DÊ NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP PHỔ BIẾN

1. Bệnh viêm phổi

2. Hội chứng tiêu chảy

3. Bệnh chướng bụng đầy hơi

4. Bệnh ỉa chảy

5. Bệnh loét miệng truyền nhiễm

6. Bệnh viêm vú ở dê

7. Bệnh giun sán

1. Bệnh viêm phổi trên dê
- Bệnh viêm phổi ở dê thường xuất hiện vào những thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông hoặc vào đầu mùa xuân. Các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ thấp, gió mùa, chuồng trại ẩm ướt, chật chội, mất vệ sinh, dê dính mưa… làm tăng tỷ lệ dê mắc bệnh. Dê bị bệnh có biểu hiện sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ, có thể chảy nước dãi, nước mũi, ho và khó thở. Trường hợp bệnh nặng và không điều trị kịp thời dê dễ bị chết. Bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, dê ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại.
- Cách phòng bệnh: Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mua hè và ấm áp vào mùa đông. Định kỳ tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%. Cho dê ăn uống tốt, bảo đảm đủ dinh dưỡng; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ. Phát hiện sớm những con dê bị bệnh, nuôi cách ly và điều trị kịp thời.
- Cách điều trị: Điều trị nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục: Tylosin, liều 11mg/kg khối lượng /ngày; Gentamycin, liều 15mg/kg khối lượng /ngày; Streptomycin, liều 30mg/kg khối lượng/ ngày; Dùng vitamin B1, vitamin C; Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.

2. Hội chứng tiêu chảy trên dê
- Hội chứng tiêu chảy rất thường gặp ở dê non. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus. Nhưng nhiều khi do giun đũa hoặc cầu trùng. Bệnh thường phát vào những ngày quá nóng, quá lạnh hoặc mưa nhiều ẩm ướt. Tỷ lệ mắc bệnh cao khi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém; thức ăn kém chất lượng, bị bẩn, bị ướt, thối mốc. Dê bệnh bị tiêu chảy với các mức độ khác nhau, có khi phân rất loãng, mùi hôi thối, hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh, mắt nhợt nhạt
- Cách phòng bệnh: Nuôi dưỡng tốt dê non: cho ăn đủ sữa và thức ăn chất lượng tốt, uống nước sạch. Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân ủ để diệt trứng giun sán.
- Cách điều trị: Trường hợp bệnh nặng, ở dê non, có thể sử dụng enrofloxacin. Đối với dê trưởng thành, nên tiêm gentatylan hoặc colistin. Cho uống các dung dịch điện giải, liều 0,3 – 1,5 lít/ ngày hoặc truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn, ngọt đẳng trương.

3. Bệnh chướng bụng đầy hơi trên dê
- Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng sinh hơi quá mức trong dạ cỏ, làm căng bụng phía bên trái. Dê khó chịu, kêu la, không nhai lại, sùi bọt mép. Trường hợp chướng hơi nặng, không cấp cứu kịp thời dê sẽ bị chết.

- Phòng bệnh bằng cách không cho dê ăn thức ăn mốc, không thay đổi thức ăn đột ngột. Cỏ thu cắt về cần rửa sạch và phơi tái, đặc biệt là cỏ non sau khi mưa.
- Điều trị, dùng bọc giẻ bên trong có muối rang hoặc gừng, rượu, trộn lẫn với nhau, chà xát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái để kích thích nhu động dạ cỏ. Giã nhỏ 50g tỏi, 30g gừng và trộn lẫn 2 thứ này với 50g muối, sau đó hòa với 2 lít nước, cho dê uống 2 lần trong ngày. Pha 100g sunphatmagiê và 2g thuốc tím vào 2 lít nước và cho dê uống 2 lần/ ngày. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu: Tympanol, bloatinol.

4. Bệnh ỉa chảy trên dê
- Dê rất dễ bị bệnh này do hệ tiêu hóa khá kém. Nguyên nhân là do vi trùng hoặc thức ăn, nước uống bẩn, lạnh, thiu hoặc mốc. Dê sẽ bị phân nát đến lỏng khi thải ra ngoài.
- Khi phát hiện phân dê có hiện tượng bất thường, điều trị bằng cách cho dê ăn hoặc uống nước lá ổi, lá quả hồng xiêm, búp sim… Kết hợp cloramfenicon ngày 2-4 viên/con lớn.

5. Bệnh loét miệng truyền nhiễm trên dê
- Nguyên nhân của bệnh này là do siêu vi trùng. Hoặc  do ăn thức ăn già, cứng gây xước miệng và bị nhiễm trùng.
- Biểu hiện khá rõ ràng khi xung quanh môi, trong miệng đều có mụn to, loét ra. Nặng hơn thì tai, mũi, bầu vú cũng bị viêm loét. Khiến cho dê bị khó nhai, khó nuốt, nước dãi có mùi hôi thối.
- Khi thấy dê có hiện tượng này, hàng ngày cần rửa vết loét bằng nước muối loãng, hay nước oxy già. Sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh vào những vết loét đó. Bà con cũng có thể dùng chanh, khế sát vào vết loét nhiều lần cũng khỏi bệnh.

6. Bệnh viêm vú ở dê trên dê
- Nguyên nhân là do vệ sinh bầu vú không sạch. Hoặc vắt sữa không đúng kỹ thuật gây viêm nhiễm làm bầu vú sưng đỏ, nóng, đau. Sử dụng chung dụng cụ vắt sữa.  
- Cách chữa: Chườm vú nhiều lần bằng nước nóng có pha muối 5%. Sau đó đắp cao tan vào vú viêm. Vệ sinh vú sạch sẽ hàng ngày, đồng thời vệ sinh dụng cụ vắt sữa.

7. Bệnh giun sán trên dê
- Các ấu trùng giun sán có ở xung quanh nơi dê sống. Đặc biệt nếu môi trường không được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Biểu hiện khi dê mắc bệnh đó là biếng ăn, gầy. Dẫn đến thiếu máu, đau bụng, ỉa nhão đến lỏng. Mắc sán lá gan, dê có hiện tượng bị tích nước ở hàm dưới và bụng.
- Khi thấy dê có những biểu hiện trên, cho dê con uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn những giống cỏ trồng ở vùng ngập nước. Nếu có thì nên phơi nắng  trong một ngày để các ấu trùng đó chết đi, và giảm lượng nước trong cỏ. Như vậy dê ăn sẽ không bị tiêu chảy, không bị giun sán. Dùng dextrin - B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

 

💚 Cảm ơn các bạn đã và luôn đồng hành cùng Dungcunuoibo.com 💚

- Nơi Chia sẻ những kiến thức chăn nuôi thú y

- Cung cấp dụng cụ thiết bị thú y & chăn nuôi.


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ
BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ

2657 Lượt xem

Mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, nhiệt độ môi trường lên cao, việc thải nhiệt của cơ thể gia súc bị cản trở, dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng; bệnh thường sảy ra đối với trâu, bò. Xin giới thiệu để cho người chăn nuôi biết cách phát hiện, phòng và điều trị bệnh cảm nắng, cảm nóng.
XỬ LÝ TỬ CUNG BÒ LỘN BÍT TẤT
XỬ LÝ TỬ CUNG BÒ LỘN BÍT TẤT

5262 Lượt xem

Là tình trạng lộn hoàn toàn hay một phần tử cung ra ngoài sau khi đẻ.
KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ
KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

2288 Lượt xem

Nhiều con trâu, bò xuất hiện nhan nhản u, cục dưới da, đây là bệnh gì?
Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng
Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng

2365 Lượt xem

Mùa nắng nóng thường ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng. Đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật, côn trùng trung gian truyền các bệnh; bệnh dễ xâm nhập và lây lan nhanh, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ
NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

419 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ trâu, bò sinh sản mắc bệnh chậm sinh, vô sinh ngày càng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập từ nguồn bán bê, sữa của người nuôi. Do vậy, cần tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.  
BỆNH CASEOUS LYMPHADENITIS Ở DÊ
BỆNH CASEOUS LYMPHADENITIS Ở DÊ

528 Lượt xem

Dê là một loại gia súc được nuôi rộng rãi trên khắp thế giới. Chúng không chỉ cung cấp thực phẩm như thịt, sữa, nhưng còn là nguồn thu nhập cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc nuôi dê cũng gặp phải những thách thức bởi các vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh Caseous Lymphadenitis (CL).
BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC (trâu, bò, heo...)
BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC (trâu, bò, heo...)

2851 Lượt xem

Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò heo & cách phòng trị
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò heo & cách phòng trị

6071 Lượt xem

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng; theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đây là bệnh dịch xếp đầu tiên ở bảng A. Bệnh đã xảy ra trên đàn vật nuôi ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến ngày 4/3/2015 . Bệnh lở mồm long móng (tiếng Anh: Foot-and-mouth disease, viết tắt FMD; , là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê… Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí… Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới xếp bệnh lở mồm long móng đứng đầu các bệnh truyền nhiễm của động vật. Năm 1897, Friedrich Loeffler đã phát hiện bệnh lở mồm long móng đầu tiên do virus gây ra. Cho đến nay, người ta đã xác định có 7 dạng virus gây bệnh gồm các dạng A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1. Ở vùng Đông Nam Á chủ yếu là 3 dạng A, O và Asia1.
VIÊM VÚ BÒ SỮA
VIÊM VÚ BÒ SỮA

2479 Lượt xem

Bệnh viêm vú trên bò sữa là bệnh thường gặp nhất trong chăn nuôi bò sữa. Hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải; Bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí có trường hợp gây chết bò nếu không điều trị kịp thời.
TÌM HIỂU VỀ BÊNH BIÊN TRÙNG TRÊN BÒ
TÌM HIỂU VỀ BÊNH BIÊN TRÙNG TRÊN BÒ

281 Lượt xem

Bênh Biên Trùng Trên Bò là một trong những bệnh ký sinh trùng đường máu phổ biến ở bò, đặc biệt là bò sữa nhập nội, bệnh do đơn bào ký sinh trong hồng cầu bò gây ra. Đơn bào có thể tồn tại trong máu nhiều năm. Bệnh lây lan chủ yếu qua vật chủ trung gian là ve hút máu từ bò bị bệnh rồi truyền sang cho bò khỏe.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng