TÌM HIỂU VỀ BỆNH DO SALMONELLA DUBLIN Ở BÊ

Thông thường, các bệnh gây ra do vi khuẩn Samonella thường có các triệu chứng trên đường tiêu hóa, tuy nhiên đối với S. dublin bê nhiễm bệnh thường biểu hiện như bệnh về đường hô hấp. Khi mổ khảo sát bê chết do nhiễm trùng huyết, những bệnh tích điển hình viêm phổi kẻ, hoại tử kèm với gan sưng to, túi mật sưng to, niêm mạc vàng và màng treo ruột có nhiều hạch bạch huyết, phát triển to.

 

 

𝟭. Đặc điểm SALMONELLA DUBLIN

Salmonellae là vi khuẩn hình que, gram âm, kích thước trung bình dài 2-5 micron, rộng 0,5-1,5 micron và di động bởi tiên mao có vành lông run (peritrichous flagella). Salmonella thuộc họ Enterobacteriaceae (vi khuẩn đường ruột). Salmonella Dublin là một chủng thuộc loài phụ Salmonella enterica nên đôi khi còn được gọi là Salmonella enterica Dublin.

𝟮. Đường lây truyền

- Salmonella dublin là một chủng thích nghi với vật chủ. Lây truyền thường xảy ra thông qua tiêu hóa do ăn phải thức ăn có nhiễm phân của thú bệnh. Salmonella dublin có thể vượt nhau thai, xâm nhiễm thai và có thể gây sảy thai (thai sảy trước khi sinh ra nên thường ít thấy bê sơ sinh nhiễm ). Mức độ nghiêm trọng của biểu hiện lâm sàng sẽ thay đổi theo mức độ nhiễm trùng (mức độ lây nhiễm cao tạo ra các dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng hơn).

- Sau khi vào cơ thể bê, Salmonella dublin sẽ phát triển và tấn công vào các tế bào ruột, vượt qua niêm mạc ruột non và khi bị các đại thực bào tấn công, nó sẽ dựa vào đó xâm lấn các hạch bạch huyết. Tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của động vật, hệ thống miễn dịch có thể tiêu diệt thành công vi khuẩn. Nếu không, vi khuẩn sẽ di chuyển theo máu, hệ bạch huyết đến các cơ quan khác như phổi, gan, lá lách, v.v. gây nhiễm trùng huyết.

- Salmonella dublin có thể được thải không chỉ trong phân mà còn qua sữa, nước bọt, nước tiểu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo của bò bê bị nhiễm trùng. Do đó, hạn chế sự tiếp xúc của bê , là điều tối quan trọng để giảm số lượng nhiễm trùng mới. Vệ sinh và sát khuẩn là chìa khóa để giảm nhiễm trùng mới.

Nhiễm vi khuẩn Salmonella • Hello Bacsi

𝟯. Dấu hiệu lâm sàng

- Vi khuẩn Salmonella phổ biến thường xuất hiện dưới dạng bệnh dạ dày ruột, tuy nhiên, Salmonella dublin thường biểu hiện như một bệnh về đường hô hấp nhiều hơn. Bê dưới sáu tháng tuổi có nguy cơ nhiễm trùng cao nhất. Các dấu hiệu lâm sàng được quan sát thấy ở bê bị nhiễm Salmonella dublin bao gồm:

• Sốt

• Bê buồn bả, tách khỏi đàn

• Bò ăn, giảm độ ngon miệng

• Viêm phổi và suy hô hấp (ví dụ: tăng nhịp hô hấp, ho, v.v.)

• Tiêu chảy ra máu

• Mất nước

• Nhiễm trùng huyết

- Ngoài ra còn thấy một số triệu chứng như sưng khớp hoặc nhiễm trùng não cũng có thể xảy ra sau sự nhiễm trùng huyết (bê có triệu chứng thần kinh). Các dấu hiệu lâm sàng cũng có thể trở thành mãn tính và bao gồm tốc độ tăng trưởng kém, bê còi cọc, sức khỏe kém…Ở bò trưởng thành, Salmonella dublin còn là nguyên nhân gây sẩy thai. Tại Anh, Salmonella Dublin là nguyên nhân gây sẩy thai chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nguyên nhân khác.

CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG BÊ CON THEO MẸ

𝟰. chẩn đoán

a. Chẩn đoán trong phòng thí nghệm (phân lập vi sinh)

- Do các triệu chứng của bệnh cũng tương tự với nhiều loại bệnh khác (như nhiễm trùng huyết do E. coli, Clostridium…) nên việc phân lập vi sinh, mỗ khám bệnh tích là rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh do Samonella dublin.

- Có hai cách tiếp cận để chẩn đoán Salmonella dublin bao gồm:

• Phân lập vi sinh phát hiện vi khuẩn thông qua nuôi cấy dựa trên các loại bệnh phẩm (phổi, gan, ruột, túi mật, lá lách, thận và tủy xương) nhưng phân là phổ biến. Tuy nhiên, việc thải vi khuẩn vào phân của bò bệnh có thể không liên tục nên khi nuôi cấy không phát hiện vi khuẩn thì cũng cần cẩn trọng vì âm tính giả.

• Phát hiện phản ứng miễn dịch của bê động vật thông qua ELISA máu hoặc sữa. Độ nhạy chẩn đoán và độ đặc hiệu của ELISA đối với kháng thể phụ thuộc vào độ tuổi của bê được test (kiểm tra). Sự hiện diện của các kháng thể có nguồn gốc từ mẹ ở bê dưới 3 tháng tuổi cũng làm kết quả sai lệch. Phản ứng chéo với các Salmonellae khác có thể xảy ra.

b. Chẩn đoán dựa trên bệnh tích mỗ khám.

- Mặc dù, bệnh do Salmonella dubin gây nhiễm trùng huyết là bê chết cũng giống như nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng huyết khác, nhưng nó cũng có một số bệnh tích tương đối điển hình có thể phân biệt với những bệnh khác.

- Khi Salmonella xâm nhập cơ thể bê, nó tấn công vào niêm mạc ruột, vượt qua lớp bảo vệ ruột. tại đây nó sẽ bị các đại thực bào bao bọc và tiêu diệt, nhưng nó không bị tiêu diệt mà còn nhờ vào đại thực bào để phát triển. Vi khuẩn sẽ theo các đại thực bào đến các hạch bạch huyết tiếp tục phát triển và từ đó xâm nhập vào máu đi đến các cơ quan nội tạng gây bệnh. Vì vậy, hạch bạch huyết sưng to là một trong những bệnh tích điển hình của Salmonella Dublin. Ngoài ra, người ta cũng nhận thấy túi mật ở bê bệnh thường sưng to và chứa nhiều vi khuẩn. Do đó mẫu bệnh phẩm túi mật cũng thường được thu thập để phân lập vi khuẩn Salmonella Dublin.

- Khi Salmonella phát triển mạnh về số lượng sẽ đi vào máu và gây nên nhiễm trùng máu toàn than và gây nên viêm nhiễm ở nhiều bộ phận khác nhau đặc biệt là tại phổi (viêm phổi kẽ)

𝟱.Kiểm soát sự lây lan SALMONELLA DUBLIN

Một số biện pháp có thể được thực hiện để kiểm soát sự lây lan của Salmonella dublin trên đàn, trong việc kiểm soát dịch bệnh…Để kiểm soát bệnh do nhiễm Salmonella dublin trên một trang trại bò sữa cần nhiều biện pháp đồng bộ.

a. Từ khu vực đẻ:

Khu vực đẻ (chuồng đẻ) là một trong những khu vực quan trọng nhất cần được lưu ý trong việc kiểm soát Salmonella. Nhiễm trùng có bắt đầu sớm ngay sau đẻ tại khu chuồng đẻ. Bê sơ sinh không thể đề kháng lại sự nhiễm trùng vào thời điểm này do hệ thống miễn dịch chưa phát triển của chúng, khiến chúng rất dễ bị nhiễm trùng. Do đó, con bê với mẹ nó phải được dời đến nơi sạch sau khi đẻ trong thời gian càng sớm càng tốt (trong vòng 2 giờ sau khi sinh). Với những chuồng đẻ mật độ đông, viêm nhiễm bệnh chéo từ bò mẹ khác, bê khác là khó kiểm soát vì vậy bò mẹ cần có khu đẻ riêng biệt hoặc giảm mật độ thấp nhất có thể. Lưu ý việc thay thế chất đệm chuồng thường xuyên, vệ sinh, sát trùng và không dùng chuồng đẻ làm nơi điều trị (chuống thú y) hoặc nuôi bê sơ sinh.

b. Quy trình vệ sinh sát trùng

i. Dẹp sạch chất độn chuồng, thức ăn dư thừa, đổ hết nước trong máng (nếu có)

ii. Xịt nước làm sạch khu vực (từ khu cao xuống khu thấp)

iii. Sử dụng các loại thuốc sát trùng dạng kiềm (alkaline) phun lên tất cả các bề mặt và để tứ 15 -30 phút.

iv. Xịt nước làm sạch từ nơi cao xuống thấp.

v. Để khu vực khô ráo hoàn toàn

vi. 12 đến 24 giờ trước khi nhập bê, phun thuốc sát trùng (như Chlorine dioxide)

c. Đối với bê trước khi và chuẩn bị cai sữa

- Duy trì kế hoạch dinh dưỡng đầy đủ trong giai đoạn trước khi cai sữa là rất quan trọng để hỗ trợ đầy đủ hệ thống miễn dịch của bê. Cần lưu ý việc cho bú sữa đầu theo nguyên tắc 3 Q là Nhanh sớm (Quick), chất lượng (Quanlity) và đủ số lượng (Quantity). Lưu ý đến việc sử dụng sữa tươi, sữa thải từ bò bệnh, bò xử lý kháng sinh, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Sữa thải này nếu muốn cho bê sử dụng phải được thanh trùng và điều này sẽ gây tốn kém thêm chi phí, công lao động và quản lý.

- Luôn duy trì một môi trường sạch sẽ với mật độ chăn nuôi phù hợp, kế hoạch chăn thả, vệ sinh chuồng trại để giảm thiểu tối đa khả năng bê lành tiếp xúc với mầm bệnh nhất là từ phân (nên tránh cho bê tiếp xúc với phân bò trưởng thành). Vệ sinh, sát trùng luôn là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nhiễm trùng mới ở bê. Lưu ý việc sát trùng vệ sinh thiết bị, dụng cụ. Hầu hết các loại chất khử trùng được sử dụng trong các trang trại bò sữa hiện nay đều có hiệu quả chống lại vi khuẩn gram âm như Salmonella.

d. Đối với bò tơ

Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho bò tơ. Hạn chế việc tiếp xúc của bò tơ với bò lớn, đặc biệt là các chất thải của nó. Nuôi ghép bò các lứa tuổi phải chú ý khâu vệ sinh, sát trùng khi nhập đàn. Hạn chế việc chăn thả chung bò tơ với bò trưởng thành hoặc sử dụng chung đồng cỏ.

e. Bò cái

Đối với bò cái, mật độ nuôi, vệ sinh chuồng trại đồng cỏ là rất quan trọng. Bò cái có thể trở thành vật mang mầm bệnh hoặc có thể nhiểm bệnh lúc đẻ (lúc này sức đề kháng bò cái yếu nhất). Do đó, luôn chú ý đến việc giữ vệ sinh khu vực đẻ, giảm stress cho bò cái là rất quan trọng. Bò cái mắc bệnh do Salmonella Dublin thường sẩy thai vào thời điểm thai lớn hơn 5 tháng.

f. An toàn sinh học

Mua bò bê, đặc biệt là từ nhiều nguồn, là một yếu tố nguy cơ đáng kể làm cho trang trại nhiễm bệnh Salmonella dublin. Do sự loaị thải mầm bệnh của bò bê mang mầm bệnh là không liên tục, nên việc xét nghiệm phân muốn chính xác phải được tiến hành nhiều lần, lập đi lập lại. Bò bê bị bệnh lâm sàng nên được cách ly khỏi đàn và cần cẩn thận không đưa chúng trở lại đàn chính quá nhanh sau khi thuyên giảm các dấu hiệu lâm sàng. Vi khuẩn cũng có thể lây lan qua dụng cụ, thiết bị, quần áo nên an toàn sinh học phải được chấp hành nghiêm ngặt. Lưu ý, Salmonella dublin có thể lây nhiễm cho loài gặm nhấm (chuột) do đó việc kiểm soát loài gặm nhấm và bảo vệ các kho thức ăn cũng cần được lưu tâm.

 

𝟲. Điều trị

- Bệnh liên quan đến Salmonella dublin có thể khó điều trị và tỷ lệ chết cao. Điều trị bê bị nhiễm Salmonella dublin chủ yếu là khắc phục tình trạng bê mất nước, mất cân bằng điện giải do tiêu chảy, chống viêm (viêm ruột, viêm phổi) bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và xử lý nhiễm khuẩn bằng kháng sinh. Bê bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn sẽ cần liệu pháp truyền dịch truyền tĩnh mạch như dextrose, dung dịch kềm.

- Bê bị các nguyên nhân tiêu chảy không đặc hiệu thường được điều trị hiệu quả bằng kháng viêm không corticoid (NSAID) đặc biệt là kháng viêm Flunixin meglumine.

Lựa chọn kháng sinh thích hợp là rất khó khăn vì hầu hết các chủng Salmonella dublin đều kháng kháng sinh đa dạng (theo nghiên cứu tại Mỹ). Muốn sử dụng kháng sinh hiệu quả, trang trại phải làm kháng sinh đồ. Kết quả sơ bộ cũng cho thấy các kháng sinh điều trị bệnh hô hấp như nhóm enrofloxacin hay tulathromycine có hiệu quả. Bên cạnh đó các nhóm sulfamide mạnh (trimethoprim / sulfamethoxazole) cũng có hiệu quả nhưng lưu ý thới gian tồn lưu trong thịt sữa. khả năng

- Phòng thí nghiệm chẩn đoán thú y trường Đại học Michigan đã tiến hành làm kháng sinh đồ và cho kết quả như bảng 1. Kết quả này chỉ mang tính tham khảo.

𝟳. Tiêm phòng

Tiêm phòng bệnh do Salmonella cho bò và bê là một chiến lược để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh do Salmonella trong đàn bò sữa, tuy nhiên ở Việt Nam hiện chưa có vaccine. Ngay tại Mỹ cũng có nhiều loại vaccine Salmonella được lưu hành nhưng cũng chưa có một kết quả chắc chắn dù nhiều nghiên cứu cho thấy tiêm vaccine cho bò cái mang thai (lúc cạn sữa) đã tăng khả năng miễn dịch của bê chống lại Samonella dublin. Ngoài ra, sữa đầu của bò cái được tiêm vaccine cũng có khả năng giúp bê đề kháng bệnh.

 

 

💚 Cảm ơn các bạn đã và luôn đồng hành cùng Dungcunuoibo 💚

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA THỂ TRẠNG BÒ SỮA: ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
CHIẾN LƯỢC TỐI ƯU HÓA THỂ TRẠNG BÒ SỮA: ĐÁNH GIÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ

612 Lượt xem

Nhận biết thời điểm thể trạng của bò sữa là điều rất quan trọng với người chăn nuôi bò sữa. Việc này giúp cho người chăn nuôi có thể đưa ra những phương án chăm sóc bò sữa phù hợp nhất để bò phát triển và đạt năng suất tốt nhất.
CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ
CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ

1752 Lượt xem

Giái pháp đơn giản để nâng cao tỷ lệ thụ thia (CR) đó là cải thiện quản lý sinh sản và môi trường của bò sữa, đây là hai yếu tố giải thích cho 96% sự khác biệt trong tỷ lệ thụ thai (CR) Cụ thể hơn, dinh dưỡng (ví dụ: năng lượng, cân bằng chất khoáng, và thức ăn và độc tố nấm,…), sức khỏe của động vật (ví dụ: rối loạn chuyển hóa, tình ổn định của hệ thống sinh sản,…) và quá trình sinh sản (ví dụ: phát hiện động dục, và thụ tinh,…) và quản lý dữ liệu ảnh hưởng lớn nhất đến bài toán sinh sản. Yếu tố nào còn tác động đến CR? Di truyển đóng góp 3% ở bò cái so với 1% ở bò đực. Hãy phân tích rõ hơn tại các giai đoạn cạn sữa, cận sinh, sinh con, sau sinh, động dục đồng pha, thụ tinh, viêm vú và quản lý/ hoặc đánh giá dữ liệu ảnh hưởng đến CR.
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẤY MÁU TRÊN BÒ TRONG Y HỌC THÚ Y

374 Lượt xem

Lấy mẫu máu trên bò là một quy trình quan trọng trong y học thú y, giúp chẩn đoán và đánh giá sức khỏe của đàn bò. Dưới đây là các phương pháp thông dụng được sử dụng để lấy mẫu máu trên bò:
CÁCH XỬ LÝ PHÂN BÒ
CÁCH XỬ LÝ PHÂN BÒ

7297 Lượt xem

Phân bò đã qua xử lý ( ủ hoai )là loại phân bị hoai mục trở thành mùn, chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng mà không còn vi khuẩn gây hại người và cây trồng
CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI
CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI

80 Lượt xem

Chu kỳ động dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sinh sản của bò. Việc nắm bắt chính xác chu kỳ này giúp người nông dân tăng hiệu quả phối giống, tối ưu hóa năng suất và nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi bò.
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

258 Lượt xem

Người chăn nuôi phải kiểm soát thật tốt quá trình vắt sữa để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe; Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh.
CÁCH XỬ LÝ NẾU BÒ, BÊ ĂN ÍT HOẶC BỎ ĂN, KHÔNG NHAI LẠI
CÁCH XỬ LÝ NẾU BÒ, BÊ ĂN ÍT HOẶC BỎ ĂN, KHÔNG NHAI LẠI

174 Lượt xem

Bê có triệu chứng uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, thức ăn ứ lại trong bụng làm chướng bụng, phân nhão, ban đầu màu vàng nhạt sau chuyển màu trắng, mùi rất hôi thối, có lúc phân lổn nhổn hoặc sền sệt màu trắng, mùi rất thối, về sau ỉa lỏng, phân dính vào đuôi và hậu môn là bị bệnh gì và cách chữa trị ra sao?
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

5727 Lượt xem

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng hữu ích trong mỗi gia đình, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Những chú bò sữa hiền lành, ngộ nghĩnh, đáng yêu rất gần ngũi với trẻ thơ và là một lòai động vật có rất nhiều điều thú vị, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!
SỰ THẬT VỀ VIỆC NHỮNG CHÚ BÒ THẤY MÀU ĐỎ SẼ NHƯ THẾ NÀO?
SỰ THẬT VỀ VIỆC NHỮNG CHÚ BÒ THẤY MÀU ĐỎ SẼ NHƯ THẾ NÀO?

410 Lượt xem

Bò không thích màu đỏ là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, bò, cũng như các loài gia súc khác, đều bị mù màu đỏ. Chúng chỉ có thể nhìn thấy hai màu chính là xanh và vàng. Màu đỏ mà chúng ta nhìn thấy thì chúng sẽ nhìn thành màu xám.
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC

3083 Lượt xem

Khi tiến hành vật bò dễ dàng hơn và an toàn hơn ngựa, vì chúng chống cự ít hơn và sẵn sàng nằm xuống. Vị trí nằm của bò nên sắp xếp ở khu vực đủ rộng,vì khi vật có thể giúp chúng tráng khỏi các vết chầy xước và bầm tím. Với bò đực thường mạnh mẽ hơn và khó khăn hơn để vật ngã và cố định. Để đảm bảo an toàn cho con vật khu vật ngã cần hai đường dây cương phụ so với một vòng siết chặt.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng