PHÒNG TRỊ BỆNH XÊ TÔN HUYẾT TRÊN BÒ SỮA

Đây là một bệnh rối loạn trao đổi chất (chủ yếu là béo và đạm), trong đó hàm lượng xê tôn tăng cao trong dịch thể (trong máu, sữa, và nước tiểu). Bệnh thường gặp ở bò sữa, đặc biệt là bò sữa cao sản. Bệnh hay xảy ra trên bò sau khi sinh, nhất là giai đoạn từ 2 - 10 tuần (thường trong 6 tuần đầu) và giữa chu kỳ sữa. Tỷ lệ bệnh này trên thế giới từ 9 - 34%. Ở Việt Nam, tỷ lệ bò bị xê tôn huyết khoảng từ 25 - 50%. Khoảng 4 - 21% tỷ lệ bệnh có triệu chứng lâm sàng và khoảng 30% không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh xê tôn làm giảm khả năng đậu thai (từ 20 - 50%), giảm sản lượng sữa (1 - 5 kg/con/ngày), tăng nguy cơ lệch dạ múi khế và viêm tử cung.

1. Triệu chứng

Bò bị bệnh thường rối loạn tiêu hoá (thích ăn cỏ và không ăn cám, chảy nước dãi, hay nhai, giảm nhu động dạ cỏ và giảm nhai lại, đôi khi tiêu chảy), gầy yếu nhanh (hình 1) và giảm sản lượng sữa. Thân nhiệt bò thường giảm.

Ở giai đoạn đầu của bệnh: Bò thường tăng kích thích và thay đổi hành vi, tăng cảm giác da vùng cổ, lồng ngực và thắt lưng. Sang giai đoạn tiếp theo: bò ủ rũ mệt mỏi, đi loạng choạng, thích nằm lỳ, mắt lim dim, các triệu chứng thần kinh thể hiện rõ (điên cuồng, mắt trợn ngược, hai chân trước bắt chéo hay chạng ra, lưng cong, cơ cổ và cơ ngực co giật). Ở giai đoạn cuối: bò bị liệt hai chân sau (hình 2), phản xạ kém nằm lì một chỗ, đầu gục vào bên sườn (hình 3).

Thể mãn tính thường không có triệu chứng mà chỉ thay đổi thành phần sữa, nhất là tỷ lệ béo và đạm của sữa. Tỷ lệ béo/đạm > 1,33 hoặc tỷ lệ béo trong sữa > 4,8% có nghĩa là bò có nguy cơ bị xê tôn rất cao.     

2. Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng (như miêu tả ở trên). Ngoài ra, khi bò bị nặng chúng ta có thể ngửi được mùi xê tôn trong hơi thở, sữa và thậm chí trong nước tiểu.

Ngoài ra, bệnh xê tôn huyết còn có thể được chẩn đoán bằng cách xác định nồng độ thể xê tôn trong huyết thanh, nước tiểu và sữa bằng các que thử nhanh hoặc các máy phân tích sinh hóa.

3. Điều trị

Cho uống Propylene glycol (có thể mua ở các tiệm bán hóa chất) với liều 300 g/lần x 2 lần/ngày trong vòng 1 tuần (pha với khoảng 0,5 - 1 lít nước rồi cho uống). Truyền tĩnh mạch dung dịch BIO-GLUCOSE 5% với liều 1.000 ml/lần (truyền trong 15 - 20 phút), ngày truyền 2 lần và liên tục 5 ngày. Chích thêm BIO-DEXA với liều 10 ml/con/ngày, chích bắp liên tục 5 ngày. Chích BIO-METASAL với liều 25 ml/con/lần, mỗi ngày 1 lần và trong 3 ngày hoặc chích BIO-HEPATOL+B12 với liều 1 ml/25 kg trọng lượng, chích bắp trong 5 ngày liên tục.

4. Phòng bệnh

Khi bò sinh xong nên tiêm BIO-METASAL với liều 25 ml/con/lần. Sau 24 giờ tiêm lặp lại lần thứ 2 với liều tương tự.

Hạn chế bò quá mập (điểm thể trạng > 4) lúc cạn sữa: duy trì khẩu phần nhiều xơ (cỏ và rơm), giảm thức ăn tinh (cám, hèm bia, xác mì…) để duy trì hoạt động dạ cỏ được tốt.

Cho ăn đủ cỏ chất lượng tốt lúc mới sinh. Sau khi sinh nên tăng thức ăn tinh từ từ (cứ 3 ngày tăng 1 kg). Nên chuyển khẩu phần từ cạn sữa sang cho sữa dần dần khoảng 2 tuần trước khi đẻ.

[DỤNG CỤ NUÔI BÒ]


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

DÊ VÀ BỆNH ĐẬU
DÊ VÀ BỆNH ĐẬU

2227 Lượt xem

Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời.
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ
BỆNH GIÒI DA (ẤU TRÙNG KÝ SINH) Ở TRÂU BÒ

6851 Lượt xem

Ruồi đẻ trứng trên da gia súc, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng qua các tổ chức, xuyên qua da hoặc ấu trùng qua vết thương hở hay các lỗ tự nhiên, vào tổ chức, gây tổn thương tổ chức và được gọi là bệnh giòi da.
BỆNH NHIỆT THÁN TRÊN TRÂU/ BÒ
BỆNH NHIỆT THÁN TRÊN TRÂU/ BÒ

4528 Lượt xem

Bệnh nhiệt thán (Anthrax) xảy ra cấp tính hoặc quá cấp trên trâu bò, có đặc điểm bại huyết gây chết nhanh. Đây là bệnh động vật lây lan cho nhiều loài (Zoonosis) do Davaine (1850) phát hiện lần đầu tiên trên máu cừu bị bệnh.
BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?
BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?

446 Lượt xem

Vô sinh tạm thời ở bò sữa là một vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của đàn bò. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh tạm thời ở bò sữa, từ đó giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.  
BÒ SẮP SINH MÀ KHÔNG ĐỨNG ĐƯỢC? ĐÂY CÓ THỂ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC SINH
BÒ SẮP SINH MÀ KHÔNG ĐỨNG ĐƯỢC? ĐÂY CÓ THỂ LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC SINH

66 Lượt xem

Bại liệt trước sinh ở bò là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở những con bò mang thai từ 6 tháng đến 2 tháng trước khi sinh. Bệnh gây ra do sự thiếu hụt canxi, dẫn đến tình trạng co cứng cơ.
TÌM HIỂU VỀ BÊNH BIÊN TRÙNG TRÊN BÒ
TÌM HIỂU VỀ BÊNH BIÊN TRÙNG TRÊN BÒ

263 Lượt xem

Bênh Biên Trùng Trên Bò là một trong những bệnh ký sinh trùng đường máu phổ biến ở bò, đặc biệt là bò sữa nhập nội, bệnh do đơn bào ký sinh trong hồng cầu bò gây ra. Đơn bào có thể tồn tại trong máu nhiều năm. Bệnh lây lan chủ yếu qua vật chủ trung gian là ve hút máu từ bò bị bệnh rồi truyền sang cho bò khỏe.
Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị
Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị

3435 Lượt xem

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.
Bệnh chướng hơi dạ dày trâu,bò
Bệnh chướng hơi dạ dày trâu,bò

5946 Lượt xem

Do bò ăn quá nhiều cỏ họp đậu, cỏ non đầu mùa mưa hoặc ăn các loại thức ăn lên men nhanh, quá chua, thức ăn bị mốc, thối hoặc thay đổi thức ăn đột ngột, làm rối loạn hệ vi sinh vật dạ cỏ và gây ra các phản ứng lên men sinh hơi quá mức.
VIÊM VÚ BÒ SỮA
VIÊM VÚ BÒ SỮA

2468 Lượt xem

Bệnh viêm vú trên bò sữa là bệnh thường gặp nhất trong chăn nuôi bò sữa. Hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải; Bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí có trường hợp gây chết bò nếu không điều trị kịp thời.
NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ
NGUYÊN NHÂN CHẬM SINH Ở BÒ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

413 Lượt xem

Hiện nay, tỷ lệ trâu, bò sinh sản mắc bệnh chậm sinh, vô sinh ngày càng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập từ nguồn bán bê, sữa của người nuôi. Do vậy, cần tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.  

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng