CHƯỚNG HƠI DẠ CỎ TRÊN BÒ: NỖI ÁM ẢNH CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI

Chướng hơi dạ cỏ là bệnh thường gặp ở bò, xảy ra nhiều vào đầu mùa mưa. Nguyên nhân là vào mùa khô, bò chỉ ăn rơm, cỏ khô, thiếu thức ăn xanh nên sức khỏe giảm. Vào mùa mưa, cỏ phát triển, bò ăn nhiều cỏ non hoặc ăn nhiều cây họ đậu có chất Saponin như so đũa, bình linh... Khi nhai lại sẽ tạo các thể sủi bọt cản trở động tác ợ hơi, hơi sinh ra không thoát đi được tích tụ lại làm dạ cỏ căng phồng, nếu không can thiệp kịp thời bò sẽ chết do ngạt thở.

1. Nguyên nhân gây bệnh:
• Thức ăn:
- Cỏ non, cỏ ướt, cỏ úa, cỏ mốc
- Thức ăn ủ chua, thức ăn ủ silage không đảm bảo chất lượng
- Cám, thức ăn tinh bột quá nhiều
- Thay đổi thức ăn đột ngột
• Yếu tố khác:
- Bò ăn nhanh, nhai không kỹ
- Thiếu nước uống
- Stress do vận chuyển, thay đổi môi trường sống
- Bệnh lý dạ dày, đường ruột


2. Triệu chứng
Bệnh xảy ra rất nhanh. Con vật khó chịu, không yên, bụng càng lúc càng căng to, mất hõm hông bên trái, nhiều khi hõm hông trái phình cao hơn cột sống.
Sờ nắn dạ cỏ tính đàn hồi rất lớn như 1 quả bóng căng. Bò thở rất khó, dang chân ra, bạnh mũi để thở, hô hấp tăng 60-80lần/phút. Tim đập nhanh, nhưng rất yếu, tĩnh mạnh cổ phồng to, niêm mạc mắt tím bầm.
• Bụng bò căng phồng, đặc biệt bên trái
• Bò bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi
• Thở khó khăn, thở nhanh, rên rỉ
• Mũi khô, mắt nhăn
• Đi lại khó khăn
• Có thể co giật, nằm ngã


3. Cách phòng ngừa
• Cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng, không nấm mốc, ủ chua đúng kỹ thuật
• Cho bò ăn từ từ, chia thành nhiều bữa
• Cung cấp đủ nước uống sạch
• Tránh thay đổi thức ăn đột ngột
• Giảm stress cho bò
• Theo dõi sức khỏe bò thường xuyên, tiêm phòng đầy đủ


4. Cách điều trị
• Giai đoạn đầu:
- Dắt bò đi dạo, vận động nhẹ nhàng
- Xoa bóp vùng bụng
- Cho bò uống thuốc chống đầy hơi, tiêu hóa
- Dùng ống sonde đưa vào dạ cỏ để lấy hơi
• Giai đoạn nặng:
- Chọc trocar để thoát khí
- Truyền dịch, điện giải
- Sử dụng kháng sinh, chống viêm

Cách dùng ống thông thực quản bò

Tăng cường nhu động dạ cỏ bằng cách chích dưới da thuốc Pilocarpine: 3% từ 6 - 10ml/lần/ngày liên tục 2 - 3ngày.

* Nếu dùng các biện pháp trên không có hiệu quả, dạ cỏ vẫn căng hơi có khả năng tử vong thì phải cấp cứu bằng cách đâm Trocard.

Cách đâm như sau:

- Cắt lông, sát trùng chỗ đâm ở hõm hông trái của bò, dùng dao rạch 1 đoạn da khoảng 1cm. Đâm Trocar vào, hướng mũi Trocar về nhượng chân trước phải, rút lõi từ từ để hơi thoát từ từ vì lúc này máu ở vùng bụng dồn lên vùng đầu do dạ cỏ chèn ép tĩnh mạch vùng bụng và tim. Nếu cho hơi thoát nhanh thì áp lực máu ở não bị giảm đột ngột, thú bị shock có thể chết.

- Giữ nòng Trocar khoảng 5 – 6 giờ cho bò khỏe lại, khi muốn lấy phải cho lõi vào, nếu không thức ăn sẽ vào xoang bụng gây viêm phúc mạc.

- Chích một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm trùng

- Nếu không có dụng cụ Trocar ta có thể dùng ống trúc chuốt nhọn để đâm.
Lưu ý:
• Khi bò có dấu hiệu chướng hơi dạ cỏ cần liên hệ thú y ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời.
• Tự ý điều trị có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

Cách phòng trị bệnh trâu, bò ngộ độc sắn ( khoai mì )
Cách phòng trị bệnh trâu, bò ngộ độc sắn ( khoai mì )

6916 Lượt xem

Sắn (phương ngữ miền Bắc) hay khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miền Nam lại là củ đậu) Trong mùa đông do thiếu thức ăn nên một số gia đình đã cho trâu bò đói ăn nhiều củ, bột sắn tươi, hậu quả trâu bò bị ngộ độc sắn dẫn đến chết. Triệu chứng chính là sau khi ăn sắn hoặc bột sắn tươi một thời gian ngắn, bệnh súc trướng bụng, bồn chồn; sau đó nằm nghiêng bên phải, bụng căng tròn, bốn chân duỗi thẳng, khó thở.
BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?
BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?

1038 Lượt xem

Vô sinh tạm thời ở bò sữa là một vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của đàn bò. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh tạm thời ở bò sữa, từ đó giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.
 

DÊ NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP PHỔ BIẾN
DÊ NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP PHỔ BIẾN

6655 Lượt xem

1. Bệnh viêm phổi

2. Hội chứng tiêu chảy

3. Bệnh chướng bụng đầy hơi

4. Bệnh ỉa chảy

5. Bệnh loét miệng truyền nhiễm

6. Bệnh viêm vú ở dê

7. Bệnh giun sán

TÌM HIỂU VỀ BÊNH BIÊN TRÙNG TRÊN BÒ
TÌM HIỂU VỀ BÊNH BIÊN TRÙNG TRÊN BÒ

819 Lượt xem

Bênh Biên Trùng Trên Bò là một trong những bệnh ký sinh trùng đường máu phổ biến ở bò, đặc biệt là bò sữa nhập nội, bệnh do đơn bào ký sinh trong hồng cầu bò gây ra. Đơn bào có thể tồn tại trong máu nhiều năm. Bệnh lây lan chủ yếu qua vật chủ trung gian là ve hút máu từ bò bị bệnh rồi truyền sang cho bò khỏe.

BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC (trâu, bò, heo...)
BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC (trâu, bò, heo...)

3333 Lượt xem

Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.
NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ
NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

860 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ trâu, bò sinh sản mắc bệnh chậm sinh, vô sinh ngày càng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập từ nguồn bán bê, sữa của người nuôi. Do vậy, cần tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
 

BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ CÓ LÂY LAN KHÔNG?
BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ CÓ LÂY LAN KHÔNG?

435 Lượt xem

Viêm vú là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất ở bò sữa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất sữa và chất lượng sữa. Bệnh do nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus gây ra, trong đó vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu.

BỆNH NHIỆT THÁN TRÊN TRÂU/ BÒ
BỆNH NHIỆT THÁN TRÊN TRÂU/ BÒ

5179 Lượt xem

Bệnh nhiệt thán (Anthrax) xảy ra cấp tính hoặc quá cấp trên trâu bò, có đặc điểm bại huyết gây chết nhanh. Đây là bệnh động vật lây lan cho nhiều loài (Zoonosis) do Davaine (1850) phát hiện lần đầu tiên trên máu cừu bị bệnh.

Bệnh viêm vú ở bò sữa và cách phòng trị
Bệnh viêm vú ở bò sữa và cách phòng trị

5585 Lượt xem

Viêm vú bò sữa là bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, có thể nói ở đâu có chăn nuôi bò sữa ở đó có viêm vú. Viêm vú là bệnh viêm nhiễm sâu bên trong bầu vú gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập qua lỗ thông sữa ở đầu núm vú.

BỆNH VIÊM MÓNG TRÊN BÒ SỮA
BỆNH VIÊM MÓNG TRÊN BÒ SỮA

5018 Lượt xem

Các bệnh viêm móng, viêm kẽ móng, viêm vành móng và viêm khớp đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn trên đàn bò sữa, lớn hơn so với bệnh viêm vú; nhất là trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm và nuôi nhốt như đại đa số các hộ chăn nuôi ở miền Đông Nam bộ.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng