TIÊU CHUẨN "VÒNG 1" LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT SỮA CỦA BÒ CÁI CHO SỮA

Bầu vú là bộ phận quan trọng nhất quyết định năng suất sữa của bò cái. Vì vậy, khi chọn giống bò sữa, người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn của bầu vú.

 

Chọn được một con bò cái cho sữa có ngoại hình “chuẩn” và nhất là có vòng 1 “như ý” thì người nông dân xem như đã thành công được một nửa. Theo các chuyên gia, vòng 1 của bò nên được đánh giá qua 8 tiêu chí mang tính khách quan, rõ ràng, dễ hiểu... và đã được kiểm chứng thực tế.

1. Hình dáng

Một cô bò sữa có ngoại hình đẹp sẽ có phần thân sau to hơn phần thân trước, một trong những lý do là “bầu sữa” nằm ở phần thân sau. Bầu vú nên rộng về phía sau, đáy vú dài và cân bằng, vú trước và vú sau nằm trên cùng một mặt phẳng. Thông thường vú sau to hơn vú trước nên sản lượng sữa của hai vú sau bao giờ cũng cao hơn hai vú trước. Bò đẻ lứa đầu, sản lượng sữa hai vú trước 45%, hai vú sau 55%. Bò đẻ từ lứa thứ hai trở lên, hai vú trước là 35 – 40% và hai vú sau là 60 – 65%.

2. Độ treo vú trước

Tiêu chí này giúp đánh giá sự gắn kết chắc chắn của bầu vú vào cơ thể. Nhìn một bên, hai vú trước gắn vào đáy bụng bò tạo thành một góc, góc càng lớn sự gắn kết càng chắc. Khi góc này quá hẹp, bầu vú trước sẽ gắn vào thân một cách lỏng lẻo, dễ bị đong đưa khi di chuyển dẫn đến nguy cơ tổn thương cơ học cho bầu vú.

3. Độ cao treo vú sau

Độ cao treo vú sau được tính từ điểm giữa của xương chậu đến điểm mà bầu vú bắt đầu chứa mô tuyến sữa. Vú càng treo cao thì càng được gắn kết chắc chắn vào cơ thể và cho sản lượng sữa cao. Đây có thể là bí quyết để đánh giá giá trị của bầu vú vì đặc điểm này có tính di truyền và ảnh hưởng đến tuổi thọ của bầu vú.

4. Chiều rộng hai vú sau

Chiều rộng hai vú sau được đo từ điểm mà bầu vú bắt đầu chứa mô tuyến sữa đến mặt trong của đùi. Chiều rộng vú sau càng lớn, khung chậu của bò càng rộng, càng dễ sinh đẻ và sản lượng sữa càng cao.

5. Độ treo chằng vú

Độ treo chằng vú được xác định bằng độ sâu và đáy của cả hai nửa bầu vú. Độ sâu này khoảng 3 cm, cho thấy sự rạch ròi trong cấu tạo giữa 2 nửa bầu vú trái và phải. Độ sâu giữa hai nửa bầu vú lớn còn cho thấy lực treo của bầu vú tốt, bầu vú khỏe, núm vú phân bố cân đối.

6. Độ sâu vú

Nhìn từ bên hông bò, độ sâu vú được xác định từ phần đáy của bầu vú đến điểm giữa khuỷu chân sau. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ sâu vú như độ cao treo vú sau, độ treo chằng vú, chiều cao, tuổi, giai đoạn vắt sữa và kỹ thuật vắt sữa bò. Độ sâu vú có tỷ lệ thuận với lượng sữa sản xuất. Tuy nhiên, nếu vú quá sâu làm cho ta có cảm giác vú bị "xệ", bò đi lại khó khăn, vú bò dễ bị tổn thương do các núm vú thấp gần với mặt đất.

7. Phân bố núm vú phía trước

Quan sát từ phía sau để đánh giá sự phân bố của núm vú phía trước. Khoảng cách giữa hai núm vú trước phản ảnh chiều rộng giữa hai núm vú. Khoảng cách này rộng việc vắt sữa sẽ dễ dàng. Vị trí phân bố của các núm vú ảnh hưởng đến sự thuận tiện khi vắt sữa bò, mỗi núm vú phải được phân bố nằm giữa mỗi góc tư bầu vú.

8. Độ dài núm vú phía trước

Độ dài của vú cũng rất quan trọng. Bình quân độ dài núm vú là 6 cm và khác biệt giữa các núm vú trên cùng một bầu vú không nên quá 0,5 cm; phù hợp cho việc vắt sữa bằng máy hay bằng tay.

** Ngoài 8 tiêu chuẩn trên, người chăn nuôi cũng cần lưu ý đến một số đặc điểm khác của bầu vú như:

- Màu sắc: Bầu vú của bò cái cho sữa thường có màu hồng nhạt hoặc màu trắng.

- Da bầu vú: Da bầu vú phải mịn màng, không có nếp nhăn, không có vết sẹo.

- Sữa: Sữa bò cái cho sữa phải có màu trắng, sánh mịn, không có mùi lạ.

=> Việc chọn được bò cái có bầu vú đạt tiêu chuẩn sẽ giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất sữa, giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi.

💚  Cảm ơn các bạn đã và luôn đồng hành cùng DUNGCUNUOIBO.COM  💚


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

635 Lượt xem

Người chăn nuôi phải kiểm soát thật tốt quá trình vắt sữa để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe; Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh.

CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ
CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ

2127 Lượt xem

Giái pháp đơn giản để nâng cao tỷ lệ thụ thia (CR) đó là cải thiện quản lý sinh sản và môi trường của bò sữa, đây là hai yếu tố giải thích cho 96% sự khác biệt trong tỷ lệ thụ thai (CR) Cụ thể hơn, dinh dưỡng (ví dụ: năng lượng, cân bằng chất khoáng, và thức ăn và độc tố nấm,…), sức khỏe của động vật (ví dụ: rối loạn chuyển hóa, tình ổn định của hệ thống sinh sản,…) và quá trình sinh sản (ví dụ: phát hiện động dục, và thụ tinh,…) và quản lý dữ liệu ảnh hưởng lớn nhất đến bài toán sinh sản. Yếu tố nào còn tác động đến CR? Di truyển đóng góp 3% ở bò cái so với 1% ở bò đực. Hãy phân tích rõ hơn tại các giai đoạn cạn sữa, cận sinh, sinh con, sau sinh, động dục đồng pha, thụ tinh, viêm vú và quản lý/ hoặc đánh giá dữ liệu ảnh hưởng đến CR.
BÒ SÓT NHAU
BÒ SÓT NHAU

11933 Lượt xem

Người chăn nuôi dễ dàng nhận biết được dấu hiệu sót nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nhau nằm nguyên trong tử cung nên người chăn nuôi không thể biết được là nhau đã ra hay chưa và đây mới chính là nguy cơ làm nhiễm trùng máu. Vì thế, việc xử lý hậu sản là rất cần thiết.
KINH NGHIỆM THIẾN TRÂU BÒ
KINH NGHIỆM THIẾN TRÂU BÒ

6351 Lượt xem

Trước khi thiến, trâu, bò cần phải được cố định chắc chắn. Nên chọn một cây thẳng, chắc chắn trong vườn và chôn thêm một số cọc, buộc thêm một số dóng to chắc, thẳng làm giá đỡ. Nếu thiến nhiều nên đóng giá đỡ bằng gỗ tốt, chắc chắn để dùng lâu dài và nhiều lần. Nơi thiến cũng cần bố trí chỗ kín đáo, ít người và vật qua lại. Khi tiến hành thiến cần giữ yên tĩnh để con vật không bị căng thẳng, phá bĩnh. Tuổi thiến các loại trâu, bò khác nhau. Bò đực thiến khi được 6-8 tháng tuổi. Trâu đực nên thiến lúc 8-10 tháng tuổi là tốt nhất.
NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI

2395 Lượt xem

Nước đóng vai trò thiết yếu trong mọi hoạt động sống của bò, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất và khả năng sinh sản của chúng. Cung cấp đủ nước cho bò theo từng giai đoạn phát triển là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu nước uống của bò để bà con tham khảo:

CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

476 Lượt xem

Dê là loài vật nuôi dễ thích nghi, ít tốn công chăm sóc và mang lại lợi nhuận cao, khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bắt đầu chăn nuôi trong trang trại nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn cơ bản về cách nuôi dê hiệu quả, bao gồm chọn giống, xây dựng chuồng trại, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y

895 Lượt xem

Lấy mẫu máu trên bò là một quy trình quan trọng trong y học thú y, giúp chẩn đoán và đánh giá sức khỏe của đàn bò. Dưới đây là các phương pháp thông dụng được sử dụng để lấy mẫu máu trên bò:

CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN
CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN

1980 Lượt xem

TRÂU, BÒ, DÊ giống là nhân tố quyết định trực tiếp đến năng suất sinh sản của lứa về sau, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chăn nuôi của người chăn nuôi, toàn trang trại. Vậy nên, việc chọn TRÂU, BÒ làm giống lại càng cần phải hết sức kỹ lưỡng, tỉ mỉ, bài bản.

NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT

2370 Lượt xem

Bò bị đau chân là một tình trạng khá phổ biến trong quá trình chăn nuôi. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về một số nguyên nhân gây đau chân ở bò, cũng như cách phòng tránh để bảo vệ đàn bò của bạn.

CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI
CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI

2044 Lượt xem

Chu kỳ động dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sinh sản của bò. Việc nắm bắt chính xác chu kỳ này giúp người nông dân tăng hiệu quả phối giống, tối ưu hóa năng suất và nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi bò.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng