HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG TRANG TRẠI DÊ: ĐÚNG KỸ THUẬT, TIÊU CHUẨN VÀ HIỆU QUẢ

Trang trại chăn nuôi dê đang ngày càng trở thành một lựa chọn đầu tư tốt cho nhiều người, nhờ vào đặc tính của dê như khả năng thích nghi tốt, tuổi thọ cao, và nhu cầu thị trường vững chắc. Tuy nhiên, để xây dựng một trang trại dê đạt chuẩn và hiệu quả, bạn cần phải tuân thủ một số kỹ thuật và tiêu chuẩn cơ bản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một trang trại chuồng dê đúng kỹ thuật, đạt tiêu chuẩn.

 

Nuôi dê tại chuồng giúp mang lại nhiều lợi ích, nhưng cần phải xây dựng mô hình chuồng trại đúng kỹ thuật. Trước chuồng nuôi cần có khoảng sân rộng để theo dõi, quản lý đàn dê, cũng như khi bắt dê để kiểm tra, phối giống, cho ăn và phòng trị bệnh. Nhưng quan trọng hơn cả là tránh cho dê giao phối cận huyết để bảo đảm năng suất, chất lượng con giống.

 I. VỊ TRÍ:

- Do đặc tính dê thích sống nơi cao ráo, thoáng mát do vậy vị trí chuồng trại phải đáp ứng các yêu cầu trên. Hướng chuồng nên chọn hướng đông và đông nam.

- Tùy điều kiện đất đai, bãi chăn thả, qui mô đàn để chọn và định vị trí chuồng trại. Tuy nhiên chuồng không nên quá gần nhà nhưng cũng không nên quá xa khó chăm sóc và quản lý.

 II. VẬT LIỆU LÀM CHUỒNG:

- Do đặc điểm cấu trúc chuồng dê đơn giản cho nên vật liệu làm chuồng chủ yếu các vật liệu có sẳn tại địa phương, dễ kiếm và rẻ tiền:Gỗ tận dụng, tre, tầm vông, thân cây dừa, thân cây cau...

- Các loại lá tranh, dừa nước, ngói... đều có thể làm nguyên liệu lợp mái.

 

III. CÁC KIỂU CHUỒNG TRẠI:

* Chuồng dê có thể phân ra thành các loại như sau:

- Chuồng riêng rẻ (Chuồng đơn).

- Chuồng sàn có chia ngăn.- Chuồng sàn không chia ngăn.

- Chuồng trệt không chia ngăn.- Chuồng nhốt chung trong một khu rào.

* Hiện nay ở nước ta 2 dạng chuồng phổ biến nhất là Chuồng sàn có chia ngăn và Chuồng sàn không chia ngăn. Chuồng sàn có chia ngăn áp dụng đối với dê nuôi lấy sữa còn chuồng sàn không chia ngăn chủ yếu dùng cho nuôi dê thịt.

 

Các chi tiết chuồng như sau:

- Sàn chuồng: Là nơi đi lại sinh hoạt của dê hàng ngày cho nên cần phải làm bằng vật liệu cứng bền như gỗ, sàn cao so với mặt đất khoảng 40- 60cm. Các thanh lót chuồng đều nhẵn và thẳng, có khe hở rộng 1,5-2cm bảo đảm cho phân lọt qua dễ dàng song không rộng quá làm kẹt chân dê, nhất là dê con.

- Chuồng sàn chia ngăn theo cá thể kích thước mỗi ô cần dài: 1,5-1,6m rộng 0,8-1m, cao 1,5-2m.

- Vách ngăn và cửa: Vách ngăn mục đích là cầm giữ dê ở một vị trí nhất định, vật liệu làm vách cũng giống như vật liệu làm sàn: gỗ, tre, tầm vông. Kích thước giữa các thang vách cách nhau 8-12cm, có độ cao từ mặt sàn lên 1,2-1,4m. Ngăn nuôi dê đực cần được làm chắc chắn hơn.Cửa chuồng: Chuồng sàn chia ngăn cửa không cần rộng chỉ đủ cho dê ra vào dễ dàng khoảng 35-40cm, cao 1m, cửa nên làm chắc chắn và dễ thao tác.

- Mái lợp: Tùy theo kiểu chuồng trại và qui mô đàn có thể lợp 1 mái, 2 mái; mái ngắn hoặc mái dài. Vật liệu lợp mái tùy theo địa phương.

- Nền đất: Nền đất phía dưới sàn chuồng làm cao hơn bề mặt tự nhiên 0,3m, nền nên nện chặt nếu có điều kiện nên làm bằng xi măng hoặc gạch tàu.

- Máng ăn và máng uống: Máng thức ăn thô được treo bên ngoài vách ngăn cao vừa tầm cho từng loại dê khoảng 30-50cm có chổ đủ cho dê đưa đầu ra ngoài dễ dàng.Kích thước máng đáy 20-30cm, thành ngoài 30-40cm, thành trong 20-30cm và chiều dài tùy thuộc vào kiểu chuồng.

- Máng thức ăn tinh: dùng bằng gỗ ván hoặc xô chậu loại chắc chắn để dê không phá phách.Máng uống: Nguồn nước uống có thể cung cấp trong ô chuồng (bằng xô, chậu) gắn chặt vào vách. Hoặc có thể dùng 1 cái lu để ở sân vận động cho dê uống.

- Chuồng sàn không chia ngăn: Kiểu chuồng này được phổ biến ở phương thức nuôi chăn thả đặc biệt đối với dê thịt. Loại này vách ngăn ít tốn kém hơn và chỉ cần cửa rộng cho toàn bộ đàn dê ra vào dễ dàng. Máng ăn có thể đặt chạy dài theo mái lợp. Nước uống có thể đặt ở cửa và sân chơi.

- Kiểu chuồng này có thể áp dụng đối với dê sữa nuôi nhốt bằng các sợi dây cố định ở mỗi con. Tuy nhiên loại chuồng này cũng cần có ngăn riêng cho những dê con mới sinh, hoặc phải có chuồng úm để tránh hao hụt đối với dê con.

- Chuồng úm dê con: Ðể tăng cường sức khỏe và tỷ lệ nuôi sống cần có chuồng úm dê con, chuồng úm dê con cần phải sạch sẽ, ấm khi trời lạnh, mát khi thời tiết nóng.Kích thước chuồng úm dài 0.8-1.2m, rộng 0.6-0.8m, cao 0.6-0.8m. Quanh chuồng úm có thể làm rèm che chắn cho dê con, chuồng úm chủ yếu sử dụng cho dê mới sinh.

IV. Thiết kế chuồng dê:

Chuồng dê cần phải thoáng đãng và sạch sẽ để tránh các bệnh tật. Một chuồng dê tiêu chuẩn cần có:

  1. Không gian: Mỗi dê cần ít nhất 1.5 - 2 mét vuông diện tích. Điều này giúp ngăn chặn sự lan truyền của bệnh tật và giảm thiểu căng thẳng giữa các dê.

  2. Nắp đậy và cửa sổ: Mái cần được làm bằng vật liệu không thấm nước và cửa sổ nên được xếp đặt ở độ cao tầm mắt dê để giúp cho không khí lưu thông.

  3. Phân vùng: Cần tạo ra các khu vực riêng biệt cho dê đực, dê cái, và dê con. Điều này giúp ngăn chặn sự lan truyền của bệnh tật và giúp quản lý dễ dàng hơn.

  4. Vị trí thức ăn và nước: Đặt các khu vực chứa thức ăn và nước ngoài tầm với của dê khi nằm hoặc đứng, để tránh việc làm bẩn.

V. Xây dựng hệ thống nước và điện:

Hệ thống cấp nước và cung cấp điện nên được lập kế hoạch một cách cẩn thận. Dê cần nước sạch hàng ngày và điện sẽ cần thiết cho việc chiếu sáng, cung cấp nhiệt độ ổn định và chạy các thiết bị như máy lọc nước.

VI. Thiết lập hệ thống xử lý phân:

Phân dê có thể là một nguồn phân bón hữu cơ tốt. Tuy nhiên, bạn cần thiết lập một hệ thống xử lý phân để tránh ô nhiễm môi trường.

VII. Quản lý và bảo dưỡng:

- Chuồng dê cần được vệ sinh hàng ngày. Bạn cũng cần theo dõi chất lượng nước và thức ăn, và kiểm tra sức khỏe của dê một cách định kỳ. Bảo dưỡng cũng bao gồm việc sửa chữa bất kỳ hư hỏng nào đối với chuồng dê.

- Quản lý một trang trại chuồng dê đúng kỹ thuật là một công việc đòi hỏi sự cẩn thận, kiên trì và yêu thương đối với các dê. Hy vọng rằng với hướng dẫn chi tiết này, bạn sẽ có được sự khởi đầu mạnh mẽ trên hành trình chăn nuôi dê của mình.

 

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

Những điều cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa?
Những điều cần chú ý trong chăn nuôi bò sữa?

5520 Lượt xem

Người ta có thể ví con bò sữa như một cỗ máy. Để cho máy chạy khoẻ, hiệu quả cao ta phải chọn mua loại máy tốt, phải thường xuyên chăm sóc, bảo dưỡng. Để cho máy hoạt động được thì ta phải cung cấp nhiên liệu cho nó. Máy càng tinh vi, hiện đại thì nhiên liệu cũng càng phải có chất lượng cao. Con bò sữa là một “cỗ máy” hiện đại. Chính vì vậy, việc chọn mua, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác phải đặc biệt cẩn thận. Trong chăn nuôi bò sữa chúng ta cần chú ý những vấn đề sau đây:
NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI

1566 Lượt xem

Nước đóng vai trò thiết yếu trong mọi hoạt động sống của bò, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất và khả năng sinh sản của chúng. Cung cấp đủ nước cho bò theo từng giai đoạn phát triển là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu nước uống của bò để bà con tham khảo:

KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC Ở BÒ CÁI - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHĂN NUÔI
KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC Ở BÒ CÁI - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHĂN NUÔI

783 Lượt xem

Nếu bạn là một người chăn nuôi bò, việc nhận biết được khi nào bò cái bắt đầu vào chu kỳ động dục là điều cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn nắm bắt thời điểm thích hợp để thực hiện việc phối giống, mà còn đảm bảo hiệu suất sinh sản và hiệu quả kinh tế cao hơn cho đàn bò. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật chính để phát hiện động dục ở bò cái.

Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị
Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị

2455 Lượt xem

Mùa nắng, nóng là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng, đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất của trâu, bò, thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Sau đây xin giới thiệu với người chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên trâu, bò.
TÌM HIỂU VỀ BỆNH DO SALMONELLA DUBLIN Ở BÊ
TÌM HIỂU VỀ BỆNH DO SALMONELLA DUBLIN Ở BÊ

447 Lượt xem

Thông thường, các bệnh gây ra do vi khuẩn Samonella thường có các triệu chứng trên đường tiêu hóa, tuy nhiên đối với S. dublin bê nhiễm bệnh thường biểu hiện như bệnh về đường hô hấp. Khi mổ khảo sát bê chết do nhiễm trùng huyết, những bệnh tích điển hình viêm phổi kẻ, hoại tử kèm với gan sưng to, túi mật sưng to, niêm mạc vàng và màng treo ruột có nhiều hạch bạch huyết, phát triển to.

 

PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC

3651 Lượt xem

Khi tiến hành vật bò dễ dàng hơn và an toàn hơn ngựa, vì chúng chống cự ít hơn và sẵn sàng nằm xuống. Vị trí nằm của bò nên sắp xếp ở khu vực đủ rộng,vì khi vật có thể giúp chúng tráng khỏi các vết chầy xước và bầm tím. Với bò đực thường mạnh mẽ hơn và khó khăn hơn để vật ngã và cố định. Để đảm bảo an toàn cho con vật khu vật ngã cần hai đường dây cương phụ so với một vòng siết chặt.

CÁCH XỬ LÝ PHÂN BÒ
CÁCH XỬ LÝ PHÂN BÒ

8869 Lượt xem

Phân bò đã qua xử lý ( ủ hoai )là loại phân bị hoai mục trở thành mùn, chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng mà không còn vi khuẩn gây hại người và cây trồng
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÌNH TRẠNG BÒ BỊ ĐAU CHÂN: ĐỀ PHÒNG LÀ GIẢI PHÁP TỐT NHẤT

1842 Lượt xem

Bò bị đau chân là một tình trạng khá phổ biến trong quá trình chăn nuôi. Hôm nay, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn về một số nguyên nhân gây đau chân ở bò, cũng như cách phòng tránh để bảo vệ đàn bò của bạn.

CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ
CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ

1962 Lượt xem

Giái pháp đơn giản để nâng cao tỷ lệ thụ thia (CR) đó là cải thiện quản lý sinh sản và môi trường của bò sữa, đây là hai yếu tố giải thích cho 96% sự khác biệt trong tỷ lệ thụ thai (CR) Cụ thể hơn, dinh dưỡng (ví dụ: năng lượng, cân bằng chất khoáng, và thức ăn và độc tố nấm,…), sức khỏe của động vật (ví dụ: rối loạn chuyển hóa, tình ổn định của hệ thống sinh sản,…) và quá trình sinh sản (ví dụ: phát hiện động dục, và thụ tinh,…) và quản lý dữ liệu ảnh hưởng lớn nhất đến bài toán sinh sản. Yếu tố nào còn tác động đến CR? Di truyển đóng góp 3% ở bò cái so với 1% ở bò đực. Hãy phân tích rõ hơn tại các giai đoạn cạn sữa, cận sinh, sinh con, sau sinh, động dục đồng pha, thụ tinh, viêm vú và quản lý/ hoặc đánh giá dữ liệu ảnh hưởng đến CR.
Quy trình kỹ thuật nuôi bò BBB cho hiệu quả kinh tế cao
Quy trình kỹ thuật nuôi bò BBB cho hiệu quả kinh tế cao

6624 Lượt xem

Bò BBB có cơ bắp phát triển siêu trội, ngoại hình đẹp, khả năng sử dụng thức ăn tốt, thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, giống bò BBB đã được sử dụng để lai tạo với đàn bò lai của địa phương tạo ra đàn bê lai F1 bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng