Kinh nghiệm chọn bò để vỗ béo

Kỹ thuật chọn bò đưa vào vỗ béo tùy theo các mô hình vỗ béo khác nhau như vỗ béo bò tơ, vỗ béo bò trưởng thành, vỗ béo bò loại thải gầy ốm

Chọn bò non đưa vào vỗ béo (loại hình vỗ béo 1): chọn những con bò non khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khung xương to vững chắc, lông da bóng mượt, trọng luợng bình quân khi đưa vào vỗ béo đạt mức 200 – 250 kg. Bò có vóc dáng to lớn, khả năng sinh trưởng, phát triển cho thịt cao. Theo kinh nghiệm của những người dân chăn nuôi giỏi tại địa phương, khi chọn mua loại bò này, họ sẽ quan sát hình dáng con bò từ đằng xa rồi tiến lại gần vào để quan sát tiếp. Nếu thấy hình dáng con bò to dần lên trong tầm mắt quan sát, thì có nghĩa con bò này rất có triển vọng đưa vào vỗ béo, vì nhanh lớn, khả năng cho thịt cao, chất lượng thịt cũng ngon. Ngược lại, những con nào không có đặc điểm như vậy thì không nên mua vì bò sẽ chậm lớn, hiệu quả kinh tế thấp, mất nhiều công chăm sóc nuôi dưỡng.

– Chọn bò trưởng thành đưa vào vỗ béo (loại hình vỗ béo 2): chọn những con khỏe mạnh, không mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa và bệnh mãn tính. Bò còn khả năng tăng trọng và khả năng cho thịt cao. Biểu hiện cụ thể bên ngoài như sau: dáng vẻ nhanh nhẹn, thân hình cân đối, kết cấu khung cơ thể to lớn, vững chắc, bụng thon, da mỏng, đàn hồi tốt, lông mịn. Chiều cao thân bò đạt từ 100 – 110 cm, chiều dài mình đạt từ 110 – 120 cm. Khối lượng bình quân của bò khi đưa vào vỗ béo là 300 – 400 kg. Đầu bò thanh mảnh, vành mồm rộng, vùng lông xung quanh mõm bò ngắn cụt, răng chắc khỏe. Cổ to ngắn nhưng không có cảm giác nặng nề, xoay chuyển cử động dễ dàng thuận lợi. Ngực sâu, vai nở, bản sống lưng rộng, mông to, nhưng phần gốc đưôi còn lõm sâu, chưa đầy thịt, là những con bò có khả năng cho nhiều thịt tích lũy sau quá trình vỗ béo. Bò có U vai to nổi rõ, mang đặc trưng riêng của giống là những con có khả năng cho năng suất, chất lượng thịt tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình.

– Chọn bò già loại thải đưa vào vỗ béo (loại hình vỗ béo 3): chọn những con bò càng gầy càng tốt (giá mua bò sẽ rất rẻ) nhưng phải đảm bảo có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt (vì sẽ cho khả năng tăng trọng nhiều). Với bò đực loại thải, chọn những con có vóc dáng to lớn, da mỏng, cơ thể vững chắc, khung xương to sẽ cho nhiều thịt tích lũy sau khi vỗ béo. Với bò cái loại thải, chọn được những con vừa kết thúc xong quá trình nuôi bê là tốt nhất, vì những con bò cái này vừa trải qua quá trình nuôi con, tiêu tốn nhiều năng lượng và dinh dưỡng trong cơ thể, nên khả năng ăn rất tốt, hệ số tiêu hóa sử dụng thức ăn cao, khả năng tăng trọng nhanh và tích lũy thịt khá. Nói chung trong hình thức vỗ béo bò già, việc chọn lựa một con bò đưa vào vỗ béo không cầu kỳ phức tạp lắm. Với kinh nghiệm của người Mông, họ chọn những con bò gầy có khung cơ thể to, vai rộng, ức sâu, độ rộng của mông và lưng lớn, dáng đi nhanh nhẹn, lông da mỏng. Đặc biệt bò phải có vành mồm to rộng, hàm răng chắc khỏe, vẫn còn đủ 8 cái răng cửa, vì theo họ, những con bò này ăn khỏe, dễ ăn và nhanh lớn.

Lưu ý: dù trong loại hình vỗ béo nào, thì một kinh nghiệm rất đáng quan tâm của người Mông là họ luôn chọn những con bò khi sờ tay vào cơ thể, họ có thể thấy được xương bò to hay nhỏ, và luôn chọn những con có khung xương to (vì như thế mới có thể bám thịt nhiều). Lớp da bò mỏng cũng là một yếu tố quan trọng để họ đưa ra quyết định chọn mua bò về vỗ béo, vì theo họ những con bò có da mỏng thì khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho nhiều thịt.

Kỹ thuật vỗ béo bò thịt

Vỗ béo bò trước khi bán thịt rất quan trọng, làm tăng hiệu quả chăn nuôi do tăng khối lượng và chất lượng thịt. Sử dụng nguồn thức ăn là phế phụ phẩm nông nghiệp để vỗ béo bò trên cơ sở có bổ sung khẩu phần ăn (thức ăn tinh). Tuy nhiên cho đến nay tỷ trọng về số lượng bò vỗ béo trước khi bán thịt so với tổng đàn bò trong toàn huyện vẫn còn chiếm một tỷ lệ thấp.

 

Nguồn thịt bò cung cấp cho nhu cầu của thị trường hiện nay chủ yếu là những bò loại thải có thể trạng yếu. Vì thế những bò đem giết thịt có tỷ lệ thịt xẻ thấp, chất lượng thịt kém.

Trước tình hình nhu cầu về thịt ngày càng tăng của xã hội thì việc chăm sóc, vỗ béo đàn bò thịt, chủ yếu là bò già không còn khả năng sinh sản; bê và bò đực không còn sức kéo là điều cần thiết tạo nguồn thu nhập lớn đối với hộ chăn nuôi. Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, việc sử dụng phế phụ phẩm để vỗ béo bòtrước khi giết thịt trong thời gian 60-90 ngày để tăng sản lượng thịt và tăng thu nhập cho người chăn nuôi là một yêu cầu được đặt ra. Đây là một nguồn thu nhập lớn đối với các hộ chăn nuôi, Nếu phát huy tốt thì đây sẽ là hướng làm ăn mới trong phát triển kinh tế cho các hộ dân, tạo công ăn việc làm vì trong điều kiện không có đồng cỏ để chăn thả thì việc nuôi nhốt và bổ sung thức ăn tinh là hợp lý và đem lại hiệu quả cao. Vì vậy Chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật vỗ béo bò trước khi giết thịt như sau:

II. Nội dung quy trình vỗ béo.

1. Loại bò đưa vào vỗ béo và cách chọn.

Bò đưa vào nuôi vỗ béo là các bò cái, bò đực, thuần hoặc lai, không sử dụng vào mục đích sinh sản, cày kéo; Bò sữa loại thải; bò gầy do thiếu dinh dưỡng, Bò hướng thịt hết giai đoạn nuôi lớn; Bê nuôi hướng thịt.

Để nuôi vỗ béo lấy thịt đạt hiệu quả cao cần chọn những con không quá già, không mắc bệnh.

Bò bị bệnh thông thường phải điều trị khỏi bệnh trước khi đưa vào vỗ béo.

Ngoài ra cần lưu ý đến các yếu tố sau:

– Giống: Các giống bò lai phát triển nhanh hơn các giống bò địa phương.

– Giới tính: Bò đực tăng trọng nhanh hơn bò cái.

– Tuổi: Bò càng già hiệu quả sử dụng thức ăn càng kém, khả năng tăng trọng chậm.

– Thể trạng: Bò có thể trạng gầy, khung xương to cho hiệu quả cao hơn bò có thể trạng béo.

2. Tẩy ký sinh trùng:

Trước khi đưa vào vỗ béo bò phải tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây

a/ Ngoại ký sinh trùng: ve, rận, ruồi…

– Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như neuguvon hoặc asunto. Hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa,liều sử dụng phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

Pha và sửa dụng thuốc: sử dụng Nevugvon với liều phổ biến 1,25g/lít nước. Bổ sung 50ml dầu ăn và 20 gram xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng. Dung bình phun đều lên toàn bộ cơ thể bò đặc biệt vùng bẹn, vùng nách và vùng yếm. Có thể đeo găng tay, dùng dẽ để bôi thuốc, không để thuốc bám vào người, quần áo, không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.

Nếu không có loại thuốc trên có thể sử dụng thuốc sau có tác dụng tương tự.

– Pha Bayticol hoặc Amitaz thành dung dịch 0,2%, nhúng ướt một miếng xốp hoặc đụn giẻ vào dung dịch và xoa lên cơ thể bò.

– Phun lên cơ thể bò dung dịch Amitaz hoặc Hantox đã pha sẵn.

– Tiêm Ivermectin, liều 0,2 mg/kg khối lượng cơ thể ( thuốc này còn có tác dụng tẩy giun tròn).

– Thuốc thông dụng (dễ tìm) Depterex 0,5% (5%).

b/ Diệt nội ký sinh trùng:

(Tẩy giun sán đường ruột, giun phổi, sán lá gan).

Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt rộng như: Levamisole 7,5 % (liều 01ml/ 20kg khối lượng cơ thể),Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột (tiêm bắp hoặc tiêm dưới da).


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

Kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng
Kỹ thuật nuôi bò sinh sản. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản nhốt chuồng

1848 Lượt xem

Với lợi nhuận trung bình mỗi năm 10 triệu đồng/con, nuôi bò sinh sản nhốt chuồng đang là hướng đi thu hút nhiều hộ nông dân đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống của gia đình. Để nắm vững kiến thức trong cách chọn bò giống sinh sản, cách chăm sóc từ bò mẹ cho đến lúc sinh bê con như thế nào, bà con hãy tham khảo bài viết hướng dẫn chi tiết kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản theo mô hình nhốt chuồng dưới đây.
Urea - 1 trong những khẩu phần ăn của bò
Urea - 1 trong những khẩu phần ăn của bò

2728 Lượt xem

[DỤNG CỤ NUÔI BÒ] – Khác với các động vật dạ dày đơn như lợn và ngựa, trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là những động vật nhai lại, có cấu tạo dạ dày độc nhất, cho phép chúng sử dụng năng lượng từ chất xơ thực vật tốt hơn so với các động vật ăn cỏ khác (thỏ, ngựa, voi).
BÒ CÁI MUỐN ĐỘNG DỤC? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT?
BÒ CÁI MUỐN ĐỘNG DỤC? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT?

4484 Lượt xem

Trong truyền giống nhân tạo bò, việc phát hiện bò cái động dục rất quan trọng, nếu không phát hiện được thì sẽ không tiến hành phối giống được hoặc phát hiện động dục sai thì phối sẽ không có chửa, mọi tốn kém cho các công việc chăn nuôi bò cái coi như bằng không. Phát hiện động dục là công việc quan sát, theo dõi bò cái để nhận biết các hiện tượng động dục và đưa bò cái vào nơi chờ phối giống.
CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI
CHU KỲ ĐỘNG DỤC BÒ SINH SẢN: HƯỚNG DẪN CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI

84 Lượt xem

Chu kỳ động dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc sinh sản của bò. Việc nắm bắt chính xác chu kỳ này giúp người nông dân tăng hiệu quả phối giống, tối ưu hóa năng suất và nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi bò.
KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC Ở BÒ CÁI - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHĂN NUÔI
KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC Ở BÒ CÁI - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHĂN NUÔI

305 Lượt xem

Nếu bạn là một người chăn nuôi bò, việc nhận biết được khi nào bò cái bắt đầu vào chu kỳ động dục là điều cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn nắm bắt thời điểm thích hợp để thực hiện việc phối giống, mà còn đảm bảo hiệu suất sinh sản và hiệu quả kinh tế cao hơn cho đàn bò. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật chính để phát hiện động dục ở bò cái.
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

5759 Lượt xem

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng hữu ích trong mỗi gia đình, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Những chú bò sữa hiền lành, ngộ nghĩnh, đáng yêu rất gần ngũi với trẻ thơ và là một lòai động vật có rất nhiều điều thú vị, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!
NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÒ BỎ ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT
NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÒ BỎ ĂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ NHẤT

330 Lượt xem

Bò là một trong những giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao và có mức giá ổn định trên thị trường. Phần lớn đàn bò của nước ta được chăn thả tự do ở các khu vực nông thôn với quy mô hộ gia đình. Với quy mô này thì bò thường gặp tình trạng bỏ ăn mà bà con không rõ nguyên nhân.
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI DÊ
HƯỚNG DẪN PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ TRONG CHĂN NUÔI DÊ

1032 Lượt xem

Trong chăn nuôi dê, thực hiện đúng quy trình phòng bệnh sẽ giúp vật nuôi có sức khỏe tốt, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC
THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC

1177 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò giống sinh sản, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, việc phát hiện động dục và phối giống kịp thời cho bò cái giúp tăng đàn nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ. Để giúp bà con chăn nuôi bò giống xác định đúng thời điểm động đục của bò cái, chúng tôi hướng dẫn một số dấu hiệu nhận biết sau:
CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ
CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ

812 Lượt xem

Khi có bất kỳ tổn thương nào ở vùng vú, các con mẹ thường không cho con bú và đá, đẩy, cắn con non khi chúng lại gần bú mẹ. Sau đây là cách xử lý khi bò mẹ không cho con bú.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng