CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ

Khi có bất kỳ tổn thương nào ở vùng vú, các con mẹ thường không cho con bú và đá, đẩy, cắn con non khi chúng lại gần bú mẹ. Sau đây là cách xử lý khi bò mẹ không cho con bú.

 

** Nếu bò mẹ không cho con bú thì rất có thể nó đang bị viêm vú, khả năng tiết sữa giảm, thậm chí có con không tiết sữa. Lúc này, thể tích của vú bị bệnh sẽ nhỏ hơn bình thường, bà con có thể quan sát được bầu vú đó bị teo nhỏ đi. Bệnh có thể kèm theo triệu chứng sốt, bò mệt mỏi, kém ǎn.

𝗖𝗮́𝗰𝗵 𝘅𝘂̛̉ 𝗹𝘆́:

- Cách ly bò bị bệnh, không để chúng ở gần các con non.

- Cắt giảm thức ăn tinh, cỏ tươi, cỏ khô, cho uống nhiều nước và tăng khẩu phần thức ăn giàu dinh dưỡng để trợ sức, trợ lực cho bò.

- Nếu bò ăn kém, gầy yếu có thể truyền Gluco 5% hoặc 10% cho bò, liều lượng 500-1000ml/lần. Ngoài ra nên bổ sung thêm vitamin bằng cách tiêm bắp cho bò để tăng đề kháng.

- Vắt sữa nhiều hơn khoảng 4-6 lần/ngày để bò tự loại bỏ mầm bệnh khỏi cơ thể, đồng thời giảm độ căng tức cho bầu vú. Khi vắt cần vắt kiệt sữa và lau khô.

- Thường xuyên vệ sinh, xoa bóp vú bị viêm bằng khăn mềm, sạch và nước ấm.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu độc, khử trùng để ngăn ngừa nguy cơ kế phát nhiễm khuẩn.

=> Bò mẹ không cho con bú là biểu hiện bình thường khi vùng vú bị tổn thương. Nếu con non bú mẹ lúc này sẽ khiến bò mẹ rất đau và chất lượng sữa cũng không đảm bảo. Bà con cần điều trị dứt điểm cho bò mẹ rồi mới cho bê con tiếp tục bú.


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

HỆ TIÊU HÓA LOÀI NHAI LẠI
HỆ TIÊU HÓA LOÀI NHAI LẠI

777 Lượt xem

Thực vật là loại thức ăn nghèo dinh đưỡng và khó tiêu hóa (trong thức ăn chủ yếu là xenlulôzơ; ít tinh bột và prôtên,..). Để thích nghi với loại thức ăn có đặc điểm như vậy thì động vật ăn thực vật nói chung và động vật ăn thực vật có dạ dày 4 túi (động vật có dạ dày 4 ngăn hay động vật nhai lại) cũng có những đặc điểm cấu tạo cũng như quá trình tiêu hóa phù hợp.

KHI NHẬP ĐÀN DÊ MỚI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
KHI NHẬP ĐÀN DÊ MỚI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1024 Lượt xem

Những việc cần làm ngay khi mua dê về nuôi để tránh thất thoát, làm sao cho thất thoát ít nhất để giữ lại vốn, chăm sóc dê trong 1 tháng đầu tiên là những điều cực kỳ quan trọng quyết định thành hay bại gần như cả quá trình. Nên người mới khởi nghiệp với dê cần chú ý để chăm sóc dê tốt nhất và đảm bảo lợi nhuận.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ ĐÀN VẬT NUÔI KHỎI CÁI NÓNG GAY GẮT CỦA MÙA HÈ?
LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ ĐÀN VẬT NUÔI KHỎI CÁI NÓNG GAY GẮT CỦA MÙA HÈ?

378 Lượt xem

Mùa hè đến mang theo cái nóng oi ả, ảnh hưởng không chỉ đến con người mà còn đến cả đàn vật nuôi. Nắng nóng có thể khiến vật nuôi giảm năng suất, sinh trưởng chậm, dễ mắc bệnh. Do đó, việc bảo vệ đàn vật nuôi khỏi cái nóng gay gắt của mùa hè là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và biện pháp thiết thực để thực hiện tốt công việc này.

Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị
Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị

2832 Lượt xem

Mùa nắng, nóng là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng, đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất của trâu, bò, thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Sau đây xin giới thiệu với người chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên trâu, bò.
9 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BẦU VÚ BÒ
9 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BẦU VÚ BÒ

11752 Lượt xem

Điểm bầu vú _ Thang điểm 9 giúp bạn đánh giá bầu vú bò Chúc bạn quản lý đàn hiệu quả
Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản
Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản

2437 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh phụ thuộc 02 yếu tố chính: thụ tinh thành công, duy trì sự mang thai và sinh được bê sống, khỏe mạnh. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sống sót của bê con, quan trọng nhất là tình trạng đẻ khó. Tùy thuộc vào mức độ và loại đẻ khó có thể dẫn đến tình trạng bê con suy yếu, bò mẹ tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí là chết.
MẸO CHỌN DÊ GIỐNG HIỆU QUẢ
MẸO CHỌN DÊ GIỐNG HIỆU QUẢ

246 Lượt xem

Chọn dê giống tốt là bước đầu tiên quan trọng để đảm bảo thành công trong việc nuôi dê. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn lựa chọn được những con dê chất lượng:

BÍ KÍP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN Ở BÒ SỮA, BÒ THỊT
BÍ KÍP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN Ở BÒ SỮA, BÒ THỊT

3166 Lượt xem

Gần đây, nhiều người chăn nuôi bò sữa, bò thịt phản ánh về hiện tượng bò cái trong giai đoạn sinh sản thường hay xảy ra trường hợp bò chậm sinh, bò thụ tinh nhân tạo nhiều lần không, bò hay bị sảy thai, phối đi phối lại nhiều lần không chửa làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi. Những trường hợp này, nếu để kéo dài không có biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bò và làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chất lượng chăn nuôi
NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÒ BỎ ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT
NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÒ BỎ ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

632 Lượt xem

Bò là một trong những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao và có mức giá ổn định trên thị trường. Phần lớn đàn bò của nước ta được chăn thả tự do ở các khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình. Với quy mô này thì bò thường gặp tình trạng bỏ ăn mà bà con không rõ nguyên nhân.

BÍ MẬT VỀ NHỮNG CÁI LỖ TRÊN LƯNG BÒ!!
BÍ MẬT VỀ NHỮNG CÁI LỖ TRÊN LƯNG BÒ!!

4759 Lượt xem

Một trong những giải pháp chăn nuôi phổ biến nhất trong các trang trại, đó là đục lỗ trên thân bò, cừu... Tại sao phải làm như vậy, và liệu nó có cần thiết hay không?

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng