BỆNH NHIỆT THÁN TRÊN TRÂU/ BÒ

Bệnh nhiệt thán (Anthrax) xảy ra cấp tính hoặc quá cấp trên trâu bò, có đặc điểm bại huyết gây chết nhanh. Đây là bệnh động vật lây lan cho nhiều loài (Zoonosis) do Davaine (1850) phát hiện lần đầu tiên trên máu cừu bị bệnh.

Trực khuẩn nhiệt thán (màu xanh), màng bao quanh là lớp giáp mô.
Trực khuẩn nhiệt thán (màu xanh), màng 
bao quanh là lớp giáp mô.

1. Căn bệnh học:

             B. anthracis là loại trực khuẩn Gram dương, có kích thước tương đối lớn có thể hơi cong và thường có dạng hình chữ nhật. Trên môi trường thạch vi khuẩn thường xếp thành chuỗi dài. Trong cơ thể thú bệnh chúng thường ở dạng từng cặp hoặc chuỗi 3 hoặc 4 trực khuẩn. Chúng không di động. Giáp mô bao quanh vi khuẩn chứa D-glutamic acid và phát triển in vivo hoặc khi mọc trên thạch huyết thanh và trên môi trường có bicarbonate trong điều kiện có CO2. Khả năng sinh giáp mô mất đi khi vi khuẩn mọc trên agar. Plasmid PXO2 có vai trò trong sự hình thành giáp mô và độc tố.
     Vi khuẩn có khả năng sinh bào tử, nhưng bào tử trưởng thành không hình thành trong cơ thể thú trước khi chết. Dạng dinh dưỡng của vi khuẩn không có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh như các yếu tố vật lý và chất hóa học, mau chóng bị tiêu diệt qua sự thối rữa ở thú không được mổ xác. Tuy nhiên nó sẽ sinh bào tử khi xác được mổ và các chất có vi khuẩn tiếp xúc với không khí. Bào tử có sức đề kháng rất cao đối với ngoại cảnh và một số chất sát trùng, trong đất chúng có thể tồn tại nhiều năm.
 

2. Dịch tễ học bệnh nhiệt thán

     Bệnh nhiệt thán đã được báo cáo ở đa số nếu không phải là tất cả các nước có nuôi trâu bò trên thế giới, nhưng bệnh muốn xảy ra phải hội đủ một số yếu tố bao gồm: khí hậuđất đaikỹ thuật chăn nuôi và các biện pháp kiểm soát bệnh. Các ổ dịch thường xảy ra ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Ơ những vùng này, mầm bệnh còn tồn tại trong đất và là nguồn gốc gây nhiễm bệnh. Sự vứt bỏ các quày thịt cũng gây ra vấn đề nghiêm trọng vì trâu bò và thú khác có thể tiếp xúc với các mô, nhất là xương của các thú chết bệnh. Kiểu lây truyền này rất quan trọng ở các vùng đất nghèo phosphore.
     Ở các nước ôn đới, các ổ dịch chỉ xảy ra rải rác trên từng thú hoặc một số ít thú do ăn phải các thức ăn bị nhiễm mầm bệnh. Campbell (1969) cho biết đại đa số các ổ dịch nhiệt thán ở trâu bò vùng England và Wales do ăn thức ăn có bột thịt và bột xương được nhập từ châu Á hoặc Nam Mỹ, đồng thời cũng có trường hợp các protein thực vật cũng có thể nhiễm vi khuẩn nhiệt thántrong khoang tàu chung với bột thịt và bột xương. Hugh-John và Hussaini (1975) xác nhận ở Anh, thức ăn là nguồn lây nhiễm chính mặc dù có thể do chôn các thú ở đầu nguồn nước từ vài năm trước.
     Ở nước ta, bệnh chủ yếu tâp trung tại khu vực miền núi phía bắc vào mùa mưa (độ ẩm cao), bệnh gây chết trên nhiều gia súc. Bệnh cũng đã lây nhiễm và gây chết trên người dân tại địa phương, do tự ý mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Bệnh nhiệt thán trên trâu bò là bệnh bắt buộc phải công bố.

3. Cơ chế gây bệnh

     Nhiễm trùng bắt nguồn từ ăn phải đất hoặc máng ăn dính đất hay từ thức ăn bị nhiễm. Schlingham và ctv (1956) chứng minh là bệnh lâm sàng có thể xảy ra nếu trộn vi khuẩn trong thức ăn dạng viên. Bào tử xâm nhập qua niêm mạc còn nguyên vẹn hoặc qua các chỗ tổn thương nhỏ ở niêm mạc miệng và yết hầu và sau đó được di chuyển đến hạch lâm ba vùng đó là nơi bào tử nẩy mầm và nhân lên. Tiếp đó là sự xâm nhập vào dòng máu qua dịch lâm ba, đưa đến tình trạng bại huyết; vi khuẩn lan tràn trong tất cả các mô bào của cơ thể.

4. Triệu chứng bệnh nhiệt thán trên trâu/ bò

     Mọi lứa tuổi trâu bò đều mẫn cảm với bệnh. Thời kỳ ủ bệnh thường vào khoảng 1-2 tuần lễ, mặc dù một vài trường hợp bệnh có thể xảy ra sau 3-5 ngày.
     Khi dịch mới bắt đầu phát ra, thể quá cấp thường gặp trên các thú được tìm thấy đã chết trong vòng vài tiếng đồng hồ mà trước đó được coi như khỏe mạnh. Một số ít trường hợp cho thấy thú mệt mỏi, sốt, rung cơ, thở khó, mê man và co giật trước khi chết.
     Ở thể cấp tính, diễn biến bệnh khoảng 24 - 48 giờ với các triệu chứng sốt, mệt mỏi, thở khó và nhanh, tiêu chảy hoặc đi kiết, sung huyết và xuất huyết các niêm mạc bên ngoài và ở bò sữa có sự giảm đột ngột lượng sữa là các triệu chứng chính. Thú mang thai có thể bị sẩy thai.
      Các triệu chứng không điển hình thấy ở các bê đã được cho các liều kháng sinh để phòng bệnh như Oxytetracycline hoặc Chlortetracycline nhằm khống chế bệnh Salmonellosis. Trên các thú này có biểu hiện sốt nhẹ, chảy máu mũi và mắt là các triệu chứng duy nhất trước khi chết, thường vào khoảng 48 - 72 giờ sau khi bắt đầu mắc bệnh.

5. Bệnh tích khi mổ khám

     Trước khi mổ khám, thú bị bệnh chết đột ngột hoặc chết sau một thời gian bệnh rất ngắn, cần thiết phải xét đến khả năng bệnh nhiệt thán để đề phòng vấy nhiễm môi trường chung quanh. Nếu nghi ngờ bệnh nhiệt thán, cần lấy mẫu máu ngoại vi và nhuộm tiêu bản để quan sát dưới kính hiển vi. Trường hợp đã điều trị kháng sinh thì ít khả năng phát hiện vi khuẩn trong máu.
Máu không đông chảy ra từ mũi bò chết từ bệnh nhiệt thán.
Máu không đông chảy ra từ mũi 
bò chết từ bệnh nhiệt thán.
Xác thú mau chóng bị thối sau khi chết và nhiều trường hợp không quan sát thấy hiện tượng cứng xác (rigor mortis) và máu đen, máu không đông chảy ra từ các lỗ tự nhiên. Dịch xuất có lẫn máu được tìm thấy trong các xoang cơ thể và hiện tượng xuất huyết rộng khắp cơ thể nhất là ở màng phổi và màng bụng. Máu không đông hoặc khó đông chảy ra khi cắt các mạch máu. Niêm mạc dạ múi khế bị viêm rất nặng, cũng như ở ruột non và ruột già. Lách sưng lớn, đôi khi vỏ lách bị vỡ cho thấy nhu mô lách gần như lỏng ra và đen sẫm. Các bệnh tích ở thú đã được điều trị kháng sinh trước khi chết cho các bệnh tích tương tự nhưng không điển hình bằng.

6. Chẩn đoán bệnh nhiệt thán

    Chẩn đoán bệnh nhiệt thán trên trâu bò dựa trên sự phát hiện trực khuẩn có giáp mô ở trong máu ngoại vi và sau đó là phân lập và xác định căn bệnh ở phòng thí nghiệm. Như đã nói phần trên, ở nhiều nước, bệnh phải khai báo và cục thú y chịu trách nhiệm chẩn đoán xác định bệnh.
    Có nhiều nguyên nhân đưa đến cái chết đột ngột ở trâu bò, bao gồm các bệnh do Clostridium , giảm magnesium huyết, ngộ độc chì và cảm nắng. Có thể xác định nguyên nhân sau khi mổ khám và chẩn đoán ở phòng thí nghiệm.

    ► Lấy bệnh phẩm

     Mọi mẫu bệnh phẩm cần lấy càng sớm càng tốt. Trong xác chết chưa mổ ở điều kiện nhiệt độ cao hơn 25-30 độ C, các vi khuẩn gây thối sẽ diệt vi khuẩn nhiệt thán trong vòng 48 giờ. Đó là do vi khuẩn không tạo thành bào tử cũng như không tiếp tục sinh sản trong điều kiện không có oxy hoặc nồng độ CO2 tăng lên.
     Do máu khó đông, cách an toàn nhất để tránh làm lây lan là rút một lượng nhỏ máu bằng syringe từ mạch máu ngoại vi như tĩnh mạch đuôi hoặc tĩnh mạch cổ, cho vào 1 ống nghiệm nhỏ và dán lại bằng băng keo đã nhúng vào một chất sát trùng. An toàn hơn là làm một vết phết máu rồi để khô ngay trong không khí và dùng một que bông lấy máu hoặc dịch ngoại xuất để nuôi cấy.
     Phương pháp khác để lấy mẫu là dùng các băng keo vô trùng và các ống nghiệm. Cho 3 miếng keo dán 5 x 1 inch vào 1 ống nghiệm, nhỏ vào 3-5 giọt máu. Một đầu miếng keo dán được kéo ra phía ngoài ống nghiệm trước khi đậy nút bông lại. Khi nhận bệnh phẩm, nút được bỏ ra để mẫu máu khô trong vòng 2-3 giờ. Khác với các mẫu bệnh phẩm khác, các miếng keo dán này không cần bảo quản lạnh khi vận chuyển. Nếu đã điều trị trước với kháng sinh có thể ảnh hưởng kết quả phân lập.
     Việc mổ xác không nên làm nếu nghi ngờ bệnh nhiệt thán, cho tới khi kết quả kiểm tra vết phết máu trên kính hiển vi cho kết quả âm tính. Heo và ngựa thường không chứa vi khuẩn ở máu và heo thường thể hiện triệu chứng nhẹ hơn trâu bò. Vi khuẩn có thể tìm thấy ở dịch phù thủy trong xoang bụng hoặc hạch lâm ba dưới hàm. Trường hợp không phát hiện vi khuẩn ở 2 nơi trên thì có thể lấy lách để phết kính nhuộm và nuôi cấy trên môi trường.

7. Cách điều trị và phòng bệnh nhiệt thán trên trâu/ bò

     B. anthracis rất nhạy cảm với một số kháng sinh và việc điều trị thú sớm có thể hiệu quả, mặc dù một số bệnh nặng sẽ không thể khỏi. Một số ca điều trị thành công cho trâu bò với 5 triệu đơn vị Penicilline hoặc có phối hợp với Streptomycine. Liều đề nghị là 10 000 UI/kg thể trọng, tiêm 2 lần trong 3-5 ngày. Streptomycine với liều 4-5 g/con cũng được tiêm làm 2 lần. Mặc dù các loại Oxytetracycline hay Chlortetracycline là các kháng sinh kế tiếp được lựa chọn. Kháng huyết thanh chống bệnh dùng tiêm tĩnh mạch cũng rất hiệu quả nhưng do giá cao và cần số lượng nhiều nên không thể sử dụng trong thực tế.
     Khi xác định có bệnh trong đàn thú, mọi thú cần được theo dõi cẩn thận và nếu có biểu lộ triệu chứng bệnh, cần cách ly và đo thân nhiệt, nếu có sốt phải điều trị lập tức bằng kháng sinh.
     Ở những nơi có luật lệ quy định về khai báo bệnh nhiệt thán, người chủ trại hoặc thú y viên phải báo ngay cho cơ quan chức năng để thông báo cho chính quyền địa phương, nhằm ngăn chặn di chuyển gia súc trong khu vực có dịch. Xác thú nghi bệnh nhiệt thán phải gác lại và chỉ được cắt da với mục đích lấy mẫu máu xét nghiệm bởi cán bộ thú y có thẩm quyền.
     Cục thú y là cơ quan chức năng chẩn đoán bệnh và mẫu máu nhuộm được kiểm tra dưới kính hiển vi. Nếu xác định không phải bệnh nhiệt thán, chính quyền địa phương sẽ thông báo giải tỏa các biện pháp ngăn chặn. Trường hợp không kết luận được thì phải gởi mẫu máu đến phòng thí nghiệm cấp trên để nuôi cấy phân lập và làm phản ứng sinh hóa. Nếu xác định bệnh họ thông báo cho chính quyền địa phương biết để thiêu xác và tiêu độc chuồng trại với hóa chất là lysol 5%, formalin 3% hoặc xút ăn da 5-10%. Một điều đặc biệt chú ý là bệnh có thể lây nhiễm và gây chết người, do đó tuyệt đối không mổ trau bò chết khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.
     Ở những vùng có bệnh xảy ra, vaccin nha bào nhược độc có thể sử dụng và mọi trâu bò phải tiêm phòng hàng năm.
 
 [Dungcunuoibo.com]
 

DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

BÒ SẮP SINH MÀ KHÔNG ĐỨNG ĐƯỢC? ĐÂY CÓ THỂ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC SINH
BÒ SẮP SINH MÀ KHÔNG ĐỨNG ĐƯỢC? ĐÂY CÓ THỂ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC SINH

493 Lượt xem

Bại liệt trước sinh ở bò là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở những con bò mang thai từ 6 tháng đến 2 tháng trước khi sinh. Bệnh gây ra do sự thiếu hụt canxi, dẫn đến tình trạng co cứng cơ.

BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ - PHÒNG CHỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?
BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ - PHÒNG CHỐNG VÀ ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?

7225 Lượt xem

Viêm vú ở bò sữa là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Không loại trừ đối tượng hay vùng miền. Bệnh có thể xuất hiện và gây hại đặc biệt ở trong giai đoạn vắt sữa. Điều này mang đến hệ quả giảm sút về năng suất, sức sinh sản. Thậm chí là chết bò nếu không kịp thời ngăn chặn và điều trị viêm vú ở bò.
BÒ SỮA BỊ XOẮN DẠ CON: NÊN LÀM GÌ?
BÒ SỮA BỊ XOẮN DẠ CON: NÊN LÀM GÌ?

299 Lượt xem

Xoắn dạ con là một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở bò sữa, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách xử lý khi bò sữa bị xoắn dạ con.

BỆNH CASEOUS LYMPHADENITIS Ở DÊ
BỆNH CASEOUS LYMPHADENITIS Ở DÊ

746 Lượt xem

Dê là một loại gia súc được nuôi rộng rãi trên khắp thế giới. Chúng không chỉ cung cấp thực phẩm như thịt, sữa, nhưng còn là nguồn thu nhập cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc nuôi dê cũng gặp phải những thách thức bởi các vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh Caseous Lymphadenitis (CL).

BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ

8190 Lượt xem

Ruồi đẻ trứng trên da gia súc, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng qua các tổ chức, xuyên qua da hoặc ấu trùng qua vết thương hở hay các lỗ tự nhiên, vào tổ chức, gây tổn thương tổ chức và được gọi là bệnh giòi da.

KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ
KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

2505 Lượt xem

Nhiều con trâu, bò xuất hiện nhan nhản u, cục dưới da, đây là bệnh gì?

XỬ LÝ TỬ CUNG BÒ LỘN BÍT TẤT
XỬ LÝ TỬ CUNG BÒ LỘN BÍT TẤT

6599 Lượt xem

Là tình trạng lộn hoàn toàn hay một phần tử cung ra ngoài sau khi đẻ.
NGỘ ĐỘC HÓA CHẤT TỪ THỨC ĂN TRÊN GIA SÚC (TRÂU, BÒ...) VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
NGỘ ĐỘC HÓA CHẤT TỪ THỨC ĂN TRÊN GIA SÚC (TRÂU, BÒ...) VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

4865 Lượt xem

Khi cho bò ăn cỏ cắt ở những vùng vừa mới phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hoặc uống nước có nhiễm độc chất này thì bò sẽ bị ngộ độc. Khi ngộ độc, bò sẽ có triệu chứng như không tự chủ (đi đứng xiêu vẹo, liệt), thở nhanh, tim dập nhanh, loạn nhịp tim và ngừng hô hấp.

CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ TRÊN BÒ: NỖI ÁM ẢNH CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI
CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ TRÊN BÒ: NỖI ÁM ẢNH CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI

177 Lượt xem

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa. Nguyên nhân là vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên sức khỏe giảm. Vào mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây họ đậu có chất Saponin như so đũa, bình linh... Khi nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác ợ hơi, hơi sinh ra không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở.

Các Loại Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò
Các Loại Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò

4659 Lượt xem

Sau đây là 1 số Các Loại Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò và cách phòng trị chúng

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng