NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI DÊ MÀ BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT

Bạn đã biết chưa? Dê - Loài vật tưởng chừng đơn giản lại ẩn chứa nhiều điều bất ngờ! Hãy cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị khác về loài dê - người bạn đồng hành lâu đời của con người dưới đây nhé.

 

 

1. Dê là loài vật được thuần hóa đầu tiên: Theo các bằng chứng khảo cổ học, dê được thuần hóa từ 9.000 năm trước, sớm hơn cả bò và cừu.

2. Có hơn 210 giống dê trên thế giới: Mỗi giống dê có đặc điểm ngoại hình, tính cách và khả năng thích nghi với môi trường khác nhau. Một số giống dê phổ biến bao gồm dê Boer, dê Nubian, dê Pygmy, v.v.

3. Dê là loài vật rất thông minh: Dê có khả năng học hỏi và ghi nhớ thông tin, giải quyết vấn đề và thậm chí có thể được huấn luyện để thực hiện các hành vi đơn giản.

4. Dê có tầm nhìn tuyệt vời: Mắt dê có hình chữ nhật và có thể nhìn bao quát 320 độ, giúp chúng dễ dàng phát hiện nguy hiểm từ mọi hướng.

5. Dê có tới 4 ngăn dạ dày

Dạ dày của loài dê được thiết kế một cách đặc biệt với 4 ngăn giúp tiêu hóa những thức ăn thô như cỏ hoặc cỏ khô. Thức ăn sau khi đi qua dạ dày đầu tiên (cỏ) sẽ được chuyển qua một dạ dày dạng tổ ong (dạ tổ ong), nơi có dung tích nhỏ nhất và sử dụng làm nơi nghiền thức ăn. Dạ thứ ba (dạ lá sách) là phần dạ dày dùng để ép thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng dưới thể lỏng. Cuối cùng là dạ có tên dạ múi khế có nhiều tuyến tiêu hóa và mạch máu mềm, xốp.

6. Dê là loài vật tò mò: Dê thích khám phá môi trường xung quanh và thường xuyên dùng lưỡi để "thử" các vật dụng mới.

7. Dê không thích nước: Mặc dù dê có thể bơi giỏi, nhưng chúng thường không thích nước và sẽ cố gắng tránh bị ướt.

8. Sữa dê có nhiều dưỡng chất: Sữa dê được đánh giá cao về hàm lượng dinh dưỡng, chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất.

9. Dê không có răng cửa và răng hàm trên: Thay vào đó, loài dê lại có một khối xương rất khỏe ở hàm trên. Thêm vào đó, miệng dê tuy nhỏ nhưng lại có môi rất mềm và linh hoạt nên có thể gặm được nhiều loại thức ăn khác nhau như cỏ, cành, lá và thậm chí là cả gai góc, vỏ cây. Lưỡi dê có nhiều loại gai thịt là đầu dây thần kinh đặc biệt giúp chúng vừa có thể phân biệt được mùi vị và vừa có thể ước lượng được độ cứng, mềm của thức ăn.

10. Đồng tử của dê hình chữ nhật: Khác với nhiều loài động vật khác, đồng tử trong mắt dê có hình chữ nhật nên có tầm nhìn tốt hơn nhiều. Bằng chứng là loài dê có thể nhìn thấy các vật thể với góc nhìn rộng từ 320 - 340 độ ngoại trừ một số vật thể ở phía sau chúng. Đây là một ưu điểm quan trọng giúp chúng có thể phát hiện được kẻ thù và bảo vệ bản thân.

11. Dê đực và dê cái đều có thể sinh sản từ khá sớm

Đặc biệt đối với dê đực là từ 4 tháng tuổi và với dê cái là từ 7 tháng tuổi trở lên.

12. Tuổi thọ của loài dê khá lâu

Theo nghiên cứu, dê có thể sống được từ 8-12 năm. Nhiều trường hợp dê còn có thể sống được tới 15 năm.

 

13. Loài dê mang thai khoảng trong 5 tháng và tỷ lệ sinh trung bình là 2,2 dê con/năm

14. Dê con sau khi sinh có thể đứng và đi được những bước đi đầu tiên chỉ sau vài phút

15. Dê có sự nhanh nhẹn và cân bằng rất đặc biệt

Dê có khả năng tự cân bằng một cách tuyệt vời ngay cả ở những môi trường có địa hình gồ ghề, bấp bênh. Đặc biệt một số loài sống ở vùng núi có thể trèo cây một cách dễ dàng hay một số khác thậm chí còn có thể đứng được ở trên các vách núi treo leo. Một số báo cáo thú vị cho biết, người ta đã từng ghi nhận được một vài giống dê có thể nhảy được cao trên 1,5m.

 

  • 𝗖ô𝗻𝗴 𝘁𝘆 𝗧𝗡𝗛𝗛 𝗱ụ𝗻𝗴 𝗰ụ 𝘁𝗵𝘂́ 𝘆 𝗟ê 𝗔𝗻𝗵
  • Điện thoại: 𝟬𝟵𝟰𝟭.𝟴𝟰𝟰.𝟰𝟰𝟵
  • Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố, P. Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TPHCM

DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

BÒ SÓT NHAU
BÒ SÓT NHAU

12676 Lượt xem

Người chăn nuôi dễ dàng nhận biết được dấu hiệu sót nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nhau nằm nguyên trong tử cung nên người chăn nuôi không thể biết được là nhau đã ra hay chưa và đây mới chính là nguy cơ làm nhiễm trùng máu. Vì thế, việc xử lý hậu sản là rất cần thiết.
4 LÝ DO KHÔNG NÊN DÙNG CỎ KHÔ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÊ SỮA
4 LÝ DO KHÔNG NÊN DÙNG CỎ KHÔ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÊ SỮA

1031 Lượt xem

Việc đưa cỏ khô vào khẩu phần ăn của bê sữa trước khi cai sữa vẫn là chủ đề tranh luận thường xuyên. Liệu nó có đáng để làm điều này không? Và nếu có thì nên có cỏ khô từ ngày nào và loại nào?

Nghiên cứu hiện đại chắc chắn thách thức niềm tin lâu nay rằng bê cần cỏ khô trước khi cai sữa để phát triển dạ cỏ .

CÁCH XÁC ĐỊNH TRỌNG LƯỢNG TRÂU, BÒ ĐƠN GIẢN
CÁCH XÁC ĐỊNH TRỌNG LƯỢNG TRÂU, BÒ ĐƠN GIẢN

10192 Lượt xem

* Xác định khối lượng cơ thể trâu bò thông qua việc đo vòng ngực và độ dài thân chéo
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI DÊ
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI DÊ

1519 Lượt xem

Trong chăn nuôi dê, thực hiện đúng quy trình phòng bệnh sẽ giúp vật nuôi có sức khỏe tốt, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
NHỮNG GIỐNG BÒ ĐẶC BIỆT PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

10437 Lượt xem

Chăn nuôi bò thịt là một ngành chăn nuôi có từ lâu đời và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho xã hội và thu nhập cho người nông dân. Cũng như các ngành chăn nuôi khác, việc chọn giống có vai trò quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi bò thịt. 

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

725 Lượt xem

Người chăn nuôi phải kiểm soát thật tốt quá trình vắt sữa để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe; Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh.

Phương pháp chọn giống dê thông qua ngoại hình
Phương pháp chọn giống dê thông qua ngoại hình

3465 Lượt xem

Chọn giống trong ngành chăn nuôi dê là một khâu rất quan trọng, việc chọn lọc kết hợp vơi chăm sóc tốt sẽ giúp cho đàn dê phát triển nhanh đáp ứng được các yêu cầu đề ra mang lại hiệu quả kinh tế cao.
TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?
TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?

7345 Lượt xem

Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng. Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.
Hướng dẫn cách dựng trang trại nuôi bò
Hướng dẫn cách dựng trang trại nuôi bò

61286 Lượt xem

Trong một trại chăn nuôi thường có các loại bò khác nhau. Như vậy, cần thiết kế các kiểu chuồng riêng cho từng loại bò. Thông thường có các loại chuồng cho bò cái sinh sản, bò tơ, bò đực giống, bê và chuồng cách ly (nhốt gia súc ốm).
Vì sao bò không động dục?
Vì sao bò không động dục?

3631 Lượt xem

Thông thường, bò sau khi đã được phối giống, nếu đậu thai thì không động dục (lên giống) nữa, nếu không đậu thai thì bò sẽ lên giống trở lại sau 21 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp, sau khi đẻ, bò có biểu hiện động dục và đã được phối giống, nhưng không đậu thai mà vẫn không lên giống trở lại hoặc sau khi đẻ, bò không lên giống trở lại.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng