TÌM HIỂU VỀ BÊNH BIÊN TRÙNG TRÊN BÒ

Bênh Biên Trùng Trên Bò là một trong những bệnh ký sinh trùng đường máu phổ biến ở bò, đặc biệt là bò sữa nhập nội, bệnh do đơn bào ký sinh trong hồng cầu bò gây ra. Đơn bào có thể tồn tại trong máu nhiều năm. Bệnh lây lan chủ yếu qua vật chủ trung gian là ve hút máu từ bò bị bệnh rồi truyền sang cho bò khỏe.

𝟭. 𝗧𝗶̀𝗻𝗵 𝗵𝗶̀𝗻𝗵

- Bệnh biên trùng bò phân bố rộng ở khắp nơi trên thế giới; Bệnh th­ường nặng và thấy nhiều ở các n­ước nhiệt đới.

- Ở Việt Nam, bệnh phổ biến trên đàn bò sữa; tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng từ 5 – 8%; bệnh gây nhiều thiệt hại cho đàn bò sữa nhập nội.

𝟮. 𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝗻𝗵𝗮̂𝗻

- Ở Việt Nam đã thấy 2 loài biên trùng gây bệnh cho bò:

- Loài Anaplasma marginale: hình cầu, nhỏ; ký sinh ở rìa hồng cầu; 01 hồng cầu có 1-5 biên trùng; loài này rất phổ biến.

- Loài Anaplasma centrale: ký sinh ở gần trung tâm và trung tâm của hồng cầu; loài này ít gặp

𝟯. 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 𝗹𝘆́

- Biên trùng ký sinh trong hồng cầu làm biến dạng hồng cầu, giảm tuổi thọ của hồng cầu.

- Độc tố biên trùng tiết vào máu gây rối loạn điều hoà nhiệt; phá huỷ hồng cầu, ức chế cơ quan tạo máu của bò bệnh, dẫn đến thiếu máu và suy nh­ợc, giảm l­ượng sữa.

𝟰. 𝗧𝗿𝗶𝗲̣̂𝘂 𝗰𝗵𝘂̛́𝗻𝗴

- Thời kỳ ủ bệnh của bò: 6 – 12 ngày.

- Sốt cao 40-41,70C; ít ăn hoặc bỏ ăn; nằm bệt.

- Không có n­ớc tiểu đỏ, vì mức độ tan vỡ hồng cầu ít hơn nhiều so với tác hại của lê dạng trùng.

- Bò thở khó, di chuyển khó khăn.

- Thiếu máu và suy nh­ợc, vật bệnh chết do kiệt sức sau 7-10 ngày bị bệnh thể cấp tính và sau 3 – 6 tháng bị bệnh thể mãn tính.

𝟱. 𝗕𝗲̣̂𝗻𝗵 𝘁𝗶́𝗰𝗵

Niêm mạc và thịt nhợt nhạt do thiếu máu.Túi mật cằng vì dịch mật ứ trệ, không l­u thông.

𝟲. 𝗗𝗶̣𝗰𝗵 𝘁𝗲̂̃

- Bò bị bệnh ở tất cả các lứa tuổi. Bò sữa nhập nội th­ờng bị bệnh cấp tính; bò nội bị bệnh mãn tính hoặc mang trùng.

* Vật chủ trung gian gồm 2 nhóm:

- Côn trùng môi giới: Ruồi hút máu (Stomoxy dinae) và mòng (Tabanidae).

- Vật chủ trung gian: Các loài ve cứng (Ixodidae) trong côn trùng, biên trùng phát triển một số giai đoạn trong vòng đời.

𝟳. 𝗖𝗵𝗮̂̉𝗻 đ𝗼𝗮́𝗻

- Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng đặc trư­ng: sốt cao, bần huyết, không có huyết sắc tố trong n­ước tiểu.

- Chẩn đoán phòng thí nghiệm: làm tiêu bản máu khô, đàn mỏng, nhuộm Giemsa, kiểm tra d­ưới kính hiển vi tìm biên trùng.

- Chẩn đoán miễn dịch: áp dụng ph­ơng pháp Card – Test và miễn dịch men (ELISA) để phát hiện kháng thể trong máu bò bệnh

𝟴. 𝗣𝗵𝗼̀𝗻𝗴 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵

- Tiêu diệt ruồi, mòng, ve hút máu và truyền bệnh, chuồng trại phải có tấm che chống ruồi mộng. Phát quang bờ bụi và bãi chăn để côn trùng không thể cư trú và phát triển được. Phun thuốc diệt côn trùng ở quanh chuồng trại theo định kỳ 1 tháng/lần.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

- Định kỳ dùng thuốc khử trùng tiêu độc: Han-Iodine 10%: 1 lít pha với 100 lít nước sạch, phun trong ngoài chuồng trại. Thực hiện 1 – 2 lần/tuần; Hantox-200: lọ 50 ml pha 5 lít nước phun diệt côn trùng ruồi, muỗi, mòng 2 – 3 tuần/lần.

- Tăng cường nuôi dưỡng và chăm sóc tốt gia súc đặc biệt là lúc giao mùa để nâng cao sức đề kháng đối với bệnh. Bổ sung các thuốc bổ, vitamin, khoáng vào thức ăn: Han-Goodway, Bcomplex, ADE, Hanmix-VK9…

- Định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra máu đàn bò, phát hiện bò bệnh, cách ly điều trị.

𝟵. 𝗧𝗿𝗶̣ 𝗯𝗲̣̂𝗻𝗵

Để điều trị bệnh biên trùng có hiệu quả cao nên dùng phác đồ như sau: Rivanol liều lượng 0,2 – 0,4 g, cồn 900 liều lượng 60 ml, nước cất liều lượng 120 ml. Cách pha: Đổ Rivanol vào 120 ml nước cất, đun khoảng 880C quấy cho tan hết, lọc dung dịch bằng giấy lọc. Sau đó để nguội dung dịch xuống khoảng 500C thì pha thêm 60 ml cồn 900 vào ta được dung dịch thuốc dùng cho 1 liều điều trị. Khi nhiệt độ dung dịch thuốc xuống còn 38 – 400C thì tiến hành truyền chậm vào tĩnh mạch cho bò. Liệu trình: Dùng 2 – 3 liều dùng liên tục hoặc cách 1 ngày dùng thuốc 1 lần.

**Lưu ý: Bảo quản thuốc ở lọ thủy tinh màu trong chỗ tối, nếu phải truyền thuốc cho bò ở ngoài trời thì phải dùng giấy hoặc vật liệu tối màu bọc xung quanh chai thuốc. Trước khi dùng Riavanol phải tiêm trợ sức trợ lực bằng Cafein và Vitamin B1. Nuôi dưỡng và chăm sóc tốt trong thời gian điều trị, nên bổ sung các vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng: B.Complex, ADE, để hạn chế bệnh lây lan, dùng: Hantox-200 phun trong và ngoài chuồng trại, xung quanh khu vực chăn thả, dùng Hantox-spray xịt ve trên bò định kỳ 2 – 3 tuần/lần.

👉 Nếu bạn nghi ngờ bò của mình mắc phải bệnh biên trùng, việc quan trọng nhất là tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ thú y hoặc chuyên gia chăn nuôi địa phương. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để xác định và điều trị bệnh một cách hiệu quả.


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

DỊCH NHẦY TRÊN BÒ CÁI: DẤU HIỆU QUAN TRỌNG CHO SỨC KHỎE SINH SẢN
DỊCH NHẦY TRÊN BÒ CÁI: DẤU HIỆU QUAN TRỌNG CHO SỨC KHỎE SINH SẢN

2470 Lượt xem

Dịch nhầy trên bò cái là một dấu hiệu quan trọng cho thấy sức khỏe sinh sản và giai đoạn sinh sản của bò. Việc quan sát dịch nhầy thường xuyên có thể giúp người chăn nuôi phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe sinh sản của bò cái và có biện pháp xử lý kịp thời.

VIÊM VÚ BÒ SỮA
VIÊM VÚ BÒ SỮA

2763 Lượt xem

Bệnh viêm vú trên bò sữa là bệnh thường gặp nhất trong chăn nuôi bò sữa. Hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải; Bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí có trường hợp gây chết bò nếu không điều trị kịp thời.
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ

8362 Lượt xem

Ruồi đẻ trứng trên da gia súc, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng qua các tổ chức, xuyên qua da hoặc ấu trùng qua vết thương hở hay các lỗ tự nhiên, vào tổ chức, gây tổn thương tổ chức và được gọi là bệnh giòi da.

Bệnh viêm vú ở bò sữa và cách phòng trị
Bệnh viêm vú ở bò sữa và cách phòng trị

5399 Lượt xem

Viêm vú bò sữa là bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, có thể nói ở đâu có chăn nuôi bò sữa ở đó có viêm vú. Viêm vú là bệnh viêm nhiễm sâu bên trong bầu vú gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập qua lỗ thông sữa ở đầu núm vú.

CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ TRÊN BÒ: NỖI ÁM ẢNH CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI
CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ TRÊN BÒ: NỖI ÁM ẢNH CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI

262 Lượt xem

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa. Nguyên nhân là vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên sức khỏe giảm. Vào mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây họ đậu có chất Saponin như so đũa, bình linh... Khi nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác ợ hơi, hơi sinh ra không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở.

Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng
Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng

2996 Lượt xem

Mùa nắng nóng thường ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng. Đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật, côn trùng trung gian truyền các bệnh; bệnh dễ xâm nhập và lây lan nhanh, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
TRÂU BÒ HAY MẮC BỆNH GÌ?
TRÂU BÒ HAY MẮC BỆNH GÌ?

3717 Lượt xem

10 căn bệnh trâu bò hay mắc phải và cách phòng tránh, chữa trị. Các bạn hãy tham khảo bài viết để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân nhé.

Bệnh chướng hơi dạ dày trâu,bò
Bệnh chướng hơi dạ dày trâu,bò

6649 Lượt xem

Do bò ăn quá nhiều cỏ họp đậu, cỏ non đầu mùa mưa hoặc ăn các loại thức ăn lên men nhanh, quá chua, thức ăn bị mốc, thối hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên men sinh hơi quá mức.
BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ
BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ

2943 Lượt xem

Mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, nhiệt độ môi trường lên cao, việc thải nhiệt của cơ thể gia súc bị cản trở, dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng; bệnh thường sảy ra đối với trâu, bò. Xin giới thiệu để cho người chăn nuôi biết cách phát hiện, phòng và điều trị bệnh cảm nắng, cảm nóng.
BỆNH BẠI LIỆT TRÊN BÒ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
BỆNH BẠI LIỆT TRÊN BÒ: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

1574 Lượt xem

Bệnh bại liệt là một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bò ở mọi lứa tuổi. Bệnh do virus gây ra và có thể lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với bò bị bệnh hoặc qua dịch tiết của chúng. Bệnh bại liệt có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm liệt cơ, co giật và tử vong.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng