BÒ SÓT NHAU

Người chăn nuôi dễ dàng nhận biết được dấu hiệu sót nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nhau nằm nguyên trong tử cung nên người chăn nuôi không thể biết được là nhau đã ra hay chưa và đây mới chính là nguy cơ làm nhiễm trùng máu. Vì thế, việc xử lý hậu sản là rất cần thiết.

1. Sót nhau: 

     - Bình thường, nhau ra hoàn toàn trước 12 giờ sau khi đẻ. Bò sau khi đẻ mà lưu nhau hơn 12 giờ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tử cung so với bò không bị sót nhau. Tuy nhiên, nhờ co bóp của tử cung sẽ giúp tử cung thu teo nhanh chóng sau đó và chất bẩn sẽ được tống ra ngoài. Vì thế mà sót nhau ít ảnh hưởng đến sinh sản so với những nhân tố khác. Nguy cơ sót nhau sẽ tăng cao trong các trường hợp đẻ sinh đôi, đẻ non hoặc già ngày, đẻ khó, thiếu vận động và thiếu canxi trong cuối thai kỳ. Đôi khi sự thiếu hụt selenium và vitamin E cũng gây nên sót nhau. Khi bò bị sót nhau thường không biểu hiện những dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng, ngoại trừ dấu hiệu giảm tính ngon miệng và giảm sữa tạm thời, có thể sốt. Khoảng 20- 25% số bò bị sót nhau có thể dẫn đến viêm tử cung ở mức độ trung bình đến nghiêm trọng. Dấu hiệu lâm sàng là dịch thải ra có mùi hôi khó chịu, màng nhau treo lơ lửng ở âm hộ và khấu đuôi hoặc mông. Bình thường, phần nhau sót lại có thể được tống ra ngoài trong vòng 7-10 ngày nhưng một vài trường hợp có thể trên 15 ngày.

 

 

 

 

     Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xử lý sót nhau như bóc nhau, sử dụng viên đặt hoặc dung dịch kháng sinh (đơn lẻ hoặc kết hợp với bóc nhau) nhưng có thể nói rằng không có giải pháp nào hoàn hảo. Có thể thực hiện tuần tự từ dễ đến khó như sau: Cho bò uống lại nước ối của nó; nếu không hứng được nước ối có thể cho uống nước cám (khoảng 10 lít) và muối. Tiêm Cloprostenol: 10ml/ bò, khoảng 20-30 giờ sau nhau sẽ ra. Trường hợp chờ 48 giờ nhau vẫn không ra, có thể tiêm thêm liều thứ 2. Trường hợp sau 2 liều, nhau vẫn không ra thì có thể bóc nhau.

 

2. Bóc nhau:

     Hầu hết các nhà chuyên môn đều đồng ý rằng việc bóc nhau chỉ được thực hiện khi màng nhau đã tách ra khỏi tử cung và dễ dàng bóc tách phần còn lại bằng tay. Tuy nhiên, việc bóc nhau nên được thực hiện bởi những kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Đặc biệt, cấm chỉ định bóc nhau trong trường hợp bò có biểu hiện nhiễm trùng máu. Điều không hay là hầu hết các kỹ thuật viên và nhà chăn nuôi đã quen với phương pháp cổ truyền này và cố gắng bóc nhau cho bằng được trong mọi tình huống, gây tổn thương niêm mạc tử cung bò mẹ cũng như khả năng sinh sản trong tương lai.

 

3. Kích thích co bóp cơ tử cung: 

     Nhiều nhà chuyên môn cho rằng việc tiêm oxytocin trong vòng 24-48 giờ sau khi đẻ có thể mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ đẩy nhau ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho rằng không có sự khác biệt khi sử dụng liều đơn oxytocin trong việc làm giảm nguy cơ sót nhau giữa bò đẻ bình thường và bò cần phải can thiệp khi đẻ. Việc sử dụng kết hợp với estrogen ngay lập tức sau khi đẻ sẽ làm gia tăng hiệu lực của oxytocin nhưng gây nên hiện tượng giảm khả năng sinh sản sau đó.

 

4. Sử dụng kháng sinh: 

     Việc sử dụng kháng sinh thụt vào tử cung chỉ nên thực hiện khi bò sót nhau có dấu hiệu nhiễm trùng máu hoặc đẻ khó. Việc sử dụng kháng sinh không giúp phòng ngừa hoàn toàn viêm tử cung và hiện tượng viêm tử cung có mủ có thể phát triển sau đó. Vì thế, phải cẩn thận và không nên quá tin tưởng vào sử dụng kháng sinh mà không có sự chú ý nào sau đó. Cần kết hợp thật hợp lý giữa hai phương pháp sử dụng kháng sinh với việc theo dõi lấy nhau ra ngoài.

[dungcunuoibo.com]


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

Chống nóng cho vật nuôi
Chống nóng cho vật nuôi

2126 Lượt xem

Dù mới bước vào mùa Hè, song nhiệt độ năm nay đã có hôm lên tới trên 40 độ C và dự báo trong thời gian tới tiếp tục có các đợt nắng nóng, thời tiết biến đổi khó lường. Để chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khoẻ cho đàn gia súc gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật như sau:
Vì sao bò không động dục?
Vì sao bò không động dục?

3624 Lượt xem

Thông thường, bò sau khi đã được phối giống, nếu đậu thai thì không động dục (lên giống) nữa, nếu không đậu thai thì bò sẽ lên giống trở lại sau 21 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp, sau khi đẻ, bò có biểu hiện động dục và đã được phối giống, nhưng không đậu thai mà vẫn không lên giống trở lại hoặc sau khi đẻ, bò không lên giống trở lại.

NHỮNG SỤ THẬT VỀ NHỮNG CHÚ BÒ SỮA, BẠN CÓ BIẾT ?
NHỮNG SỤ THẬT VỀ NHỮNG CHÚ BÒ SỮA, BẠN CÓ BIẾT ?

3834 Lượt xem

Những chú bò sữa là nguồn cung cấp sữa tươi mỗi ngày cho con người. Còn rất nhiều điều thú vị về chú bò sữa để khám phá nữa đấy! 

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

724 Lượt xem

Người chăn nuôi phải kiểm soát thật tốt quá trình vắt sữa để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe; Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh.

Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị
Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị

3057 Lượt xem

Mùa nắng, nóng là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng, đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất của trâu, bò, thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Sau đây xin giới thiệu với người chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên trâu, bò.
GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA CON TRÂU VÀ CON BÒ: BÍ KÍP PHÂN BIỆT DỄ DÀNG
GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU GIỮA CON TRÂU VÀ CON BÒ: BÍ KÍP PHÂN BIỆT DỄ DÀNG

1509 Lượt xem

Trâu và bò là hai loài động vật quen thuộc với người Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và kinh tế. Tuy có nhiều điểm tương đồng, chúng cũng có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt. Bài viết này sẽ so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trâu và bò để giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loài động vật này.

Những điều cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa?
Những điều cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa?

6576 Lượt xem

Người ta có thể ví con bò sữa như một cỗ máy. Để cho máy chạy khoẻ, hiệu quả cao ta phải chọn mua loại máy tốt, phải thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng. Để cho máy hoạt động được thì ta phải cung cấp nhiên liệu cho nó. Máy càng tinh vi, hiện đại thì nhiên liệu cũng càng phải có chất lượng cao. Con bò sữa là một “cỗ máy” hiện đại. Chính vì vậy, việc chọn mua, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác phải đặc biệt cẩn thận. Trong chăn nuôi bò sữa chúng ta cần chú ý những vấn đề sau đây:
CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA THỂ TRẠNG BÒ SỮA: ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA THỂ TRẠNG BÒ SỮA: ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ

1472 Lượt xem

Nhận biết thời điểm thể trạng của bò sữa là điều rất quan trọng với người chăn nuôi bò sữa. Việc này giúp cho người chăn nuôi có thể đưa ra những phương án chăm sóc bò sữa phù hợp nhất để bò phát triển và đạt năng suất tốt nhất.

CÁCH XÁC ĐỊNH TRỌNG LƯỢNG TRÂU, BÒ ĐƠN GIẢN
CÁCH XÁC ĐỊNH TRỌNG LƯỢNG TRÂU, BÒ ĐƠN GIẢN

10155 Lượt xem

* Xác định khối lượng cơ thể trâu bò thông qua việc đo vòng ngực và độ dài thân chéo
KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO
KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO

847 Lượt xem

KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về ngành chăn nuôi dê lấy sữa và tiềm năng lợi nhuận mà nó mang lại. Hôm nay, LÊ ANH sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc dê để tối ưu hóa lợi nhuận. Đừng bỏ lỡ cơ hội học hỏi và ứng dụng những chiến lược này vào chăn nuôi của bạn


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng