CÁCH KIỂM TRA GIA SÚC (TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG) TRƯỚC KHI MUA CƠ BẢN

TRÂU, BÒ, DÊ giống là nhân tố quyết định trực tiếp đến năng suất sinh sản của lứa về sau, cũng như ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất chăn nuôi của người chăn nuôi, toàn trang trại. Vậy nên, việc chọn TRÂU, BÒ làm giống lại càng cần phải hết sức kỹ lưỡng, tỉ mỉ, bài bản.

Description: Hội thi bò béo, bò đẹp ở “xứ nhút“ | Xã hội | Báo Nghệ An điện tử

Việc kiểm tra sức khỏe cho đực giống được tiến hành theo các bước sau:

✍️ Kiểm tra khối lượng cơ thể hàng tháng để kịp thời điều chỉnh khẩu phần ăn nhằm cho đực giống không được quá gầy hoặc quá béo.

✍️ Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng và diệt ký sinh trùng ngoài da.

✍️ Kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và đặc biệt là cơ quan sinh dục.

Mắt

Kiểm tra kết mạc, giác mạc để phát hiện mắt bị viêm, bị tổn thương hoặc bị ký sinh trùng… để kịp thời điều trị cho con vật.

Răng và hàm

Răng phải cắm sát vào lợi. Không nên sử dụng những bò đực có xương hàm nhô ra hoặc thụt vào quá mức. Cần chú ý trạng thái các lỗ mũi, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu có vấn đề về đường hô hấp.

Hệ thống cơ-xương

Kiểm tra khớp xương, hệ thống cơ để phát hiện các bệnh về xương, khớp, cơ ảnh hưởng tới vận động và nhảy giá của trâu, bò đực giống.

Hình dáng của chân và bàn chân

 

- Kiểm tra chân và bàn chân trâu bò đực giống để phát hiện những khuyết tật hoặc tổn thương ảnh hưởng tới khả năng vận động, giao phối hoặc nhảy giá.

- Cả 2 móng không đối xứng về kích cỡ và hình dáng .

- Móng ngắn, mòn ở đầu móng, thường gặp ở những con cẳng chân sau thẳng đứng cột nhà (Hình).

- Các móng dài, hẹp với gót chân nông, con vật chân yếu (Hình) và đôi khi tạo nên móng hình kéo.

Kiểm tra dáng đi

- Kiểm tra dáng đi lại của trâu, bò đực từ hai bên và từ phía sau để phát hiện bệnh ở chân của bò. Bình thường, khi đi lại, bò đực cần đặt chân bàn chân sau trùng vào dấu bàn chân trước và hàng dấu chân phải thẳng khi đi tự do ngoài trời. Khi nhìn từ phía sau con bò đực, những cẳng chân phải thẳng từ trên xuống dưới và không quá vòng kiềng (Hình trên). Hiện tượng bước chân sau dài hơn hoặc ngắn hơn bước chân trước có liên quan đến năng lực giao phối của bò đực.

Kiểm tra dương vật và bao qui đầu

- Sờ khám toàn bộ túi bọc dương vật và bao qui đầu của trâu, bò đực giống xem có bình thường không. Chú ý những bất bình thường về độ sâu túi bọc dương vật, độ dày dây rốn và hiện tượng lộn bít tất của bao qui đầu. Những hiện tượng này có thể cản trở việc giao phối hoặc làm cho bò đực có thể bị thương.

Kiểm tra bìu dái

Sờ khám cẩn thận bìu dái và những bộ phận sinh dục bên trong cơ thể bằng cách đứng sau bò đực đã được cố định cẩn thận.

Kiểm tra bao dịch hoàn

- Dùng cảm giác của da tay sờ nhẹ vào bao dịch hoàn con vật để cảm giác độ to, nhỏ, cứng, mềm, nóng, lạnh và phản ứng đau vùng dịch hoàn để phát hiện bệnh ở dịch hoàn con vật.

- Kiểm tra những cơ quan sinh dục bên trong

Khám qua trực tràng có thể phát hiện một số trường hợp bất bình thường như:

a) Viêm tinh nang;

b) Có khối u;

Đường sinh dục nhỏ bé một cách bất thường hoặc thiếu một bộ phận. Bò sẽ cảm thấy đau khi sờ khám những bộ phận không bình thường, đặc biệt là do viêm.

Description: Đàn trâu được tập hợp ở Arnhem Land tại vùng Northern Territory. · Tin Tức  Nước Úc Mới Nhất

💚 Cảm ơn các bạn đã và luôn đồng hành cùng Dungcunuoibo.com 💚

- Nơi Chia sẻ những kiến thức chăn nuôi thú y

- Cung cấp dụng cụ thiết bị thú y & chăn nuôi.


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở DÊ
CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở DÊ

817 Lượt xem

Dê là một trong những loại động vật khá hiền lành và dễ nuôi tại nhiều nơi. Hãy cùng Dụng cụ nuôi bò tìm hiểu thêm một chú ý đặc điểm về con dê qua phần dưới đây nhé!

BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?
BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?

19319 Lượt xem

Sự khác biệt đáng kể về tính cách ngoại hình và thói quen kiếm ăn giữa dê và cừu rất thú vị. Sự giống nhau và khác nhau giữa dê và cừu cần được hiểu rõ vì cả hai chúng đều thuộc cùng một nhóm trong phân loại khoa học, Họ: Bovidae. Chúng là hai loài thuộc các chi khác nhau (dê thuộc chi Capra; cừu thuộc chi Ovis).

HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÊ CON CHUẨN TỪ A ĐẾN Z
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÊ CON "CHUẨN" TỪ A ĐẾN Z

1758 Lượt xem

Chăm sóc bê con mới sinh là một nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Bê con sơ sinh rất yếu ớt và dễ bị mắc bệnh, vì vậy cần được chăm sóc đặc biệt trong những ngày đầu sau khi sinh.

CÁC TRANG TRẠI LỚN CHỌN BÒ GIỐNG BẰNG CÁC CÁCH NÀY
CÁC TRANG TRẠI LỚN CHỌN BÒ GIỐNG BẰNG CÁC CÁCH NÀY

2482 Lượt xem

Tiêu chí quan trọng đánh giá đực giống là khối lượng giống 15 tháng tuổi và tỷ lệ thịt xẻ của đời sau sẽ tạo khả năng đánh giá gián tiếp đa số các chỉ tiêu khác quyết định giá trị giống.

Thương lái Trung Quốc móc nối tung tin đồn giá trâu, bò giảm?
Thương lái Trung Quốc móc nối tung tin đồn giá trâu, bò giảm?

3539 Lượt xem

Như Dân Việt đã thông tin, hiện đang có tình trạng giá trâu, bò ở một số tỉnh miền Trung rớt giá bất thường nghi do bị thương lái tung tin đồn giả. Để làm rõ vấn đề này, PV Dân Việt đã trao đổi với ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT). Đây cũng có thể là thông tin do thương lái Trung Quốc tung ra nhằm làm lũng đoạn thị trường.
Phương pháp chọn giống dê thông qua ngoại hình
Phương pháp chọn giống dê thông qua ngoại hình

3459 Lượt xem

Chọn giống trong ngành chăn nuôi dê là một khâu rất quan trọng, việc chọn lọc kết hợp vơi chăm sóc tốt sẽ giúp cho đàn dê phát triển nhanh đáp ứng được các yêu cầu đề ra mang lại hiệu quả kinh tế cao.
KINH NGHIỆM THIẾN TRÂU BÒ
KINH NGHIỆM THIẾN TRÂU BÒ

6610 Lượt xem

Trước khi thiến, trâu, bò cần phải được cố định chắc chắn. Nên chọn một cây thẳng, chắc chắn trong vườn và chôn thêm một số cọc, buộc thêm một số dóng to chắc, thẳng làm giá đỡ. Nếu thiến nhiều nên đóng giá đỡ bằng gỗ tốt, chắc chắn để dùng lâu dài và nhiều lần. Nơi thiến cũng cần bố trí chỗ kín đáo, ít người và vật qua lại. Khi tiến hành thiến cần giữ yên tĩnh để con vật không bị căng thẳng, phá bĩnh. Tuổi thiến các loại trâu, bò khác nhau. Bò đực thiến khi được 6-8 tháng tuổi. Trâu đực nên thiến lúc 8-10 tháng tuổi là tốt nhất.
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI DÊ MÀ BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ LOÀI DÊ MÀ BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT

642 Lượt xem

Bạn đã biết chưa? Dê - Loài vật tưởng chừng đơn giản lại ẩn chứa nhiều điều bất ngờ! Hãy cùng khám phá thêm nhiều điều thú vị khác về loài dê - người bạn đồng hành lâu đời của con người dưới đây nhé.

BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ

9148 Lượt xem

 có tuổi thọ tự nhiên từ 15 đến 20 năm. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng, giống như những động vật nông trại khác, bị rút ngắn đáng kể bởi ngành công nghiệp thịt và sữa. Ở đây, chúng ta sẽ khám phá chủ đề về việc bò sống được bao lâu và điều này khác với bò không tiêu thụ như thế nào.

Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới
Khái quát về chăn nuôi Bò thịt trên Thế giới

4406 Lượt xem

Ở những nước phát triển trên thế giới, ngành chăn nuôi bò thịt thường được chuyên môn hoá theo 2 hướng: nuôi bò chuyên thịt, hoặc nuôi bò kiêm dụng sữa-thịt.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng