Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.

1. Nguyên nhân:

     Bệnh lây lan do ruồi, muỗi, mòng hoặc đỉa, vắt đốt con vật bệnh rồi đốt sang trâu, bò khoẻ. Trâu, bò ở miền núi có thể mang mầm bệnh nhưng do được ăn đủ cỏ, ít phải cày bừa nên mầm bệnh không phát. Nhưng nếu chuyển chúng về miền xuôi, do lượng cỏ hạn chế, lại phải cày bừa nặng nhọc, sức khoẻ giảm sút nên bệnh có thể bùng phát, người dân thường gọi là trâu ngã nước. Với trâu nuôi ở đồng bằng vốn thích nghi với điều kiện sống nên có sức đề kháng tốt hơn, tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn.

2. Triệu chứng bệnh ngã nước ở trâu bò

- Ở thể cấp tính, trâu đang ở thể trạng bình thường bỗng thở gấp, run rẩy, ngã lăn ra và chết rất nhanh chóng trong vòng vài giờ. Ở thể này thường ít gặp hơn thể mãn tính.

- Ở thể mãn tính, trâu gầy sút đi, có biểu hiện phù thũng ở dưới hàm, bụng, háng, cơ quan sinh dục. Nhiều con có thể bị liệt chân sau hoặc cả thân sau, niêm mạc mắt vàng khè hoặc đỏ tía. Sức cày bừa của trâu giảm sút hẳn và dường như không còn sức khoẻ khi bệnh kéo dài vài tuần, nếu vào mùa rét thì trâu đổ gục và chết.

3. Phòng và chống bệnh ngã nước ở trâu bò:

Vì bệnh gây tác hại lớn về mặt kinh tế nên bà con cần hết sức đề phòng

- Nếu đưa trâu từ miền núi về đồng bằng cần phải cho chúng ăn uống đầy đủ và cho tập làm quen dần với công việc.

- Cần chú ý diệt muỗi, mòng và các vật trung gian truyền bệnh.

- Nếu thấy trâu bắt đầu có triệu chứng, cần lấy mẫu máu gửi đi kiểm tra tìm ký sinh trùng, phát hiện bệnh sớm, dùng ngay dung dịch naganol 19% tiêm bắp với liều 10mg/kg thể trọng.

- Đối với những vùng hay xảy ra bệnh ngã nước, cần tiêm phòng cho trâu 2 lần/năm bằng thuốc đặc trị naganol.

[dungcuthuy.com]

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

DÊ NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP PHỔ BIẾN
DÊ NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP PHỔ BIẾN

6661 Lượt xem

1. Bệnh viêm phổi

2. Hội chứng tiêu chảy

3. Bệnh chướng bụng đầy hơi

4. Bệnh ỉa chảy

5. Bệnh loét miệng truyền nhiễm

6. Bệnh viêm vú ở dê

7. Bệnh giun sán

DỊCH NHẦY TRÊN BÒ CÁI: DẤU HIỆU QUAN TRỌNG CHO SỨC KHỎE SINH SẢN
DỊCH NHẦY TRÊN BÒ CÁI: DẤU HIỆU QUAN TRỌNG CHO SỨC KHỎE SINH SẢN

3290 Lượt xem

Dịch nhầy trên bò cái là một dấu hiệu quan trọng cho thấy sức khỏe sinh sản và giai đoạn sinh sản của bò. Việc quan sát dịch nhầy thường xuyên có thể giúp người chăn nuôi phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe sinh sản của bò cái và có biện pháp xử lý kịp thời.

BÒ SỮA BỊ XOẮN DẠ CON: NÊN LÀM GÌ?
BÒ SỮA BỊ XOẮN DẠ CON: NÊN LÀM GÌ?

397 Lượt xem

Xoắn dạ con là một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở bò sữa, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách xử lý khi bò sữa bị xoắn dạ con.

Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng
Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng

3120 Lượt xem

Mùa nắng nóng thường ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng. Đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật, côn trùng trung gian truyền các bệnh; bệnh dễ xâm nhập và lây lan nhanh, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?
BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?

1039 Lượt xem

Vô sinh tạm thời ở bò sữa là một vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của đàn bò. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh tạm thời ở bò sữa, từ đó giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.
 

BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ

8574 Lượt xem

Ruồi đẻ trứng trên da gia súc, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng qua các tổ chức, xuyên qua da hoặc ấu trùng qua vết thương hở hay các lỗ tự nhiên, vào tổ chức, gây tổn thương tổ chức và được gọi là bệnh giòi da.

PHÒNG TRỊ BỆNH XÊ TÔN HUYẾT TRÊN BÒ SỮA
PHÒNG TRỊ BỆNH XÊ TÔN HUYẾT TRÊN BÒ SỮA

2705 Lượt xem

Đây là một bệnh rối loạn trao đổi chất (chủ yếu là béo và đạm), trong đó hàm lượng xê tôn tăng cao trong dịch thể (trong máu, sữa, và nước tiểu). Bệnh thường gặp ở bò sữa, đặc biệt là bò sữa cao sản. Bệnh hay xảy ra trên bò sau khi sinh, nhất là giai đoạn từ 2 - 10 tuần (thường trong 6 tuần đầu) và giữa chu kỳ sữa. Tỷ lệ bệnh này trên thế giới từ 9 - 34%. Ở Việt Nam, tỷ lệ bò bị xê tôn huyết khoảng từ 25 - 50%. Khoảng 4 - 21% tỷ lệ bệnh có triệu chứng lâm sàng và khoảng 30% không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh xê tôn làm giảm khả năng đậu thai (từ 20 - 50%), giảm sản lượng sữa (1 - 5 kg/con/ngày), tăng nguy cơ lệch dạ múi khế và viêm tử cung.

Cách phòng trị bệnh trâu, bò ngộ độc sắn ( khoai mì )
Cách phòng trị bệnh trâu, bò ngộ độc sắn ( khoai mì )

6920 Lượt xem

Sắn (phương ngữ miền Bắc) hay khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miền Nam lại là củ đậu) Trong mùa đông do thiếu thức ăn nên một số gia đình đã cho trâu bò đói ăn nhiều củ, bột sắn tươi, hậu quả trâu bò bị ngộ độc sắn dẫn đến chết. Triệu chứng chính là sau khi ăn sắn hoặc bột sắn tươi một thời gian ngắn, bệnh súc trướng bụng, bồn chồn; sau đó nằm nghiêng bên phải, bụng căng tròn, bốn chân duỗi thẳng, khó thở.
BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ
BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ

3064 Lượt xem

Mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, nhiệt độ môi trường lên cao, việc thải nhiệt của cơ thể gia súc bị cản trở, dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng; bệnh thường sảy ra đối với trâu, bò. Xin giới thiệu để cho người chăn nuôi biết cách phát hiện, phòng và điều trị bệnh cảm nắng, cảm nóng.
BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC (trâu, bò, heo...)
BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC (trâu, bò, heo...)

3336 Lượt xem

Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng