BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ

Mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, nhiệt độ môi trường lên cao, việc thải nhiệt của cơ thể gia súc bị cản trở, dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng; bệnh thường sảy ra đối với trâu, bò. Xin giới thiệu để cho người chăn nuôi biết cách phát hiện, phòng và điều trị bệnh cảm nắng, cảm nóng.
 ► Nguyên Nhân Gây Bệnh:

- Do gia súc làm việc, chăn thả dưới trời nắng gắt, ánh nắng chiếu vào cơ thể trong thời gian lâu, đặc biệt vào vùng gáy, vào đầu.

- Do nhốt gia súc ngoài trời nắng, chuồng nuôi nhốt chật trội hoặc vận chuyển trong điều kiện thời tiết oi, bức, không khí nóng ẩm, cơ thể không toả nhiệt nhiệt làm cho thân nhiệt gia súc tăng bất thường, gây rối loạn trung tâm hô hấp, tuần hoàn.

1. BỆNH CẢM NẮNG

a. Triệu chứng

- Sốt cao 41 -420C

- Da khô, niêm mạc mắt xung huyết (đỏ)

- Nhịp tim, nhịp hô hấp tăng

- Con vật co biểu hiện co giật

b. Điều trị

- Đưa con vật vào chỗ râm mát, sau đó thụt nước lạnh vào trực tràng và tháo ra liên tục.

- Vẩy nước mát lên thân và quạt nhẹ.

- Nếu con vật co giật, điên loạn khó thở thì trích máu tĩnh mạch cho chảy ra để tránh xung huyết mô và phù phổi.

- Dùng thuốc: + Truyền Natri bi Các-bon-nát (NaHCO3) 500ml

                       + Cho uống nước hòa lẫn Natri bi Các-bo-nát vào mùa nóng

- Cho uống 5 lít trà xanh pha đường (Cách pha: hãm 100 gam chè khô hoặc 500 gam tươi với 1 lít nước sôi. Dùng 500 gam đường hoặc mật pha với 4 lít nước sạch, trộn vào nhau cho uống) sẽ giúp con vật hồi phục nhanh.

2. BỆNH CẢM NÓNG

a.Triệu chứng

Con vật ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 40-42°C

b. Điều trị

- Đưa con vật tới nơi thoáng mát

- Có thể phun nước lạnh để làm mát bên ngoài cơ thể con vật

- Cho con vật uống thuốc điện giải Orezon, dung dịch đường Glucoza đẳng trương.... càng nhiều càng tôt

- Tiêm thuốc hạ sốt và thuốc trợ tim, trợ sức, trợ lực:

                Anagin 1ml/20kgP
                Cafein 1ml/20kgP
                B-comlex, Vitamin C
Ngoài ra có thể truyền dung dịch NaHCO3 (500-1000ml)

► PP điều trị  bằng cứu lá ngải
 
PP điều trị  bằng cứu lá ngải

 

PP điều trị  bằng cứu lá ngải
 
 

Phòng bệnh:

- Trong mùa hè: Không chăn thả hoặc để gia súc làm việc ngoài trời nắng gắt trong thời gian lâu; Mật độ chuồng nuôi vừa phải, cần đảm bảo độ thông thoáng, nên sử dụng vật liệu ít hấp thụ nhiệt để làm mái (mái ngói, mái lá...).

- Luôn luôn đảm bảo cho gia súc uống đủ nước mát, sạch và được tắm mát hàng ngày.

- Khi nhiệt độ thời tiết quá cao, không nên cho gia súc ăn no.

- Khi vận chuyển gia súc: xe phải có mái che và nên vận chuyển lúc trời dâm, mát; thành thùng xe làm chấn song để tăng độ thông thoáng.

[dungcunuoibo.com]

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

DÊ VÀ BỆNH ĐẬU
DÊ VÀ BỆNH ĐẬU

2498 Lượt xem

Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời.

Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị
Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị

4192 Lượt xem

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.
KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ
KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

2648 Lượt xem

Nhiều con trâu, bò xuất hiện nhan nhản u, cục dưới da, đây là bệnh gì?

BỆNH VIÊM MẮT, VIÊM GIÁC MẠC, KẾT MẠC Ở TRÂU BÒ
BỆNH VIÊM MẮT, VIÊM GIÁC MẠC, KẾT MẠC Ở TRÂU BÒ

1950 Lượt xem

Bệnh viêm mắt là một vấn đề sức khỏe quan trọng mà bò đang phải đối mặt. Viêm mắt ở bò có thể gây ra những tác động tiêu cực lớn đến sức khỏe và hiệu suất sản xuất của đàn bò. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh viêm mắt ở bò, những nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa.

BỆNH VIÊM MÓNG TRÊN BÒ SỮA
BỆNH VIÊM MÓNG TRÊN BÒ SỮA

5025 Lượt xem

Các bệnh viêm móng, viêm kẽ móng, viêm vành móng và viêm khớp đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn trên đàn bò sữa, lớn hơn so với bệnh viêm vú; nhất là trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm và nuôi nhốt như đại đa số các hộ chăn nuôi ở miền Đông Nam bộ.
NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ
NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

861 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ trâu, bò sinh sản mắc bệnh chậm sinh, vô sinh ngày càng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập từ nguồn bán bê, sữa của người nuôi. Do vậy, cần tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
 

BỆNH VIÊM VÚ TRÊN DÊ
BỆNH VIÊM VÚ TRÊN DÊ

883 Lượt xem

Đối với chăn nuôi để sữa, nhất là các giống dê sữa cao sản, bệnh viêm vú rất hay xảy ra và gây thiệt hại về kinh tế lớn. Bệnh viêm vú làm giảm, có khi mất khả năng tiết sữa, phải loại thải con giống. Bệnh còn làm lây lan sang đàn con của chúng.

VIÊM VÚ BÒ SỮA
VIÊM VÚ BÒ SỮA

2845 Lượt xem

Bệnh viêm vú trên bò sữa là bệnh thường gặp nhất trong chăn nuôi bò sữa. Hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải; Bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí có trường hợp gây chết bò nếu không điều trị kịp thời.
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ

8574 Lượt xem

Ruồi đẻ trứng trên da gia súc, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng qua các tổ chức, xuyên qua da hoặc ấu trùng qua vết thương hở hay các lỗ tự nhiên, vào tổ chức, gây tổn thương tổ chức và được gọi là bệnh giòi da.

Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò heo & cách phòng trị
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò heo & cách phòng trị

6898 Lượt xem

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng; theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đây là bệnh dịch xếp đầu tiên ở bảng A. Bệnh đã xảy ra trên đàn vật nuôi ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến ngày 4/3/2015 . Bệnh lở mồm long móng (tiếng Anh: Foot-and-mouth disease, viết tắt FMD; , là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê… Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí… Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới xếp bệnh lở mồm long móng đứng đầu các bệnh truyền nhiễm của động vật. Năm 1897, Friedrich Loeffler đã phát hiện bệnh lở mồm long móng đầu tiên do virus gây ra. Cho đến nay, người ta đã xác định có 7 dạng virus gây bệnh gồm các dạng A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1. Ở vùng Đông Nam Á chủ yếu là 3 dạng A, O và Asia1.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng