BÍ KÍP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN Ở BÒ SỮA, BÒ THỊT

Gần đây, nhiều người chăn nuôi bò sữa, bò thịt phản ánh về hiện tượng bò cái trong giai đoạn sinh sản thường hay xảy ra trường hợp bò chậm sinh, bò thụ tinh nhân tạo nhiều lần không, bò hay bị sảy thai, phối đi phối lại nhiều lần không chửa làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi. Những trường hợp này, nếu để kéo dài không có biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bò và làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chất lượng chăn nuôi

 

Để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt sinh sản cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp kỹ thuật như sau:

 
1. Đảm bảo chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng
 
Việc chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở bò. Bò cái được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đúng quy trình sẽ có khả năng sinh sản tốt cho lứa đẻ đều. Một số điểm cần chú ý là thực hiện việc phối trộn thức ăn nhất là ở bò sữa sao cho đúng tỷ lệ giữa thức ăn thô xanh, thức ăn tinh. Đảm bảo đủ nước uống và nước uống sạch cho bò. Tăng cường bổ sung các loại khoáng chất, các loại vitamin để nâng cao sức đề kháng cho bò. Vào giai đoạn trước khi đẻ 2 tháng và ngay sau khi đẻ nuôi dưỡng bò cái hợp lý, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, cần bổ sung các loại thức ăn tốt, dễ tiêu hóa, đảm bảo nước uống sạch và đầy đủ.
 
Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo điều kiện vệ sinh và hộ lý tốt như đỡ đẻ, lau nhớt mồm, mũi, cắt rốn cho bê mới sinh; Bò đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng nuôi và phần bộ phận sinh dục cho bò cái nên dùng dung dịch Rivanol 1 – 2% hoặc dung dịch Lugol để thụt rửa tử cung, cho bò mẹ ăn cháo loáng có pha thêm một ít muối, cho ăn thêm cỏ xanh non 5 – 7 kg, tăng thức ăn tinh lên 1 – 2 kg/ngày. Trường hợp bò đẻ khó, sót nhau hoặc viêm nhiễm đường sinh dục cần báo cho cán bộ thú y giúp can thiệp và điều trị kịp thời, tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản cho bò cái. Theo kinh nghiệm thực tế trước và sau khi đẻ 1 tuần có thể cho bò ăn thêm lá rau ngót (khoảng 2 – 4 kg/ngày) để giúp bò tăng sức đề kháng dễ đẻ, nhanh ra nhau thai và và hạn chế sót nhau, viêm tử cung, viêm âm đạo ở bò.
 
2. Đảm bảo chế độ vận động cho bò.
 

Chế độ vận động có vai trò rất lớn giúp cho bò nâng cao sức khỏe phòng chống bệnh nói chung, bệnh đường sinh sản nói riêng vì vậy cần đảm bảo cho bò có chế độ vận động hàng ngày. Đơn giản là hàng ngày phải cho bò đi chăn thả, kể cả mùa đông và những ngày rét. Thực tế cho thấy là những ngày giá rét cho bò vận động chính là biện pháp chống rét rất tốt vì khi bò vận động sẽ ăn ngủ tốt hơn và khi vận động bản thân bò được sinh nhiệt từ chính cơ thể bò. Tuy nhiên trong về thời gian cho bò vận động thì cần lưu ý theo mùa những ngày giá rét nên cho đi chăn thả muộn và đưa bò về sớm và ngược lại vào những ngày nắng nóng thì cho bò chăn thả sớm và về sớm.

 


 

3. Phát hiện bò cái động dục và phối giống kịp thời:
 
Để việc phát hiện bò cái động dục tốt cần có sổ sách ghi chép số liệu sinh sản của mỗi con bò về tuổi, lứa đẻ, ngày đẻ, bò đẻ có bình thường không; ngày tháng bò động dục, người phối giống, tinh giống bò loại gì. Lưu ý một số biểu hiện động dục điển hỉnh bò tự nhiên ăn ít hoặc có trường hợp bỏ ăn, kêu rống, đi lại nhiều không yên, phá chuồng, thích nhảy lên con khác hoặc đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ sưng tấy, có dịch nhầy chảy ra (bà con nông dân còn gọi nhựa chuối). Phát hiện bò động dục chuẩn để phối giống đúng cần chú ý quan sát nhiều lần trong ngày, nhất là vào buổi sáng sớm vì đây là thời điểm hệ thống thần kinh ở bò tác động lớn nhất đến bộ máy sinh sản nên các biểu hiện động dục thường xuất hiện. Khi thấy biểu hiện khác thường với những biểu hiện điển hình như trên cần báo ngay các dẫn tinh viên đến để kiểm tra thực hiện phối giống cho bò.
 
Với các dẫn tinh viên cần thực hiện tốt các quy trình phối tinh nhân tạo như việc vận chuyện, bảo quản tinh, kỹ thuật phối giống. Chọn lựa, bảo quản và sử dụng tinh bò chất lượng tốt để phối giống cho bò cái động dục; Các thao tác chuẩn bị thụ tinh nhân tạo chỉ tiến hành trong bóng râm, sáng sớm hoặc chiều mát, tránh các ra nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào tinh; Phải tiến hành phối giống trong điều kiện yên tĩnh, không gây tác động thô bạo cho bò cái, các hộ nuôi bò cái cần chuẩn bị trồng giá cố định bò, để dẫn tinh viên thao tác thuận tiện và an toàn hơn; Cần xác định đúng thời điểm phối giống thích hợp khoảng nửa sau của thời gian động dục.. Trong thực tế áp dụng tốt quy tắc “sáng, chiều” tiến hành quan sát dấu hiệu động dục 2 lần/ngày, nếu thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều và ngược lại thấy động dục vào buổi chiều thì phối giống vào sáng sớm hôm sau (có thể tiến hành phối tinh lặp lại 1 – 2 giờ sau lần phối giống thứ nhất).
 
Khi phối tinh xong cần ghi chép đầy đủ để theo dõi bò trong quá trình chửa để cũng như theo dõi cho các lứa sau. Tốt nhất hướng dẫn người chăn nuôi có một quyển sổ chuyên theo dõi bò để người chăn nuôi chủ động theo dõi từng cá thể. Việc chọn bò cái để phối giống cũng là điều cần chú ý hướng dẫn người chăn nuôi để bà con chọn bò cái tốt mới phối giống TTNT, bò đảm bảo trọng lượng từ 280 kg trở lên có ngoại hình đẹp. Với bò sữa hiện nay áp dụng 100 % phương pháp lai TTNT nên việc chọn bò cái sữa chuẩn, ngoại hình đẹp có phẩm chất giống tốt là rất quan trọng để nâng cao khả năng sinh sản. Trường hợp sử dụng tinh phân ly giới tính càng cần chú ý về lựa chọn bò cái và kỹ thuật, nên chọn bò thụ tinh lứa đầu và lứa thứ 2 là tốt nhất. Chú ý về ngoại hình để có chất lượng bò tốt và không lãng phí khi sử dụng tinh phân lý giới tính.
 
4. Vệ sinh phòng bệnh cho bò cái sinh sản.
 
Hai biện pháp phòng bệnh cơ bản luôn phải đảm bảo trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò sữa, bò thịt sinh sản nói riêng đó là vệ sinh phòng bệnh bằng vác xin, thuốc sát trùng và ệ sinh cơ giới.
 
Việc tiêm phòng định kỳ cho bò cái phải đảm bảo nghiêm ngặt vì một số bệnh truyền nhiễm ở bò nếu để xảy ra như bệnh Lở mồm long móng, tụ huyết trùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở bò. Bệnh truyền nhiễm xảy ra có thể gây xảy thai, thai lưu, viêm tử cung, âm đạo làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở bò. Nguy hiểm hơn khi bệnh truyền nhiễm xảy ra còn làm lây lan sang các hộ xung quanh, thậm trí bùng phát dịch bệnh cả khu vực. Đồng thời để lại những biến chứng cho con vật bệnh.
 
Trong quá trình chăn nuôi cần phải đảm bào vệ sinh cơ giới hàng ngày và định kỳ phun thuốc sát trùng khu vực chuồng nuôi để hạn chế mầm bệnh. Đây là việc làm cần thiết để tạo môi trường sạch cho bò khỏe mạnh nâng cao sức để kháng cho bò chống lại mầm bệnh. Trường hợp bò mắc bệnh về đường sinh sản như sót nhau, viêm tử cung âm đạo cần có cán bộ chuyên môn điều trị để đảm bảo đúng các quy trình điều trị để khi bò khỏi vẫn có khả năng duy trì sinh sản tốt. Trên thực tế nhiều trường hợp người chăn nuôi tự điều trị hoặc dùng các loại thuốc nam, các thuốc không rõ nguồn gốc, điều trị không đúng quy trình đã làm hỏng đường sinh dục, bò không còn khả năng sinh sản.
 
Với các biện pháp nêu trên, hy vọng các cán bộ chuyên môn và người chăn nuôi thực hiện tốt để nâng cao khả năng sinh sản ở bò sữa, bò thịt góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò phát triển…

 

-------------------------------------------


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

KHI NHẬP ĐÀN DÊ MỚI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
KHI NHẬP ĐÀN DÊ MỚI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

876 Lượt xem

Những việc cần làm ngay khi mua dê về nuôi để tránh thất thoát, làm sao cho thất thoát ít nhất để giữ lại vốn, chăm sóc dê trong 1 tháng đầu tiên là những điều cực kỳ quan trọng quyết định thành hay bại gần như cả quá trình. Nên người mới khởi nghiệp với dê cần chú ý để chăm sóc dê tốt nhất và đảm bảo lợi nhuận.

Một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò

2847 Lượt xem

Hiện nay thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa, nắng, nóng rất thất thường trên đàn trâu, bò thịt, bò sữa nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, trong đó có bệnh tụ huyết trùng trâu bò.
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT

3225 Lượt xem

Bò là loại gia súc ăn cỏ, thông thường mỗi lần mang thai thường đẻ 1 con. Bò có chu kỳ động dục 21 ngày (phạm vi biến động từ 17-25 ngày) Thời gian mang thai từ 280-285 ngày, thời gian động dục kéo dài từ 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-30 ngày thì lên giống trở lại, thời điểm phối giống tốt nhất cho bò vào lần động dục thứ 2 tức là ngày 45-60 ngày sau khi đẻ, có khi dài hơn (chu kỳ động dục của bò là 21 ngày) nhưng đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3, thứ 4 để kéo dài chu kì vắt sữa. Nắm được đặc điểm này sau khi bò đẻ, người chăn nuôi cần theo dõi để phát hiện sự động dục. Nếu thấy động dục trở lại sau khi đẻ 60 ngày thì kịp thời cho phối giống để khai thác đàn cái một cách có hiệu quả.

NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI ĐỠ ĐẺ CHO TRÂU BÒ
NHỮNG LƯU Ý CẦN THIẾT KHI ĐỠ ĐẺ CHO TRÂU BÒ

9828 Lượt xem

Chăn nuôi bò nói chung và chăn nuôi bà sinh sản nói riêng đã và đang là công việc mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân. Ở những hộ gia đình thì việc chăn nuôi bò thịt gặp nhiều khó khăn do chế độ chăm sóc đòi hỏi khắc khe hơn. Do đó phần lớn bà con nông dân chọn phương án nuôi bò sinh sản. Tuy nhiên, việc nuôi bò sinh sản cũng có nhiều vấn đề mà không phải bà con nào cũng biết cách giải quyết. Vậy nên xin được chia sẻ những hiểu biết về việc đỡ đẻ cho bò như sau:
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P1
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P1

4558 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu là làm sao để bò cái sinh sản con giống tốt, đồng thời cũng cần chú trọng số lượng bê con mà bò mẹ đẻ ra, tức là phải làm sao để bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh.
10 GIỐNG BÒ GIA SÚC ĐẶC BIỆT NHẤT
10 GIỐNG BÒ GIA SÚC ĐẶC BIỆT NHẤT

252 Lượt xem

Bạn có biết rằng thế giới bò rộng lớn hơn nhiều so với những chú bò sữa và bò thịt quen thuộc? Hãy cùng khám phá 10 giống bò độc đáo, sở hữu những đặc điểm phi thường khiến bạn phải kinh ngạc!

CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ
CÁC CHIẾN LƯỢC TỐI ĐA HÓA TỶ LỆ THỤ THAI CHO BÒ

1959 Lượt xem

Giái pháp đơn giản để nâng cao tỷ lệ thụ thia (CR) đó là cải thiện quản lý sinh sản và môi trường của bò sữa, đây là hai yếu tố giải thích cho 96% sự khác biệt trong tỷ lệ thụ thai (CR) Cụ thể hơn, dinh dưỡng (ví dụ: năng lượng, cân bằng chất khoáng, và thức ăn và độc tố nấm,…), sức khỏe của động vật (ví dụ: rối loạn chuyển hóa, tình ổn định của hệ thống sinh sản,…) và quá trình sinh sản (ví dụ: phát hiện động dục, và thụ tinh,…) và quản lý dữ liệu ảnh hưởng lớn nhất đến bài toán sinh sản. Yếu tố nào còn tác động đến CR? Di truyển đóng góp 3% ở bò cái so với 1% ở bò đực. Hãy phân tích rõ hơn tại các giai đoạn cạn sữa, cận sinh, sinh con, sau sinh, động dục đồng pha, thụ tinh, viêm vú và quản lý/ hoặc đánh giá dữ liệu ảnh hưởng đến CR.
SỰ THẬT VỀ VIỆC NHỮNG CHÚ BÒ THẤY MÀU ĐỎ SẼ NHƯ THẾ NÀO?
SỰ THẬT VỀ VIỆC NHỮNG CHÚ BÒ THẤY MÀU ĐỎ SẼ NHƯ THẾ NÀO?

2034 Lượt xem

Bò không thích màu đỏ là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, bò, cũng như các loài gia súc khác, đều bị mù màu đỏ. Chúng chỉ có thể nhìn thấy hai màu chính là xanh và vàng. Màu đỏ mà chúng ta nhìn thấy thì chúng sẽ nhìn thành màu xám.

NHỮNG SỤ THẬT VỀ NHỮNG CHÚ BÒ SỮA, BẠN CÓ BIẾT ?
NHỮNG SỤ THẬT VỀ NHỮNG CHÚ BÒ SỮA, BẠN CÓ BIẾT ?

2496 Lượt xem

Những chú bò sữa là nguồn cung cấp sữa tươi mỗi ngày cho con người. Còn rất nhiều điều thú vị về chú bò sữa để khám phá nữa đấy! 

KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO
KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO

667 Lượt xem

KHÁM PHÁ BÍ QUYẾT NUÔI DÊ LÀM SỮA LỢI NHUẬN CAO

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về ngành chăn nuôi dê lấy sữa và tiềm năng lợi nhuận mà nó mang lại. Hôm nay, LÊ ANH sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm quý báu trong việc chăm sóc dê để tối ưu hóa lợi nhuận. Đừng bỏ lỡ cơ hội học hỏi và ứng dụng những chiến lược này vào chăn nuôi của bạn


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng