KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG BÒ, VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG CHI TIẾT

Để có thể thành công với mô hình chăn nuôi bò quy mô lớn, việc xây dựng chuồng trại đúng theo tiêu chuẩn là một trong những yêu cầu vô cùng cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết, giúp bạn có thể thực hiện được điều này một cách dễ dàng.

1. Địa điểm xây chuồng nuôi bò

Thông thường, chuồng nuôi bò nên được xây dựng ở một khu vực rộng và riêng biệt giúp đảm bảo vệ sinh môi trường tốt nhất. Nơi xây chuồng phải là địa điểm đất cao ráo, thoáng mát, dễ dàng làm vệ sinh cũng như đảm bảo cho hệ thống thoát nước có thể hoạt động tốt.

2. Diện tích chuồng

Tùy vào số lượng bò nuôi mà các bạn có thể bố trí diện tích chuồng cũng như thiết kế của chuồng sao cho cân đối. Thông thường, độ cao của chuồng nên từ 3,2-3,5m, chiều dài tuỳ theo ý muốn của bạn. Nhìn chung, bạn có thể xây dựng chuồng thành 1 dãy, hai dãy… tùy kích cỡ và diện tích đất cho phép.

3. Hướng chuồng

Với tiêu chí thoáng mát nhưng phải tránh được gió lùa vào mùa đông, hướng chuồng nuôi bò nên được bố trí theo hướng nam hoặc đông nam là tốt nhất.

 

4. Nền chuồng

Như đã nhắc đến ở phần địa điểm, nơi đặt chuồng nuôi bò phải có nền đất cao. Vì vậy, khi làm nền, bạn hãy lưu ý thiết kế mặt nền cao hơn sân vườn, giúp tránh ẩm ướt, lầy lội vào mùa mưa.

Bên cạnh đó, nền cần phải có độ thoai thoải về phía sau, giúp nước thải có thể chảy về hướng đó, không gây ứ đọng, mất vệ sinh.

Nếu muốn lát gạch cho nền, bạn nên sử dụng loại gạch có độ nhám cao hoặc tốt nhất là đổ bê tông để có thể chống trơn trượt cho bò.

5. Rãnh thoát nước

Rãnh thoát nước là một trong những bộ phận cần thiết nhất, giúp đảm bảo chuồng nuôi bò được khô ráo và sạch sẽ cũng như giúp khâu dọn vệ sinh chuồng đơn giản hơn rất nhiều. Cách tốt nhất là bạn nên bố trí rãnh ở cả phía trước và sau với độ dốc vừa đủ và nối liền với cống rãnh thoát nước nói chung.

Về chiều rộng, rãnh thoát nước nên được thiết kế với kích thước 20-25 cm và có thể có thêm hố hứng nước để làm nước tưới cho cây trồng.

5. Hố phân

Tùy từng gia đình mà hố phân khi bò thường được sử dụng chung với các loại hình chăn nuôi khác hoặc xây dựng hoàn toàn riêng biệt.

Về cơ bản, bạn nên xây dựng hố phân ở gần chuồng để tiện cho việc vận chuyển. Ngoài ra, khi xây dựng, bạn nên lát gạch, láng xi măng, cũng như thiết kế nắp đậy để tránh nước và tránh mùi hôi bốc lên, nhất là trong những ngày mưa ẩm.

6. Mái chuồng

Với độ cao từ 3,2-3,5m, mái chuồng nuôi bò cần được thiết kế với độ dốc giúp nước thoát nhanh. Tốt nhất độ rộng của mái nên dài đến nơi có rãnh thoát nước, giúp không gian quanh chuồng được sạch sẽ.

Về chất liệu, tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể lựa chọn loại mái lợp sao cho phù hợp. Đó có thể là mái ngói, tấm lợp, mái tranh… Nhìn chung, bạn nên xét đến yếu tố chống nắng trong mùa hè để lựa chọn loại mái phù hợp nhất.

7. Tường chuồng

Về tường của chuồng, bạn có thể tận dụng những phên tre, nứa. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn hãy xây gạch để giữ ấm cho bò vào mùa đông. Ngoài ra, chuồng nuôi cần có cửa kín để, tránh được mưa gió nhất là những tháng mưa lạnh của mùa đông.

8. Máng ăn, máng uống

Bạn nên sử dụng chất liệu xi măng để làm máng ăn cũng như máng uống khi nuôi bò. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng máng gỗ nếu muốn. Về cơ bản, dù chất liệu nào đi chăng nữa bạn cũng cần lưu ý đến các yếu tố sạch sẽ, dễ vệ sinh.

Ngoài nguồn thức ăn đầy đủ, chuồng nuôi bò là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tốc độ phát triển của bò. Vì vậy, các bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật làm chuồng trên đây để áp dụng một cách có hiệu quả nhất.


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

Urea - 1 trong những khẩu phần ăn của bò
Urea - 1 trong những khẩu phần ăn của bò

3784 Lượt xem

[DỤNG CỤ NUÔI BÒ] – Khác với các động vật dạ dày đơn như lợn và ngựa, trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là những động vật nhai lại, có cấu tạo dạ dày độc nhất, cho phép chúng sử dụng năng lượng từ chất xơ thực vật tốt hơn so với các động vật ăn cỏ khác (thỏ, ngựa, voi).
THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC
THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC

7668 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò giống sinh sản, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, việc phát hiện động dục và phối giống kịp thời cho bò cái giúp tăng đàn nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ. Để giúp bà con chăn nuôi bò giống xác định đúng thời điểm động đục của bò cái, chúng tôi hướng dẫn một số dấu hiệu nhận biết sau:

Chống nóng cho vật nuôi
Chống nóng cho vật nuôi

2126 Lượt xem

Dù mới bước vào mùa Hè, song nhiệt độ năm nay đã có hôm lên tới trên 40 độ C và dự báo trong thời gian tới tiếp tục có các đợt nắng nóng, thời tiết biến đổi khó lường. Để chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khoẻ cho đàn gia súc gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật như sau:
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ

9152 Lượt xem

 có tuổi thọ tự nhiên từ 15 đến 20 năm. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng, giống như những động vật nông trại khác, bị rút ngắn đáng kể bởi ngành công nghiệp thịt và sữa. Ở đây, chúng ta sẽ khám phá chủ đề về việc bò sống được bao lâu và điều này khác với bò không tiêu thụ như thế nào.

BÒ SÓT NHAU
BÒ SÓT NHAU

12636 Lượt xem

Người chăn nuôi dễ dàng nhận biết được dấu hiệu sót nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nhau nằm nguyên trong tử cung nên người chăn nuôi không thể biết được là nhau đã ra hay chưa và đây mới chính là nguy cơ làm nhiễm trùng máu. Vì thế, việc xử lý hậu sản là rất cần thiết.
Phương pháp chọn giống dê thông qua ngoại hình
Phương pháp chọn giống dê thông qua ngoại hình

3460 Lượt xem

Chọn giống trong ngành chăn nuôi dê là một khâu rất quan trọng, việc chọn lọc kết hợp vơi chăm sóc tốt sẽ giúp cho đàn dê phát triển nhanh đáp ứng được các yêu cầu đề ra mang lại hiệu quả kinh tế cao.
TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?
TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?

7338 Lượt xem

Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng. Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng

3015 Lượt xem

Với lợi nhuận trung bình mỗi năm 10 triệu đồng/con, nuôi bò sinh sản nhốt chuồng đang là hướng đi thu hút nhiều hộ nông dân đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình. Để nắm vững kiến thức trong cách chọn bò giống sinh sản, cách chăm sóc từ bò mẹ cho đến lúc sinh bê con như thế nào, bà con hãy tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản theo mô hình nhốt chuồng dưới đây.
CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN
CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN

2166 Lượt xem

TRÂU, BÒ, DÊ giống là nhân tố quyết định trực tiếp đến năng suất sinh sản của lứa về sau, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chăn nuôi của người chăn nuôi, toàn trang trại. Vậy nên, việc chọn TRÂU, BÒ làm giống lại càng cần phải hết sức kỹ lưỡng, tỉ mỉ, bài bản.

Quy trình kỹ thuật nuôi bò BBB cho hiệu quả kinh tế cao
Quy trình kỹ thuật nuôi bò BBB cho hiệu quả kinh tế cao

7286 Lượt xem

Bò BBB có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, giống bò BBB đã được sử dụng để lai tạo với đàn bò lai của địa phương tạo ra đàn bê lai F1 bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng