NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

Hiện nay, tỷ lệ trâu, bò sinh sản mắc bệnh chậm sinh, vô sinh ngày càng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập từ nguồn bán bê, sữa của người nuôi. Do vậy, cần tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
 

ncn21_58_igmk

Trong thực tế gặp một số bò tơ trên 18 tháng tuổi và trọng lượng trên 250 kg nhưng không cổ biểu hiện lên giống. Người ta gọi trường hợp này là vô sinh hoặc chậm sinh. Cần xem xét các nguyên nhân sau:

- Bị viêm nhiễn hoặc bị bệnh ở cơ quan sinh dục, bệnh này gây ra bởi vi trùng và kí sinh trùng.

- Do quản lí và nuôi dưỡng kém. Thức ăn thiếu vitamin A, thiếu khoáng (phốt pho, đồng...), cho ăn quá thừa hoặc quá thiếu một cách bất thường. Cũng có thể bò lên giống thầm lặng (không rõ rệt) và không phát hiện được.

- Bò bị rối loạn nội tiết (hormone), thí dụ như hàm lượng Oestrogen thấp nên bò không thể hiện ra ngoài biểu hiện động dục.

- Do khuyết tật di truyền như lưỡng tính, nửa đực nửa cái. - Hoặc bê cái sanh đôi cùng với bê đực.

Gặp trường hợp này cần chú ý quản lí và nuôi dưỡng cho tốt, nếu bò vẫn không lên giống thì nhờ thú y khám và xác định nguyên nhân, rơi vào 2 nguyên nhân cuối thì phải loại thải. Thông thường thì sau khi sanh 3 tháng bò mẹ sẽ lên giống lại và phải đậu thai không quá 3 lần phối giống. Không đạt được yêu cầu trên cũng gọi là chậm sinh hoặc vô sinh. Cũng cần phải xem xét 5 nguyên nhân như trên đối với bò tơ.

🌵 Phương pháp rút ngắn khoảng cách lứa đẻ

Thông thường thời gian mang thai của bò cái là 275 - 285 ngày, khoảng cách lửa đẻ kéo dài khoảng 3 năm. Sau khi đẻ, bò động dục trở lại tuỳ thuộc ở kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc tốt, đúng quy trình kỹ thuật hoặc kém. Để rút ngắn khoảng cách lứa đẻ phải tuân thủ những quy trình chăn nuôi hợp lý hoặc phải tác động để rút ngắn khoảng cách từ khi bò đẻ đến khi phối giống có chửa xuống còn khoảng 2 -3 tháng. Trong điều kiện bình thường thì bò động dục trở lại chỉ mất thời gian khoảng 40 -50 ngày sau khi đẻ, để hàng năm, con bò cái mang lại mỗi năm 1 con bê con.

Khoảng cách lửa đẻ dài hay ngắn có nhiều nguyên nhân. Khoảng cách lửa đẻ thường kéo dài đến 390 - 420 ngày, thậm chí là hơn, để khắc phục được tình trạng này cần chú ý:

+ Vào giai đoạn cai sữa và ngay sau khi đẻ, nuôi bò cái hợp lý phù hợp với nhu cầu gia súc. + Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo bò cái vào lúc đẻ (chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo các điều kiện vệ

sinh và hộ lý tốt).

+ Sau khi bò đẻ nên thụt rửa tử cung bằng dung dịch Riyanol hoặc Lugol với tỉ lệ: Nếu dùng dung dịch Rivanol 1-2% khoảng 300 - 500ml; nếu Lugol 100 ml (dung dịch Lugol là hỗn hợp 12, KI và nước cất theo tỉ lệ 1:2:300); nếu dùng nước muối dung dịch 1-2% khoảng 300 - 500ml. Sau đó đưa một trong các loại kháng sinh phổ rộng vào thẳng tử cung. Oxytetracy- line 2,5g pha với 30ml nước hoặc Kanacyline 3g pha với 30ml nước, hoặc Ampicyline 2- 3g pha với nước.

- Kết hợp tiêm bắp toàn thân hàng ngày (5 ngày liền), thuốc dùng tiêm là gentanyline 1ml cho 10kg thể trọng hoặc Ampi - seplol 1ml cho 10-12kg thể trọng.

- Trường hợp đẻ khó, sót nhau hoặc bị viêm nhiễm đường sinh dục cần can thiệp và điều trị kịp thời

tích cực để sớm phục hồi chức năng sinh sản

- Chọn lựa và sử dụng loại tinh chất lượng tốt để phối cho bò cái động dục đúng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đặc biệt là phối giống vào thời điểm thích hợp.

Phối giống bò tót lai 2
Bò tót rong đuổi theo bò nhà

🌵 Khắc phục bệnh chậm sinh và vô sinh

Hiện tượng chậm sinh và vô sinh có thể gặp ở bò cái tơ trên 2 năm tuổi hoặc ở bò cái sau đẻ 3 - 5 tháng nhưng không thấy động dục trở lại. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

- Với bỏ cái tơ: Nguyên nhân có thể là do tử cung buồng trứng kém phát triển; không có tử cung hoặc buồng trứng có khối u nằm trên buồng trứng hoặc do chế độ dinh dưỡng kém, đặc biệt là các chất khoáng, vitamin A dẫn đến rối loạn nội tiết, cũng có thể do viêm nhiễm đường sinh dục. Cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp điều trị đúng.

Nếu do bị bệnh từ bệnh dị hình khiếm khuyết thì không có cách chữa trị, cần loại bo bò cái này. Nếu trường hợp khác thì chữa trị bằng kháng sinh hoặc cải thiện chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng khẩu phần, sử dụng hócmôn để tác động lên bò.

- Với bò cái trưởng thành: Nguyên nhân do chăm sóc nuôi dưỡng kém, mất cân đối hoặc thiếu thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần dẫn đến tình trạng bò gầy yếu, bò ít được vận động, có các bệnh như u nang buồng trứng, viêm tử cung, thể vàng tồn lưu... dẫn đến rối loạn hoặc thiếu hóc môn quá trình sinh sản. Cũng có thể do bỏ sữa đẻ lứa đầu có sản lượng lớn hoặc do bò cái mà bê con của nó đang bú sữa.

- Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, trước hết cần xác định rõ nguyên nhân. Theo dõi xem bò cái sữa không động dục thực sự hay động dục thầm lặng, thậm chí đã sử dụng cách dùng bò đực thi tình mà vẫn không phát hiện được bỏ động dục để áp dụng biện pháp thích hợp.

- Nếu bò đẻ lứa đầu và năng suất sữa cao thì phải chờ đợi thêm thời gian. Trong thời gian này, không cho bê con bú sữa mẹ. Nếu bỏ gầy yếu do nuôi dưỡng cần phải tăng khẩu phần giàu hàm lượng các chất đạm, đường, vitamin, khoảng... Kết hợp chăn thả trên bãi cỏ để bò có điều kiện vận động tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

- Nếu xác định nguyên nhẫn bỏ cái không động dục do ung thư buồng trứng (có thể là u nang hay u nang thể vàng) có thể tiêm Prostaglandin (2ml chế phẩm estrumate) trong trường hợp u nang thể vàng.

- Trường hợp thấy bò bị viêm tử cung với thể vàng tồn lưu thì biện pháp điều trị tốt nhất cũng là tiêm Prostalandin hoặc các chất tương tự (2ml chế phẩm estrumate) để làm tiêu biến thể vàng, giảm hàm lượng prosges- taron và tăng hàm lượng estro- gen trong máu.

 

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

BỆNH NHIỆT THÁN TRÊN TRÂU/ BÒ
BỆNH NHIỆT THÁN TRÊN TRÂU/ BÒ

4548 Lượt xem

Bệnh nhiệt thán (Anthrax) xảy ra cấp tính hoặc quá cấp trên trâu bò, có đặc điểm bại huyết gây chết nhanh. Đây là bệnh động vật lây lan cho nhiều loài (Zoonosis) do Davaine (1850) phát hiện lần đầu tiên trên máu cừu bị bệnh.
BỆNH VIÊM MẮT, VIÊM GIÁC MẠC, KẾT MẠC Ở TRÂU BÒ
BỆNH VIÊM MẮT, VIÊM GIÁC MẠC, KẾT MẠC Ở TRÂU BÒ

842 Lượt xem

Bệnh viêm mắt là một vấn đề sức khỏe quan trọng mà bò đang phải đối mặt. Viêm mắt ở bò có thể gây ra những tác động tiêu cực lớn đến sức khỏe và hiệu suất sản xuất của đàn bò. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh viêm mắt ở bò, những nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa.
BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ CÓ LÂY LAN KHÔNG?
BỆNH VIÊM VÚ Ở BÒ CÓ LÂY LAN KHÔNG?

128 Lượt xem

Viêm vú là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất ở bò sữa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất sữa và chất lượng sữa. Bệnh do nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus gây ra, trong đó vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu.
Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng
Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng

2370 Lượt xem

Mùa nắng nóng thường ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng. Đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật, côn trùng trung gian truyền các bệnh; bệnh dễ xâm nhập và lây lan nhanh, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
Bệnh chướng hơi dạ dày trâu,bò
Bệnh chướng hơi dạ dày trâu,bò

5968 Lượt xem

Do bò ăn quá nhiều cỏ họp đậu, cỏ non đầu mùa mưa hoặc ăn các loại thức ăn lên men nhanh, quá chua, thức ăn bị mốc, thối hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên men sinh hơi quá mức.
DÊ VÀ BỆNH ĐẬU
DÊ VÀ BỆNH ĐẬU

2231 Lượt xem

Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời.
Bệnh sốt sữa ở dê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Bệnh sốt sữa ở dê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

240 Lượt xem

Bệnh sốt sữa, một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong nuôi dê, đặc biệt là khi mùa lạnh đang đến gần. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh này mà chúng ta cần phải biết:
KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ
KHẨN TRƯƠNG VÀ CẢNH GIÁC BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÊN TRÂU BÒ

2289 Lượt xem

Nhiều con trâu, bò xuất hiện nhan nhản u, cục dưới da, đây là bệnh gì?
TÌM HIỂU VỀ BÊNH BIÊN TRÙNG TRÊN BÒ
TÌM HIỂU VỀ BÊNH BIÊN TRÙNG TRÊN BÒ

283 Lượt xem

Bênh Biên Trùng Trên Bò là một trong những bệnh ký sinh trùng đường máu phổ biến ở bò, đặc biệt là bò sữa nhập nội, bệnh do đơn bào ký sinh trong hồng cầu bò gây ra. Đơn bào có thể tồn tại trong máu nhiều năm. Bệnh lây lan chủ yếu qua vật chủ trung gian là ve hút máu từ bò bị bệnh rồi truyền sang cho bò khỏe.
BÒ SỮA BỊ XOẮN DẠ CON: NÊN LÀM GÌ?
BÒ SỮA BỊ XOẮN DẠ CON: NÊN LÀM GÌ?

54 Lượt xem

Xoắn dạ con là một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở bò sữa, có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách xử lý khi bò sữa bị xoắn dạ con.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng