BỆNH VIÊM VÚ TRÊN DÊ

Đối với chăn nuôi để sữa, nhất là các giống dê sữa cao sản, bệnh viêm vú rất hay xảy ra và gây thiệt hại về kinh tế lớn. Bệnh viêm vú làm giảm, có khi mất khả năng tiết sữa, phải loại thải con giống. Bệnh còn làm lây lan sang đàn con của chúng.

Nguyên nhân

- Do vệ sinh môi trường nuôi nhốt kém.

- Kỹ thuật vắt sửa không đúng, tác động cơ học mạnh vào tuyến sữa.

- Da bầu vú, núm vú bị sây sát do cọ sát vào vật cứng trong chuồng hoặc khi chăn thả.

- Nhiễm một số loại vi khuẩn như tụ cầu trùng, liên cầu trùng.

Triệu chứng

- Bầu vú sung, nóng và đỏ hoặc lạnh và tím bầm.

- Cơ bầu vú thường bị trương, cứng lên hoặc phủ nể.

- Dê đau đớn khi sờ tới chỗ viêm.

Màu sữa thay đổi từ trắng sang màu vàng nhạt, rổi vàng thẫm có lẫn mủ hoặc lẫn máu.

- Sữa có thể bị loãng hơn.

- Dẻ kém ăn và cho năng suất sữa giảm hẳn.

Điều trị

- Sử dụng cao tan (thuốc nam) dán vào chỗ viêm, mỗi ngày thay một lần.

- Hàng ngày vắt sữa 3 lần để bỏ hết sữa trong bầu sữa đi, rồi chườm bằng nước nóng 38-40°C để giảm viêm.

- Nếu bị nặng, có thể dùng kháng sinh dạng mỡ như tetracyclin để tiêm vào sữa qua cửa mở của núm vú.

Phòng bệnh

- Nuôi dê trong môi trường đảm bảo vệ sinh tốt, tránh sự nhiễm bệnh và lây lan.

- Rửa sạch và lau khô bầu vú, núm vú bằng khăn sạch trước khi vắt sữa.

- Vắt sữa đúng thao tác kỹ thuật.

- Không chân thả dê khi gần đẻ và đang tiết sữa để tránh sự sây sát bầu vũ (trường hợp bầu vú to).

- Không để bất cứ vật gì trong chuồng trại nhốt dễ có nguy cơ làm sây sát bầu vú.

--> Nếu dê của bạn bị viêm vú, bạn nên tham khảo ý kiến của một bác sĩ thú y để đảm bảo điều trị đúng cách và đảm bảo sức kháng của dê được củng cố. Điều này có thể giúp duy trì sức kháng và sữa cho dê tốt hơn.

💚 Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết 💚


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ
BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ

2942 Lượt xem

Mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, nhiệt độ môi trường lên cao, việc thải nhiệt của cơ thể gia súc bị cản trở, dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng; bệnh thường sảy ra đối với trâu, bò. Xin giới thiệu để cho người chăn nuôi biết cách phát hiện, phòng và điều trị bệnh cảm nắng, cảm nóng.
DÊ NHÀ BẠN CÓ BỊ HO KHÔNG?
DÊ NHÀ BẠN CÓ BỊ HO KHÔNG?

246 Lượt xem

Dê nhà bạn có bị ho không? Đừng lo lắng, chúng mình cùng nhau tìm cách khắc phục nhé!

Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng
Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng

2995 Lượt xem

Mùa nắng nóng thường ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng. Đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật, côn trùng trung gian truyền các bệnh; bệnh dễ xâm nhập và lây lan nhanh, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ CÓ LÂY LAN KHÔNG?
BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ CÓ LÂY LAN KHÔNG?

336 Lượt xem

Viêm vú là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất ở bò sữa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất sữa và chất lượng sữa. Bệnh do nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus gây ra, trong đó vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu.

XỬ LÝ TỬ CUNG BÒ LỘN BÍT TẤT
XỬ LÝ TỬ CUNG BÒ LỘN BÍT TẤT

6976 Lượt xem

Là tình trạng lộn hoàn toàn hay một phần tử cung ra ngoài sau khi đẻ.
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ

8359 Lượt xem

Ruồi đẻ trứng trên da gia súc, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng qua các tổ chức, xuyên qua da hoặc ấu trùng qua vết thương hở hay các lỗ tự nhiên, vào tổ chức, gây tổn thương tổ chức và được gọi là bệnh giòi da.

Bệnh viêm vú ở bò sữa và cách phòng trị
Bệnh viêm vú ở bò sữa và cách phòng trị

5397 Lượt xem

Viêm vú bò sữa là bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, có thể nói ở đâu có chăn nuôi bò sữa ở đó có viêm vú. Viêm vú là bệnh viêm nhiễm sâu bên trong bầu vú gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập qua lỗ thông sữa ở đầu núm vú.

Cách phòng trị bệnh trâu, bò ngộ độc sắn ( khoai mì )
Cách phòng trị bệnh trâu, bò ngộ độc sắn ( khoai mì )

6707 Lượt xem

Sắn (phương ngữ miền Bắc) hay khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miền Nam lại là củ đậu) Trong mùa đông do thiếu thức ăn nên một số gia đình đã cho trâu bò đói ăn nhiều củ, bột sắn tươi, hậu quả trâu bò bị ngộ độc sắn dẫn đến chết. Triệu chứng chính là sau khi ăn sắn hoặc bột sắn tươi một thời gian ngắn, bệnh súc trướng bụng, bồn chồn; sau đó nằm nghiêng bên phải, bụng căng tròn, bốn chân duỗi thẳng, khó thở.
Bệnh sốt sữa ở dê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Bệnh sốt sữa ở dê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

937 Lượt xem

Bệnh sốt sữa, một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong nuôi dê, đặc biệt là khi mùa lạnh đang đến gần. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh này mà chúng ta cần phải biết:

Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò heo & cách phòng trị
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò heo & cách phòng trị

6659 Lượt xem

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng; theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đây là bệnh dịch xếp đầu tiên ở bảng A. Bệnh đã xảy ra trên đàn vật nuôi ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến ngày 4/3/2015 . Bệnh lở mồm long móng (tiếng Anh: Foot-and-mouth disease, viết tắt FMD; , là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê… Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí… Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới xếp bệnh lở mồm long móng đứng đầu các bệnh truyền nhiễm của động vật. Năm 1897, Friedrich Loeffler đã phát hiện bệnh lở mồm long móng đầu tiên do virus gây ra. Cho đến nay, người ta đã xác định có 7 dạng virus gây bệnh gồm các dạng A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1. Ở vùng Đông Nam Á chủ yếu là 3 dạng A, O và Asia1.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng