Bệnh chướng hơi dạ dày trâu,bò

Do bò ăn quá nhiều cỏ họp đậu, cỏ non đầu mùa mưa hoặc ăn các loại thức ăn lên men nhanh, quá chua, thức ăn bị mốc, thối hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên men sinh hơi quá mức.

Nguyên nhân

 

Là sự lên men, sinh khí và tích khí quá nhiều trong dạ cỏ, không thoát (ợ) ra được và gây chư­ơng dãn, chèn ép hô hấp, tim, nhiều trường hợp cấp tính làm bò chết.

Có 2 dạng chư­ớng hơi là chướng hơi thể hơi (khí tự do) và chướng thể bọt khí. Chướng khí tự do (gassy bloat) do thức ăn lên men sinh khí nhanh, nhiều (nguyên cấp); do liệt dạ cỏ, tắc thực quản không thoát khí ra được (thứ cấp). Chướng bọt khí (frothy bloat): cỏ non, lên men, độ nhớt cao, bọt bền, khó thoát và tích tụ gây chướng.

Do bò ăn quá nhiều cỏ họp đậu, cỏ non đầu mùa mưa hoặc ăn các loại thức ăn lên men nhanh, quá chua, thức ăn bị mốc, thối hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên men sinh hơi quá mức.

Ngoài ra, cũng có thể bò sữa mắc một số bệnh  truyền nhiễm hoặc nội khoa như: Bệnh giả ung khí thán, bệnh tụ huyết trùng, bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật…

Triệu chứng

Do lượng hơi sinh ra quá mức, bụng bò to dần, rõ nhất là vùng hõm hông phía trái, gõ kêu, ấn tay vào thấy như quả bóng đầy hơi và có tiếng bọt khí.

Bò bệnh bỏ ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bứt rứt, khó chịu và thở khó khăn bằng miệng, lưỡi thè ra, đầu duỗi thẳng... Trường hợp nặng, bò không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí đái, bí ỉa, nếu không điều trị kịp thời con vật có thể bị ngạt và chết.

Chữa bệnh

Nguyên tắc điều trị, trước tiên phải giải phóng, giảm bớt hơi, bọt trong dạ cỏ, sau đó hạn chế sự lên men sinh hơi. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà dùng một trong các biện pháp sau:

-       Luồn ống thông vào dạ cỏ qua đường miệng - thực quản để hơi tự do thoát ra.

-       Nếu thể bọt khí: Uống 300-450 g dầu, qua ống thông dạ dày.

-       Để chống tạo bọt: Uống 100-250 ml dầu ăn.

-       Dùng Magnesi sulphat 100g + muối ăn 50g + thuốc tím 2 g, pha trong 2 lít nước, cho uống 2 lần/ngày, liên tục 2-3 ngày.

-       Uống 50 g muối Nabica (NaHCO3, muối tiêu) pha 2-3 lít nước ấm.

-       Tiêm  Pilocarpine 1% ~10 ml, liên tục 2-3 ngày.

-       Trường hợp cấp, nặng, nguy kịch thì phải cấp cứu bằng một trong các biện pháp sau:

+     Chọc troca vào chỗ cao nhất của lõm hông trái (chỗ căng nhất) để thoát hơi ra (lưu ý: chọc troca dạ cỏ phải rút lõi từ từ, để tránh hơi ra quá nhanh, giảm áp suất xoang bụng đột ngột, máu dồn từ não xuống gây choáng, chết đột ngột). Khi hơi ra hết vẫn để nguyên troca và lõi hoặc kim chọc ở đó để hơi sinh ra tới đâu sẽ thoát ra tới đó, sau 1-2 ngày thì rút ra.

Chọc troca phải vệ sinh, sát trùng vùng da và tiêm kháng sinh để chống nhiễm trùng.

+     Biện pháp cơ học: Dắt bò đi ngược chỗ dốc, kéo thẳng đầu lên cao, kéo lưỡi ra ngoài khóe miệng.

+     Dùng rơm khô và muối rang bọc giẻ chà xát mạnh lên hông trái và hai bên sườn. Lấy tay  kéo lưỡi bò ra và sát gừng vào lưỡi để bò ợ hơi. Dùng tay moi phân ở hậu môn để thông hơi, hạ áp lực xoang bụng.

+     Tỏi 50-100 g, lá trầu 200 g, gừng 100 g, phèn chua 10 g, dọc khoai nước 500 g, muối 30-50 g. Giã nhỏ, hoà 1-2 lít nước, vắt kiệt, bỏ bã, cho uống để chống lên men sinh hơi.

+     Gừng 30g, tỏi 50g, muối ăn 100g, giã nhỏ, pha 2 lít nước cho uống ngày 2 lần, liên tục 2-3 ngày.

+     Cho bò uống nước dưa chua hoặc 3-5 lít bia.

Để bò nơi thoáng mát, ăn các loại thức ăn dễ tiêu, uống nước pha một ít muối ăn. Tuyệt đối, không sử dụng nhiều thức ăn tinh như cháo, cám ngô…ép bò ăn khi con vật chưa có phản xạ nhai lại.

Phòng bệnh

-       Loại bỏ vật lạ làm tắc thực quản.

-       Bảo quản tốt thức ăn cho bò sữa, tránh thối mốc.

-       Cỏ họ đậu, cỏ non, đặc biệt là sau mưa, nên cắt, rửa sạch và phơi tái trước khi cho ăn.

-        Không thay đổi thức ăn đột ngột.


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ TRÊN BÒ: NỖI ÁM ẢNH CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI
CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ TRÊN BÒ: NỖI ÁM ẢNH CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI

381 Lượt xem

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa. Nguyên nhân là vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên sức khỏe giảm. Vào mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây họ đậu có chất Saponin như so đũa, bình linh... Khi nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác ợ hơi, hơi sinh ra không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở.

DÊ NHÀ BẠN CÓ BỊ HO KHÔNG?
DÊ NHÀ BẠN CÓ BỊ HO KHÔNG?

340 Lượt xem

Dê nhà bạn có bị ho không? Đừng lo lắng, chúng mình cùng nhau tìm cách khắc phục nhé!

Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị
Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị

4191 Lượt xem

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.
BỆNH NHIỆT THÁN TRÊN TRÂU/ BÒ
BỆNH NHIỆT THÁN TRÊN TRÂU/ BÒ

5183 Lượt xem

Bệnh nhiệt thán (Anthrax) xảy ra cấp tính hoặc quá cấp trên trâu bò, có đặc điểm bại huyết gây chết nhanh. Đây là bệnh động vật lây lan cho nhiều loài (Zoonosis) do Davaine (1850) phát hiện lần đầu tiên trên máu cừu bị bệnh.

KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ
KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

2647 Lượt xem

Nhiều con trâu, bò xuất hiện nhan nhản u, cục dưới da, đây là bệnh gì?

NGỘ ĐỘC HÓA CHẤT TỪ THỨC ĂN TRÊN GIA SÚC (TRÂU, BÒ...) VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
NGỘ ĐỘC HÓA CHẤT TỪ THỨC ĂN TRÊN GIA SÚC (TRÂU, BÒ...) VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

5313 Lượt xem

Khi cho bò ăn cỏ cắt ở những vùng vừa mới phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hoặc uống nước có nhiễm độc chất này thì bò sẽ bị ngộ độc. Khi ngộ độc, bò sẽ có triệu chứng như không tự chủ (đi đứng xiêu vẹo, liệt), thở nhanh, tim dập nhanh, loạn nhịp tim và ngừng hô hấp.

BÒ SẮP SINH MÀ KHÔNG ĐỨNG ĐƯỢC? ĐÂY CÓ THỂ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC SINH
BÒ SẮP SINH MÀ KHÔNG ĐỨNG ĐƯỢC? ĐÂY CÓ THỂ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC SINH

814 Lượt xem

Bại liệt trước sinh ở bò là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở những con bò mang thai từ 6 tháng đến 2 tháng trước khi sinh. Bệnh gây ra do sự thiếu hụt canxi, dẫn đến tình trạng co cứng cơ.

BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?
BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?

1039 Lượt xem

Vô sinh tạm thời ở bò sữa là một vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của đàn bò. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh tạm thời ở bò sữa, từ đó giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.
 

Bệnh sốt sữa ở dê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Bệnh sốt sữa ở dê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

1052 Lượt xem

Bệnh sốt sữa, một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong nuôi dê, đặc biệt là khi mùa lạnh đang đến gần. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh này mà chúng ta cần phải biết:

BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ
BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ

3064 Lượt xem

Mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, nhiệt độ môi trường lên cao, việc thải nhiệt của cơ thể gia súc bị cản trở, dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng; bệnh thường sảy ra đối với trâu, bò. Xin giới thiệu để cho người chăn nuôi biết cách phát hiện, phòng và điều trị bệnh cảm nắng, cảm nóng.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng