Kỹ thuật nuôi bò Lai sind

Bò Lai Sind là Là giống bò lai tạo từ con đực Red Sindhi thuần với bò cái vàng Việt Nam. Đây là loại bò có tỷ lệ dòng máu của bò Lia Sind do đó mang nhiều ưu điểm hơn so với các giống bò thông thường.

► Kỹ thuật nuôi bò lai Sind:

Cách chọn con giống hợp với mục đích chăn nuôi (bò hướng thịt hoặc bò sinh sản)

+  Đối với bò hướng thịt: bà con chọn những con tốt, có thân hình vạm vỡ, mình tròn, mông vai phát triển và cần tìm hiểu rõ nguồn gốc cũng như tính năng sản xuất của đời bố mẹ.

+ Đối với bò sinh sản: chọn những con cái nhanh nhẹn, lông thưa, da mỏng, thuần tính, có sự hài hòa giữa các phần đầu và cổ, thân và vai; ngực sâu, rộng, bầu vú phát triển.

Nuôi dưỡng và chăm sóc:

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bò để có cách chăm sóc và nuôi dưỡng khác nhau, cụ thể như sau:

– Bò cái chửa: bổ sung lượng thức ăn đầy đủ dưỡng chất bao gồm cỏ tươi, rơm rạ, thức ăn tinh và muối.

– Bò cái nuôi con: Ngoài những thức ăn trên, cần bổ sung thêm các thức ăn củ quả tươi và thức ăn tinh nhằm tăng khả năng tiết sữa nuôi con.

– Bê con: từ tháng thứ 2 bắt đầu cho bê con ăn cỏ khô, đến tháng thứ 4 ăn cỏ tươi và củ quả đến tháng thứ 6 có thể cai sữa. Cho bê ra sân chơi vào những ngày nắng ấm để tăng cường sức đề kháng.

– Bê từ 6 – 24 tháng: đây là giai đoạn cần bổ sung mạnh các dưỡng chất từ các loại thức ăn như: cỏ tươi, ngọn mía, rơm rạ, cỏ ủ, dây khoai, tinh bột…đồng thời thường xuyên cho bò bê ra sân bãi thả khoảng 2 -4 tiếng/ngày.

– Đối với bò hướng thịt trước khi xuất chuồng cần vỗ béo bằng thức ăn tinh như cám gạo, cám ngô, cám sắn… trước khi bán khoảng 90 ngày. Bò giết thịt đạt 250 -300kg ở tháng thứ 24

Công tác phòng bệnh:

     Bò dễ mắc phải các bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng do vậy cần thực hiện tốt lịch tiêm phòng theo quy định của ngành thú y. Ngoài ra đối với việc tẩy giun định kỳ cho bò bà con có thể dùng các loại thuốc đặc hiệu như: dùng thuốc tẩy giun Lêvamisol với liều lượng 1ml/8-10 kg trọng lượng bò hơi; thuốc tẩy sán DextilB với liều 1 viên thuốc dùng cho 75 kg trọng lượng bò hơi, phòng trị các loại bệnh ký sinh trùng đường máu cho bò.

Chúc bà con thành công!


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

266 Lượt xem

Người chăn nuôi phải kiểm soát thật tốt quá trình vắt sữa để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe; Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh.
TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?
TÍNH NGÀY SINH CHO BÒ BẰNG CÁCH NÀO ?

5924 Lượt xem

Bò mang thai 280 ngày (hơn 9 tháng), vì vậy việc biết ngày sinh của bò là rất quan trọng. Để dự tính ngày sinh của bò, phải tính từ ngày phối giống cộng thêm 280 ngày.
Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới
Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới

3429 Lượt xem

Ở những nước phát triển trên thế giới, ngành chăn nuôi bò thịt thường được chuyên môn hoá theo 2 hướng: nuôi bò chuyên thịt, hoặc nuôi bò kiêm dụng sữa-thịt.
BÒ SÓT NHAU
BÒ SÓT NHAU

9157 Lượt xem

Người chăn nuôi dễ dàng nhận biết được dấu hiệu sót nhau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì nhau nằm nguyên trong tử cung nên người chăn nuôi không thể biết được là nhau đã ra hay chưa và đây mới chính là nguy cơ làm nhiễm trùng máu. Vì thế, việc xử lý hậu sản là rất cần thiết.
4 LÝ DO KHÔNG NÊN DÙNG CỎ KHÔ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÊ SỮA
4 LÝ DO KHÔNG NÊN DÙNG CỎ KHÔ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÊ SỮA

579 Lượt xem

Việc đưa cỏ khô vào khẩu phần ăn của bê sữa trước khi cai sữa vẫn là chủ đề tranh luận thường xuyên. Liệu nó có đáng để làm điều này không? Và nếu có thì nên có cỏ khô từ ngày nào và loại nào? Nghiên cứu hiện đại chắc chắn thách thức niềm tin lâu nay rằng bê cần cỏ khô trước khi cai sữa để phát triển dạ cỏ .
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ

893 Lượt xem

Viêm vú là một bệnh do vi khuẩn phổ biến thường tấn công bò. Nó được đặc trưng bởi tình trạng viêm núm vú hoặc bầu vú của bò. Khi không được kiểm soát, bệnh viêm vú có thể dẫn đến hoạt động kém của cả đàn và có thể dẫn đến việc tiêu hủy những con bò cái với những trường hợp viêm vú nặng.    
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ

4134 Lượt xem

Bò có tuổi thọ tự nhiên từ 15 đến 20 năm. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng, giống như những động vật nông trại khác, bị rút ngắn đáng kể bởi ngành công nghiệp thịt và sữa. Ở đây, chúng ta sẽ khám phá chủ đề về việc bò sống được bao lâu và điều này khác với bò không tiêu thụ như thế nào.
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÊ CON CHUẨN TỪ A ĐẾN Z
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÊ CON "CHUẨN" TỪ A ĐẾN Z

133 Lượt xem

Chăm sóc bê con mới sinh là một nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Bê con sơ sinh rất yếu ớt và dễ bị mắc bệnh, vì vậy cần được chăm sóc đặc biệt trong những ngày đầu sau khi sinh.
CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN
CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN

1262 Lượt xem

TRÂU, BÒ, DÊ giống là nhân tố quyết định trực tiếp đến năng suất sinh sản của lứa về sau, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chăn nuôi của người chăn nuôi, toàn trang trại. Vậy nên, việc chọn TRÂU, BÒ làm giống lại càng cần phải hết sức kỹ lưỡng, tỉ mỉ, bài bản.
BÍ MẬT VỀ NHỮNG CÁI LỖ TRÊN LƯNG BÒ!!
BÍ MẬT VỀ NHỮNG CÁI LỖ TRÊN LƯNG BÒ!!

4066 Lượt xem

Một trong những giải pháp chăn nuôi phổ biến nhất trong các trang trại, đó là đục lỗ trên thân bò, cừu... Tại sao phải làm như vậy, và liệu nó có cần thiết hay không?

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng