Bệnh viêm vú ở bò sữa và cách phòng trị

Viêm vú bò sữa là bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, có thể nói ở đâu có chăn nuôi bò sữa ở đó có viêm vú. Viêm vú là bệnh viêm nhiễm sâu bên trong bầu vú gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập qua lỗ thông sữa ở đầu núm vú.

Nguyên nhân bệnh viêm vú ở bò sữa:

Do bản thân thú:

Bầu vú quá to và dài, lỗ đầu vú quá to, bò khai thác sữa lâu năm, đẻ nhiều lứa, giai đoạn đầu kỳ cho sữa và giai đoạn cạn sữa bò dễ bị viêm vú, sức đề kháng của bò.

Do môi trường:

Chuồng trại kém vệ sinh, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật. Do nhiễm trùng: Vi trùng gây bệnh thường ở trên cơ thể bò sữa, đặc biệt là bầu vú và trong chuồng trại , dụng cụ vắt sữa.

Các yếu tố khác:

Do vắt sữa không đúng kỹ thuật, giống, mùa vụ, các vấn đề gây stress.

Các nguyên nhân gây bệnh thường lồng ghép vào nhau, ít khi bệnh viêm vú xảy ra chỉ do một nguyên nhân, thường do nhiều nguyên nhân cùng tác động.

Triệu chứng Bệnh viêm vú ở bò:

Bầu vú sưng, có các tế bào biểu mô trong sữa, thú sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau, khó vắt sữa hoặc ngưng thải sữa. Kiểm tra màu sắc, mùi, độ đồng chất của sữa bằng mắt thường nhưng sữa có mùi hôi, màu vàng, lợn cợn hoặc có máu.

Tuyến vú bị hư hại, biến chứng như:

Teo bầu vú:

Phần lớn tế bào vú bị tổn thương, cơ năng tiết sữa không phục hồi. Thể tích thùy vú mắc bệnh nhở hơn bình thường, khả năng tiết sữa của tuyến vú giảm hoặc mất hẳn.

Xở cứng bầu vú:

Sờ vào bầu vú thấy rắn chắc hoặc ấn mạnh vào tuyến vú thấy những cục rắn hoặc rắn toàn bộ.

Bầu vú ngoại tử:

Lúc đầu bề mặt bầu vú có những đám màu hồng tím, cứng đau, về sau loét và hoại tử có mủ. Toàn bộ thùy vú sưng to, ấn vào thấy dịch màu hồng chảy ra.

Điều trị Bệnh viêm vú ở bò:

Dùng một trong các loại thuốc mỡ dạng syringe như: BIO-TETRA MAS bơm trực tiếp vào vú bi viêm. Phối hợp tiêm kháng sinh BIO-AMOXBIO-GENTA.AMOX, BIO TOBCINE.

Phòng ngừa Bệnh viêm vú ở bò:

Trước khi vắt sữa: chuồng vắt phải khô.

Vắt sữa: Vắt bỏ tia sữa đầu tiên từ mỗi núm vú (không cho xuống nền chuồng)

Khi nghi ngờ, hay đang điều trị thì vắt vài tia sữa đầu tiên ra một khaysẫm màu để quan sát màu sắc sữa, và xem sữa có bị vón không.

Vắt kiệt sữa để tăng tỷ lệ mỡ sữa và giảm nguy cơ viêm vú.

Bò khỏe vắt trước, những con viêm vú được vắt sau cùng.

Sữa viêm vú và đang điều trị kháng sinh để riêng không nhập chung.

Sau khi vắt sữa:

Nhúng đầu vú vào dung dịch thuốc sát trùng BIODINE.

Rữa sạch toàn bộ dụng cụ vắt sữa bằng xà phòng, tráng nước sôi, phơi trên giá.

Qui trình cạn sữa:

Giảm số lần vắt sữa.

Ngăn cản phản xạ tiết sữa

Cho uống nước hạn chế

Giảm dần lượng thức ăn tinh

Bơm thuốc mỡ sau khi vắt kiệt sữa

Theo dõi nghiêm ngặt tình trạng vệ sinh

Nhúng vú vào chất sát trùng sau khi vắt sữa.

Cần chú ý‎:

– Bò mẹ đang ở giai đoạn nào, có thai hay chưa cần cân nhắc các thuốc có thể ảnh hưởng đến thai, các kháng viêm corticoid.

– Nên dùng biện pháp tổng hợp: vừa tăng cữ vắt, vừa bơm vú, vừa tiêm thuốc toàn thân.

* Kháng viêm:

+ Có thể dùng KETOFEN INJ: 1ml/40-45 kg thể trọng, ngày 1 lần, 1-2 ngày, khi bò sốt, biểu hiện đau.

+ Hoặc FLUNIXIN INJ: 1ml/25 kg thể trọng

* Thuốc hỗ trợ :

ATP-CALCIUM INJ: 1ml/20kg thể trọng/ bò/ ngày, 2-3 ngày, dùng tiêm bắp, dưới da hoặc truyền mạch.

Tăng cường trợ sức tăng miễn dịch với: METOSAL 10% hoặc MEBI-GLUCAN INJ, MEBI-NUCLEOTIDE INJ


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

TRÂU BÒ HAY MẮC BỆNH GÌ?
TRÂU BÒ HAY MẮC BỆNH GÌ?

3336 Lượt xem

10 căn bệnh trâu bò hay mắc phải và cách phòng tránh, chữa trị. Các bạn hãy tham khảo bài viết để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân nhé.
PHÒNG TRỊ BỆNH XÊ TÔN HUYẾT TRÊN BÒ SỮA
PHÒNG TRỊ BỆNH XÊ TÔN HUYẾT TRÊN BÒ SỮA

2126 Lượt xem

Đây là một bệnh rối loạn trao đổi chất (chủ yếu là béo và đạm), trong đó hàm lượng xê tôn tăng cao trong dịch thể (trong máu, sữa, và nước tiểu). Bệnh thường gặp ở bò sữa, đặc biệt là bò sữa cao sản. Bệnh hay xảy ra trên bò sau khi sinh, nhất là giai đoạn từ 2 - 10 tuần (thường trong 6 tuần đầu) và giữa chu kỳ sữa. Tỷ lệ bệnh này trên thế giới từ 9 - 34%. Ở Việt Nam, tỷ lệ bò bị xê tôn huyết khoảng từ 25 - 50%. Khoảng 4 - 21% tỷ lệ bệnh có triệu chứng lâm sàng và khoảng 30% không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh xê tôn làm giảm khả năng đậu thai (từ 20 - 50%), giảm sản lượng sữa (1 - 5 kg/con/ngày), tăng nguy cơ lệch dạ múi khế và viêm tử cung.
BỆNH CASEOUS LYMPHADENITIS Ở DÊ
BỆNH CASEOUS LYMPHADENITIS Ở DÊ

529 Lượt xem

Dê là một loại gia súc được nuôi rộng rãi trên khắp thế giới. Chúng không chỉ cung cấp thực phẩm như thịt, sữa, nhưng còn là nguồn thu nhập cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc nuôi dê cũng gặp phải những thách thức bởi các vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh Caseous Lymphadenitis (CL).
VIÊM VÚ BÒ SỮA
VIÊM VÚ BÒ SỮA

2479 Lượt xem

Bệnh viêm vú trên bò sữa là bệnh thường gặp nhất trong chăn nuôi bò sữa. Hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải; Bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí có trường hợp gây chết bò nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh chướng hơi dạ dày trâu,bò
Bệnh chướng hơi dạ dày trâu,bò

5965 Lượt xem

Do bò ăn quá nhiều cỏ họp đậu, cỏ non đầu mùa mưa hoặc ăn các loại thức ăn lên men nhanh, quá chua, thức ăn bị mốc, thối hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên men sinh hơi quá mức.
NGỘ ĐỘC HÓA CHẤT TỪ THỨC ĂN TRÊN GIA SÚC (TRÂU, BÒ...) VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
NGỘ ĐỘC HÓA CHẤT TỪ THỨC ĂN TRÊN GIA SÚC (TRÂU, BÒ...) VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

3511 Lượt xem

Khi cho bò ăn cỏ cắt ở những vùng vừa mới phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hoặc uống nước có nhiễm độc chất này thì bò sẽ bị ngộ độc. Khi ngộ độc, bò sẽ có triệu chứng như không tự chủ (đi đứng xiêu vẹo, liệt), thở nhanh, tim dập nhanh, loạn nhịp tim và ngừng hô hấp.
Cách phòng trị bệnh trâu, bò ngộ độc sắn ( khoai mì )
Cách phòng trị bệnh trâu, bò ngộ độc sắn ( khoai mì )

5514 Lượt xem

Sắn (phương ngữ miền Bắc) hay khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miền Nam lại là củ đậu) Trong mùa đông do thiếu thức ăn nên một số gia đình đã cho trâu bò đói ăn nhiều củ, bột sắn tươi, hậu quả trâu bò bị ngộ độc sắn dẫn đến chết. Triệu chứng chính là sau khi ăn sắn hoặc bột sắn tươi một thời gian ngắn, bệnh súc trướng bụng, bồn chồn; sau đó nằm nghiêng bên phải, bụng căng tròn, bốn chân duỗi thẳng, khó thở.
Các Loại Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò
Các Loại Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò

4164 Lượt xem

Sau đây là 1 số Các Loại Bệnh Thường Gặp Ở Trâu, Bò và cách phòng trị chúng
Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị
Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị

3461 Lượt xem

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ

6930 Lượt xem

Ruồi đẻ trứng trên da gia súc, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng qua các tổ chức, xuyên qua da hoặc ấu trùng qua vết thương hở hay các lỗ tự nhiên, vào tổ chức, gây tổn thương tổ chức và được gọi là bệnh giòi da.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng