Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống

Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống chọn lọc trâu bò Bất cứ phương pháp đánh giá và chọn lọc nào chỉ có thể cho được kết quả tích cực khi tổ chức được hệ thống đánh giá và chọn lọc một cách đúng đắn và hợp lý.

a.  Tổ chức chọn lọc đực giống cho mạng lưới truyền giống nhân tạo

     Khi áp dụng truyền giống nhân tạo (TTNT) bằng tinh đông lạnh thì vai trò của đực giống trở nên rất quan trọng vì từ mỗi đực giống sẽ tạo ra rất nhiều đời sau. Do vậy, một hệ thống đánh giá giá trị di truyền của đực giống là không thể thiếu được đối với việc cung cấp Trâu bò đựccho hệ thống thụ tinh nhân tạo. Nếu chọn được bò đực giống tốt sẽ có tác dụng cải tiến di truyền nhanh chóng.

     Những con đực và cái tốt nhất sau khi đã được chọn lọc làm bố mẹ đực giống được ghép đôi giao phối để sinh ra những con bê đực hậu bị. Đó là những con bê có nguồn gốc tốt sẽ được đánh giá và chọn lọc theo ngoại hình và tốc độ sinh trưởng. Những con được chọn lọc trở thành đực kiểm định và được tiếp tục đánh giá và chọn lọc theo hoạt tính sinh dục, số lượng và chất lượng tinh dịch. Những con nào đạt yêu cầu thì được khai thác tinh để phối giống cho đàn cái nhằm kiểm tra qua đời sau. Khi trưởng thành mỗi con đực được khai thác tinh để làm tinh đông lạnh và loại thải sau khi đã khai thác đủ số liều tinh theo kế hoạch để dự trữ trong ngân hàng tinh. Việc sử dụng hay loại thải tinh của mỗi đực giống được quyết định sau khi có kết quả kiểm tra và đánh giá giá trị giống của con đực đó. Giá bán tinh cũng được quyết định bởi giá trị giống của bò đực được ước tính thông qua việc đánh giá này.

     Một ví dụ quan trọng cho mô hình tổ chức chọn lọc bò đực giống là mô hình chọn lọc đực giống bò sữa HF của Ixraen. Từ 1955 Ixraen bắt đầu đánh giá sức sản xuất của đực giống qua đời sau. Nhờ chọn lọc tốt đực giống mà nước này đã thành công trong việc tạo ra một giống bò Holstein riêng của mình thích nghi được với điều kiện stress nhiệt của khí hậu nóng. Trong khoảng 10 năm gần đây Ixraen đã xuất khẩu tinh bò đực đã được đánh giá qua đời sau sang 25 nước trên thế giới. Đàn bò Holstein sữa của nước này có khoảng 120 bò cái và thường xuyên có 20 bò đực giống đã được chọn lọc qua đời sau. Hàng năm loại thải 5 bò đực giống và thay bằng 5 bò đực giống mới được chọn lọc. Để chọn được 5 bò đực này phải có đàn bò cái hạt nhân gồm 300 con bò cái tốt nhất. Số bò cái hạt nhân này được phối với 3 đực ngoại và 4 đực nội tốt nhất để hàng nằm cho ra 150 bê đực, từ đó chọn ra 60 bê hậu bị để dự kiểm tra qua đời sau. Sau khi kiểm tra và đánh giá 55 con bị loại thải và chỉ 5 con được chọn làm đực giống tham gia vào chương trình giống. Nhờ hệ thống chọn lọc này mà hiện nay Ixraen đã tạo ra được một đàn bò sữa Holstein tốt nhất trên Thế giới với năng suất sữa bình quân trên toàn quốc hiện nay đạt khoảng 11.000kg sữa/chu kỳ 305 ngày.

Sơ đồ tổ chức chọn bò đực giống HF của Ixraen

b.  Gây tạo đực giống phối trực tiếp ở cơ sở chăn nuôi Trâu bò sinh sản
     Tại các cơ sở chăn nuôi Trâu bò sinh sản ngoài việc sử dụng TTNT thì đực giống vẫn được dùng để phối giống trực tiếp. Đực giống có thể được dùng để phối trực tiếp cho những bò cáikhông thụ thai sau nhiều lần TTNT. Đặc biệt, đối với các cơ sở chăn nuôi bò sinh sản hướng thịt thì việc phối giống trực tiếp nhiều khi lại là hình thức phối giống phổ biến. Do vậy, việc gây tạo bê nghé đực nguồn là một việc làm hết sức quan trọng của các cơ sở chăn nuôi Trâu bòsinh sản. Việc làm này nhằm đảm bảo cho cơ sở sản xuất luôn luôn có những con đực giống tốt, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của sản xuất. Việc tạo nguồn bê đực có thể thực hiện bằng 2 phương thức là: chọn lọc và nuôi giữ những bê đực ngay trong đàn của cơ sở hoặc mua nhập từ bên ngoài.

-  Chọn lọc và nuôi giữ bê đực ngay trong cơ sở chăn nuôi

Để thực hiện việc tạo nguồn bê đực giống theo cách này thì cơ sở sản xuất cần phải thoả mãn những yêu cầu sau:

+ Phải có đàn Trâu bò bố mẹ chất lượng tốt, đủ về số lượng, đồng thời hướng sản xuất của con giống phải phù hợp với mục đích, nhu cầu của sản xuất, của thị trường.

+ Công tác quản lý giống của cơ sở được thực hiện tốt, xây dựng được kế hoạch chọn tạo và loại thải/thay đổi đực giống hàng năm.

+ Nuôi dưỡng, chăm sóc con giống tốt để đảm bảo cho con giống sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy tốt phẩm chất con giống.

Để tổ chức thực hiện tốt việc gây tạo đực giống cần làm tốt các bước sau đây:

+ Trước hết cần phải xây dựng được kế hoạch cụ thể cho việc lựa chọn đàn bê nghé đực hàng năm về số lượng, chất lượng, nhóm giống (theo hướng sản xuất)... nhằm đảm bảo cho việc thay thế, bổ sung đực giống trong đàn hoặc đáp ứng nhu cầu con giống của thị trường.

+ Tổ chức việc đánh giá, lựa chọn đàn Trâu bò bố mẹ để thực hiện việc ghép đôi giao phối theo kế hoạch xây dựng.

+ Tổ chức thực hiện quá trình phối giống, nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn Trâu bò cái chửa nhằm thu được được con có chất lượng tốt nhất.

+ Tiến hành đánh giá, chọn lọc đàn bê nghé đực khi cai sữa, đưa những con bê nghé đực đạt yêu cầu vào nhóm hậu bị để có kế hoạch bồi dục và tiếp tục chọn lọc làm đực giống sau này.

- Tạo nguồn bê nghé đực bằng cách mua nhập từ bên ngoài

Thực hiện việc tạo nguồn bê nghé đực giống theo phương thức này có ưu điểm là đơn giản hơn, thực hiện nhanh hơn, tuy nhiên chi phí sẽ tốn kém hơn, yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm trong chọn lọc con giống cao.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của cơ sở hoặc nhu cầu của thị trường, cơ sở sản xuất cần phải lập kế hoạch cho việc mua nhập nguồn bê nghé đực giống cụ thể cho từng năm. Bê nghé đực giống có thể được chọn mua từ các cơ sở sản xuất khác nhau, từ các trung tâm giống ở trong nước hoặc từ nước ngoài. Tuy nhiên cần phải đặc biệt tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh thú y, kiểm tra dịch bệnh...trong quá trình mua, nhập con giống, nếu không sẽ gây lên những thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là về bệnh dịch.

c.  Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò cái giống
Đối với bất kỳ đàn cái sinh sản nào thì một trong những khó khăn lớn nhất là xây dựng được đàn cái hậu bị tốt để thay thế cho những con cái sinh sản bị loại thải hàng năm hay để tăng quy mô đàn cái sinh sản. Đầu tư vào Trâu bò tơ là đầu tư cho tương lai nên phải đảm bảo được rằng những con bò được chọn lọc sau này sẽ đẻ tốt và ở lâu được trong đàn bò sinh sản. Do vậy, ngoài việc đánh giá theo nguồn gốc (hệ phả), việc chọn lọc Trâu bò cái hậu bị có ý nghĩa rất quan trọng và là một quá trình liên tục trong suốt quá trình phát triển của nó. Có một vài giai đoạn đánh giá quan trọng để quyết định loại thải hay giữ lại làm giống: lúc cai sữa, từ 1 năm tuổi đến lúc phối giống, sau phối giống và sau khi bê đẻ lứa đầu của nó được cai sữa. Để có thể loại thải những con không đáp ứng được yêu cầu qua những giai đoạn này thì phải chọn nhiều bò hậu bị hơn số lượng cần có để thay thế đàn.

Vào lúc bê hậu bị cai sữa, đánh giá chúng qua khối lượng, chiều đo và kết cấu thể hình cũng như các tính trạng quan trọng khác. Loại bỏ những con có kết cấu thể hình không đẹp và phân loại bê hậu bị trên cơ sở khối lượng cai sữa. Giữ lại những con nặng nhất nhưng không quá béo. Sau lần loại thứ nhất vẫn có dư khoảng 50% so với số bò cần thay thế đàn. Tiếp tục đánh giá đàn bê tơ từ 1 năm tuổi cho đến khi phối giống lần đầu tiên. Một số con có thể phải loại thải trong giai đoạn này do sinh trưởng kém hay có vấn đề về thể hình.

Trong chăn nuôi Trâu bò sữa, hình thức tổ chức đánh giá và chọn lọc bò cái qua kỳ tiết sữa thứ nhất được áp dụng rộng rãi (hình 2.21). Việc chọn lọc bò cái theo năng suất cá thể ở kỹ tiết sữa đầu tiên đem lại hiệu quả cao hơn so với việc chọn lọc thông qua sức sản xuất của con mẹ (đánh giá theo nguồn gốc). Chọn lọc bò cái đẻ lứa 1 để thay thế đàn nhằm mục đích nhanh chóng hoàn thiện chất lượng đàn hay giống đã được thực hiện thành công ở nhiều nước. Sức sản xuất sữa của bò đẻ lứa 1 có thể được tiến hành bằng cách vắt sữa kiểm tra không dưới 3   lần/tháng và xác định chất lượng sữa 1 lần/tháng. Đến cuối tháng thứ 6 của chu kỳ cho sữa tiến hành đánh giá phân loại bò cái. Khoảng 50% những con tốt nhất được chuyển vào đàn cái cơ bản. Số còn lại tuỳ theo chất lượng có thể bán giống ra ngoài hay chuyển đi giết thịt/vỗ béo. Nơi nuôi kiểm tra bò đẻ lứa 1 cũng có thể đồng thời là nơi kiểm tra chất lượng bò đực giống theo chất lượng đời sau.

Đối với bò thịt, giai đoạn quan trọng tiếp theo để chọn lọc là vào khoảng 2 tháng sau vụ phối giống (45-60 ngày). Những con này được khám thai và tất cả những con không có chửa đều phải loại thải. Nếu có nhiều bò có chửa hơn so với số bò cần thay thế đàn thì giữ lại những con có chửa sớm hơn và bán những con khác dưới dạng bò tơ đã có chửa. Bước đánh giá và chọn lọc cuối cùng là vào lúc cai sữa bê con lứa đầu. Những con không có chửa lại sau lứa đẻ đầu hay bê con cai sữa có chất lượng kém thì cũng nên loại thải.

 

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC
THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG THÍCH HỢP CHO BÒ CÁI SINH SẢN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH BÒ ĐỘNG DỤC

1252 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò giống sinh sản, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa, việc phát hiện động dục và phối giống kịp thời cho bò cái giúp tăng đàn nhanh chóng, rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ. Để giúp bà con chăn nuôi bò giống xác định đúng thời điểm động đục của bò cái, chúng tôi hướng dẫn một số dấu hiệu nhận biết sau:
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

62 Lượt xem

Dê là loài vật nuôi dễ thích nghi, ít tốn công chăm sóc và mang lại lợi nhuận cao, khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bắt đầu chăn nuôi trong trang trại nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn cơ bản về cách nuôi dê hiệu quả, bao gồm chọn giống, xây dựng chuồng trại, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC Ở BÒ CÁI - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHĂN NUÔI
KỸ THUẬT PHÁT HIỆN ĐỘNG DỤC Ở BÒ CÁI - MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG QUẢN LÝ CHĂN NUÔI

308 Lượt xem

Nếu bạn là một người chăn nuôi bò, việc nhận biết được khi nào bò cái bắt đầu vào chu kỳ động dục là điều cực kỳ quan trọng. Điều này không chỉ giúp bạn nắm bắt thời điểm thích hợp để thực hiện việc phối giống, mà còn đảm bảo hiệu suất sinh sản và hiệu quả kinh tế cao hơn cho đàn bò. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số kỹ thuật chính để phát hiện động dục ở bò cái.
BÍ KÍP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN Ở BÒ SỮA, BÒ THỊT
BÍ KÍP NÂNG CAO SỨC SINH SẢN Ở BÒ SỮA, BÒ THỊT

2683 Lượt xem

Gần đây, nhiều người chăn nuôi bò sữa, bò thịt phản ánh về hiện tượng bò cái trong giai đoạn sinh sản thường hay xảy ra trường hợp bò chậm sinh, bò thụ tinh nhân tạo nhiều lần không, bò hay bị sảy thai, phối đi phối lại nhiều lần không chửa làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi. Những trường hợp này, nếu để kéo dài không có biện pháp can thiệp kịp thời, sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bò và làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chất lượng chăn nuôi
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P2
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P2

3885 Lượt xem

Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là: – Có dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa. – Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.
9 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BẦU VÚ BÒ
9 ĐIỂM ĐÁNH GIÁ BẦU VÚ BÒ

9181 Lượt xem

Điểm bầu vú _ Thang điểm 9 giúp bạn đánh giá bầu vú bò Chúc bạn quản lý đàn hiệu quả
Chống nóng cho vật nuôi
Chống nóng cho vật nuôi

1668 Lượt xem

Dù mới bước vào mùa Hè, song nhiệt độ năm nay đã có hôm lên tới trên 40 độ C và dự báo trong thời gian tới tiếp tục có các đợt nắng nóng, thời tiết biến đổi khó lường. Để chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khoẻ cho đàn gia súc gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện tốt một số giải pháp kỹ thuật như sau:
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH VIÊM VÚ BÒ

894 Lượt xem

Viêm vú là một bệnh do vi khuẩn phổ biến thường tấn công bò. Nó được đặc trưng bởi tình trạng viêm núm vú hoặc bầu vú của bò. Khi không được kiểm soát, bệnh viêm vú có thể dẫn đến hoạt động kém của cả đàn và có thể dẫn đến việc tiêu hủy những con bò cái với những trường hợp viêm vú nặng.    
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT

2605 Lượt xem

Bò là loại gia súc ăn cỏ, thông thường mỗi lần mang thai thường đẻ 1 con. Bò có chu kỳ động dục 21 ngày (phạm vi biến động từ 17-25 ngày) Thời gian mang thai từ 280-285 ngày, thời gian động dục kéo dài từ 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-30 ngày thì lên giống trở lại, thời điểm phối giống tốt nhất cho bò vào lần động dục thứ 2 tức là ngày 45-60 ngày sau khi đẻ, có khi dài hơn (chu kỳ động dục của bò là 21 ngày) nhưng đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3, thứ 4 để kéo dài chu kì vắt sữa. Nắm được đặc điểm này sau khi bò đẻ, người chăn nuôi cần theo dõi để phát hiện sự động dục. Nếu thấy động dục trở lại sau khi đẻ 60 ngày thì kịp thời cho phối giống để khai thác đàn cái một cách có hiệu quả.
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ
BÒ CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU, TUỔI THỌ CỦA BÒ

4147 Lượt xem

Bò có tuổi thọ tự nhiên từ 15 đến 20 năm. Tuy nhiên, cuộc sống của chúng, giống như những động vật nông trại khác, bị rút ngắn đáng kể bởi ngành công nghiệp thịt và sữa. Ở đây, chúng ta sẽ khám phá chủ đề về việc bò sống được bao lâu và điều này khác với bò không tiêu thụ như thế nào.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng