VACCINE VÀ SỰ ĐỐI MẶT VỚI DỊCH BỆNH TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI: NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁ

Mặc dù vaccine đã đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi, thực tế là việc dịch bệnh vẫn có thể nổ ra đã đặt ra nhiều thách thức đối với ngành này. Hãy cùng điểm qua những yếu tố và giải pháp có thể giúp ứng phó trong bài viết này.

1. Tính biến đổi của dịch bệnh

Một số bệnh trong chăn nuôi có khả năng biến đổi nhanh chóng, tạo ra các biến thể mới mà vaccine hiện có không thể bảo vệ hoàn toàn. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong việc cập nhật và phát triển vaccine mới thường xuyên để đối phó với sự biến đổi này.

2. Sự Tuân Thủ và Chất Lượng Vaccine

Không chỉ việc phát triển vaccine mà còn sự quan trọng của việc sử dụng vaccine đúng cách và đảm bảo chất lượng. Sự tuân thủ các quy trình tiêm chủng và bảo quản vaccine đúng cách sẽ giúp tăng cường hiệu quả của chúng.

3. Bảo quản Vacxin

- Một chương trình vaccine hợp lý cũng không phát huy được tác dụng nếu vaccine bị hư hại do việc bảo quản không đúng, vaccine sống có thể bị bất hoạt, hư hại nếu được bảo quản trong những điều kiện bất lợi như bảo quản ở nhiệt độ cao do tủ lạnh bị hư, do mất điện, hoặc vaccine bị tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời. Vì vậy, việc bảo quản vaccine phải tuân thủ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thông thường vaccine sống được bảo quản ở 2-80C)

𝑉𝑖́ 𝑑𝑢̣ : 𝑉𝑎𝑐𝑐𝑖𝑛𝑒 𝑉𝑖𝑒̂𝑚 𝑝ℎ𝑒̂́ 𝑞𝑢𝑎̉𝑛 𝑡𝑟𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̃𝑚 (𝐼𝐵) 𝑚𝑎̂́𝑡 𝑘ℎ𝑜𝑎̉𝑛𝑔 50% ℎ𝑜𝑎̣𝑡 𝑙𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑔𝑖𝑜̛̀ 𝑑𝑢̛𝑜̛́𝑖 đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑛𝑎̆́𝑛𝑔 𝑛𝑜́𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑢 𝑘ℎ𝑖 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑝ℎ𝑎.

4. Sai sót khi cấp Vacxin

- Việc cấp vaccine không đúng là nguyên nhân thường gặp, làm cho vaccine không có khả năng bảo hộ cho đàn vật nuôi.

𝑉𝑖́ 𝑑𝑢̣ : 𝐾ℎ𝑖 𝑐ℎ𝑜 𝑔𝑎̀ 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑣𝑎𝑐𝑐𝑖𝑛𝑒, 𝑑𝑜 𝑠𝑜̂́ 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑚𝑎́𝑛𝑔 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑢̉, ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑝ℎ𝑎̂𝑛 𝑏𝑜̂̉ 𝑚𝑎́𝑛𝑔 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝 𝑙𝑦́ 𝑛𝑒̂𝑛 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑜̂́ 𝑔𝑎̀ 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑢̉ ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑢𝑜̂́𝑛𝑔 𝑣𝑎𝑐𝑐𝑖𝑛𝑒, 𝑑𝑎̂̃𝑛 đ𝑒̂́𝑛 𝑔𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉ ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑎𝑜, 𝑛𝑒̂𝑛 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑐𝑜́ 𝑘ℎ𝑎̉ 𝑛𝑎̆𝑛𝑔 𝑏𝑎̉𝑜 ℎ𝑜̣̂ đ𝑎̀𝑛 𝑔𝑎̀.

- Một số trại khi chích vaccine, do người công nhân có kỹ năng không tốt hoặc do làm ẩu, đã chích vaccine ra ngoài, hoặc vật nuôi chỉ nhận được một phần vaccine nên cũng không có miễn dịch tốt.

- Người tiêm đôi khi cũng lấy lộn vaccine, do không đọc kỹ nhãn vaccine.

Ví dụ : như nhầm lẫn vaccine đậu gà (Fowl pox) và vaccine viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT), sau đó đem nhỏ mắt, kết quả là gây ra những tổn thương trên mắt gà.

- Ngoài ra việc dùng nước pha không đúng khi pha vaccine, cũng làm mất hoạt lực của virus vaccine như dùng nước máy để pha vaccine, chất sát trùng (Flor) trong nước máy sẽ làm virus vaccine mất hoạt lực, không có khả năng tạo miễn dịch cho vật nuôi.

5. Kháng thể mẹ truyền

- Kháng thể mẹ truyền có ảnh hưởng lớn đến khả năng đáp ứng miễn dịch của vật nuôi, việc làm vaccine khi kháng thể mẹ truyền của vật nuôi còn cao, sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhân lên của virus vaccine, đều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của vật nuôi.

𝑉𝑖́ 𝑑𝑢̣: 𝑉𝑖𝑒̣̂𝑐 𝑙𝑎̀𝑚 𝑣𝑎𝑐𝑐𝑖𝑛𝑒 𝐺𝑢𝑚𝑏𝑜𝑟𝑜 (𝐼𝐵𝐷) 𝑞𝑢𝑎́ 𝑠𝑜̛́𝑚 𝑘ℎ𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑚𝑒̣ 𝑡𝑟𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 đ𝑎̀𝑛 𝑔𝑎̀ 𝑐𝑜̀𝑛 𝑐𝑎𝑜, 𝑠𝑒̃ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑜̂́ 𝑣𝑖𝑟𝑢𝑠 𝑣𝑎𝑐𝑐𝑖𝑛𝑒 𝑏𝑖̣ 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 ℎ𝑜̀𝑎 , 𝑘𝑒̂́𝑡 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑔𝑎̀ 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡𝑎̣𝑜 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉ ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝑘ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡ℎ𝑎̂́𝑝 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑢̉ 𝑏𝑎̉𝑜 ℎ𝑜̣̂ đ𝑎̀𝑛 𝑔𝑎̀.

6. Stress

- Stress ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của đàn vật nuôi như: Nhiệt độ và ẩm độ cao, dinh dưỡng không đủ, gà bị nhiễm kí sinh trùng hoặc các bệnh khác.

- Không nên làm vaccine khi vật nuôi bị bệnh, vì lúc này hệ thống miễn dịch của vật nuôi bị tổn thương, khả năng đáp ứng miễn dịch kém hoặc sẽ làm cho phản ứng vaccine càng thêm trầm trọng. Một số trường hợp làm vaccine khi vật nuôi đang ủ bệnh, sẽ làm cho đàn bùng phát bệnh, gây thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế.

7. Sự suy giảm miển dịch

Khi vật nuôi mang các mầm bệnh, hoặc nhiễm độc tố trong thức ăn, hệ thống miễn dịch không hoạt động bình thường, nên khi làm vaccine, vật nuôi không có đáp ứng miễn dịch tốt hoặc gây ra phản ứng vaccine mạnh mẽ, làm tăng tỉ lệ mắc bệnh hoặc chết.

8. Quản lý

Quản lý đóng vai trò quan trọng trong sự thành bại của trại, vệ sinh chuồng trại kém, chuồng không thông thoáng sẽ làm gia tăng áp lực mầm bệnh trong trại, dẫn đến vật nuôi có thể bị mắc bệnh, mặc dù vật nuôi đã làm vaccine.

📗 Kết luận

- Trong lĩnh vực chăn nuôi, việc đối mặt với dịch bệnh không chỉ dựa vào vaccine mà còn yêu cầu sự kết hợp của nhiều giải pháp khác nhau. Sự linh hoạt, hỗ trợ cộng đồng và sự tăng cường hệ thống quản lý là chìa khóa để giảm thiểu nguy cơ lây lan của các loại bệnh và bảo vệ sức khỏe của động vật chăn nuôi.

- Dưới góc nhìn này, việc cập nhật thông tin và chia sẻ kiến thức với cộng đồng là một phần quan trọng để mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc kết hợp nhiều phương pháp để đối phó với dịch bệnh trong ngành chăn nuôi.


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ THIẾN GIA CẦM VÀ GIA SÚC: BÍ QUYẾT CHĂM SÓC TỐT CHO ĐỘNG VẬT CỦA BẠN
THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ THIẾN GIA CẦM VÀ GIA SÚC: BÍ QUYẾT CHĂM SÓC TỐT CHO ĐỘNG VẬT CỦA BẠN

104 Lượt xem

THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ THIẾN GIA CẦM VÀ GIA SÚC: BÍ QUYẾT CHĂM SÓC TỐT CHO ĐỘNG VẬT CỦA BẠN Việc chăm sóc gia cầm và gia súc là một công việc quan trọng đối với những người chăn nuôi. Đặc biệt là trong giai đoạn tuổi thiến, bởi vì đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển của động vật này. Để đảm bảo sức khỏe và tăng năng suất cho đàn vật nuôi của mình, các nhà nông cần lưu ý những điểm sau đây:
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Y HỌC THÚ Y CHO ĐỘNG VẬT NUÔI
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Y HỌC THÚ Y CHO ĐỘNG VẬT NUÔI

474 Lượt xem

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ Y HỌC TRONG LĨNH VỰC THÚ Y CHO ĐỘNG VẬT NUÔI Gồm 2 phương pháp chủ yếu: Phương pháp chữa trị truyền thống và Phương pháp chữa trị hiện đại.
BỆNH DỊCH CÚM GIA CẦM - BẢO VỆ GIA CẦM VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
BỆNH DỊCH CÚM GIA CẦM - BẢO VỆ GIA CẦM VÀ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

139 Lượt xem

Gần đây, bệnh dịch cúm gia cầm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi. Đây không chỉ là mối đe dọa đối với sức khỏe của gia cầm mà còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan sang con người.
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC GIẢM SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI
NHỮNG THÁCH THỨC TRONG VIỆC GIẢM SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI

85 Lượt xem

Việc giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn là một thách thức lớn bất chấp những tiến bộ đã đạt được trong những năm qua.
BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

2018 Lượt xem

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi là gì? Bệnh dịch tả lợn (heo) là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với lợn nhà và lơn rừng rất dễ bị mắc phải. Bệnh này được gây ra bởi virus dịch tả lợn chủng cổ điển (African swine fever virus). Bệnh dịch tả lợn không gây nguy hiểm cho con người, nhưng nó có thể gây ra hậu quả nặng nề trong ngành chăn nuôi lợn với tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÉT NGHIỆM MÁU THÚ Y TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE VẬT NUÔI
TẦM QUAN TRỌNG CỦA XÉT NGHIỆM MÁU THÚ Y TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE VẬT NUÔI

103 Lượt xem

Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Máu Thú Y Trong Chẩn Đoán Và Quản Lý Sức Khỏe Vật Nuôi Xét nghiệm máu thú y là một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán lâm sàng cho động vật và theo dõi sức khỏe của vật nuôi. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá vai trò quan trọng của xét nghiệm máu thú y trong việc quản lý sức khỏe và xác định các vấn đề lâm sàng ở vật nuôi nhé!  

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng