe cho bê con: Bê con sơ sinh rất dễ bị mắc bệnh, vì vậy cần được chăm sóc sức khỏe cẩn thận. Cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe của bê con, tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cần thiết, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.

  • Cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ: Bê con sơ sinh cần được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống. Thức ăn cho bê con sơ sinh chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra có thể bổ sung thêm thức ăn tinh hỗn hợp và cỏ xanh. Bê con cần được uống nước sạch đầy đủ.

  • Tập cho bê con ăn thức ăn thô xanh: Sau khi bê con được 2 tháng tuổi, cần bắt đầu tập cho bê con ăn thức ăn thô xanh. Bắt đầu cho bê con ăn một lượng nhỏ thức ăn thô xanh, sau đó tăng dần lượng thức ăn theo thời gian.

► Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bê con mới sinh:

  • Chuồng trại cần được xây dựng cao ráo, thoáng mát, có mái che mưa nắng.
  • Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ thường xuyên.
  • Bê con cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên.
  • Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine cần thiết cho bê con.

Với sự chăm sóc cẩn thận và chu đáo, bê con sẽ lớn lên khỏe mạnh và phát triển tốt.

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

BÒ SÓT NHAU
BÒ SÓT NHAU

11933 Lượt xem

Người chăn nuôi dễ dàng nhận biết được dấu hiệu sót nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nhau nằm nguyên trong tử cung nên người chăn nuôi không thể biết được là nhau đã ra hay chưa và đây mới chính là nguy cơ làm nhiễm trùng máu. Vì thế, việc xử lý hậu sản là rất cần thiết.
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ

8260 Lượt xem

 có tuổi thọ tự nhiên từ 15 đến 20 năm. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng, giống như những động vật nông trại khác, bị rút ngắn đáng kể bởi ngành công nghiệp thịt và sữa. Ở đây, chúng ta sẽ khám phá chủ đề về việc bò sống được bao lâu và điều này khác với bò không tiêu thụ như thế nào.

TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?
TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?

6965 Lượt xem

Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng. Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.
NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

9888 Lượt xem

Chăn nuôi bò thịt là một ngành chăn nuôi có từ lâu đời và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho xã hội và thu nhập cho người nông dân. Cũng như các ngành chăn nuôi khác, việc chọn giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi bò thịt. 

NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI

2395 Lượt xem

Nước đóng vai trò thiết yếu trong mọi hoạt động sống của bò, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất và khả năng sinh sản của chúng. Cung cấp đủ nước cho bò theo từng giai đoạn phát triển là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu nước uống của bò để bà con tham khảo:

LẠ MÀ HAY: CHO BÒ NGHE NHẠC VẮT ĐƯỢC NHIỀU SỮA HƠN ???
LẠ MÀ HAY: "CHO BÒ NGHE NHẠC VẮT ĐƯỢC NHIỀU SỮA HƠN" ???

1266 Lượt xem

Trong thời gian vắt sữa, những chú bò được nghe nhạc để giảm stress, giúp tiết ra lượng sữa nhiều và chất lượng hơn. Theo các chuyên gia, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến oxytocin - hormone đóng vai trò quan trọng cho quá trình tiết sữa.

NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

9900 Lượt xem

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng hữu ích trong mỗi gia đình, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Những chú bò sữa hiền lành, ngộ nghĩnh, đáng yêu rất gần ngũi với trẻ thơ và là một lòai động vật có rất nhiều điều thú vị, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ

1482 Lượt xem

Viêm vú là một bệnh do vi khuẩn phổ biến thường tấn công bò. Nó được đặc trưng bởi tình trạng viêm núm vú hoặc bầu vú của bò. Khi không được kiểm soát, bệnh viêm vú có thể dẫn đến hoạt động kém của cả đàn và có thể dẫn đến việc tiêu hủy những con bò cái với những trường hợp viêm vú nặng.  

 

CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ
CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ

2568 Lượt xem

Khi có bất kỳ tổn thương nào ở vùng vú, các con mẹ thường không cho con bú và đá, đẩy, cắn con non khi chúng lại gần bú mẹ. Sau đây là cách xử lý khi bò mẹ không cho con bú.

Những điều cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa?
Những điều cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa?

6161 Lượt xem

Người ta có thể ví con bò sữa như một cỗ máy. Để cho máy chạy khoẻ, hiệu quả cao ta phải chọn mua loại máy tốt, phải thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng. Để cho máy hoạt động được thì ta phải cung cấp nhiên liệu cho nó. Máy càng tinh vi, hiện đại thì nhiên liệu cũng càng phải có chất lượng cao. Con bò sữa là một “cỗ máy” hiện đại. Chính vì vậy, việc chọn mua, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác phải đặc biệt cẩn thận. Trong chăn nuôi bò sữa chúng ta cần chú ý những vấn đề sau đây:

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng