KINH NGHIỆM THIẾN TRÂU BÒ

Trước khi thiến, trâu, bò cần phải được cố định chắc chắn. Nên chọn một cây thẳng, chắc chắn trong vườn và chôn thêm một số cọc, buộc thêm một số dóng to chắc, thẳng làm giá đỡ. Nếu thiến nhiều nên đóng giá đỡ bằng gỗ tốt, chắc chắn để dùng lâu dài và nhiều lần. Nơi thiến cũng cần bố trí chỗ kín đáo, ít người và vật qua lại. Khi tiến hành thiến cần giữ yên tĩnh để con vật không bị căng thẳng, phá bĩnh. Tuổi thiến các loại trâu, bò khác nhau. Bò đực thiến khi được 6-8 tháng tuổi. Trâu đực nên thiến lúc 8-10 tháng tuổi là tốt nhất.
THIẾN TRÂU BÒ

- Trâu, bò nuôi để lấy thịt hoặc trước khi vỗ béo nên thiến để chúng chóng béo, nhiều thịt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Xin giới thiệu cùng bà con một số kinh nghiệm thiến trâu, bò.

-  Trâu, bò phải được buộc chắc chắn. Nơi thiến cần kín đáo, ít người và vật qua lại. Bò đực thiến khi được 6-8 tháng tuổi. Trâu đực thiến lúc 8-10 tháng tuổi là tốt nhất.

- Bố trí giá đỡ khi thiến trâu, bò: Chôn thêm một cọc bên cạnh cây thẳng đã chọn, khoảng cách vừa bằng chiều ngang nơi cổ con vật. Buộc dóng chắc đỡ ngang giữa 2 cột dưới cổ trâu, bò. Đồng thời chôn 2 cột thẳng làm giá đỡ phía sau, khoảng cách hai cột bằng chiều rộng của hai bên hông. Buộc hai dóng đỡ phía trên và dưới vừa với chiều cao của lưng và bụng con vật.

- Dắt trâu, bò vào giá qua hai cọc sau. Buộc 2 thanh ngang cố định phía đầu, cổ và lưng, buộc thêm một dóng ngang đỡ bụng con vật. Dùng dây buộc một chân sau con vật vào chân cột để chúng không đá được.

- Tiến hành thiến: 

+ Dùng nước ấm rửa sạch, sau đó lấy cồn 70-90 độ sát trùng xung quanh dịch hoàn.

+ Tay trái bóp chặt túi chứa 2 dịch hoàn (bìu dái), ép thật căng. Tay phải cầm dao sắc, rạch một đường dài 4-6cm ở đường trắng giữa hai dịch hoàn theo chiều từ trên xuống dưới.

+ Tay trái giữ dịch hoàn bên trái, dùng bông, gạc lau sạch máu, tay kia cầm dao hay kéo sắc tách lớp cơ và màng trắng bao quanh dịch hoàn.

+ Rồi lấy tay phải tiếp tục nắm đầu dịch hoàn trái kéo nhẹ, tay trái bóp mạnh sao cho toàn bộ dịch hoàn trái và phần phụ lòi ra ngoài.

+ Tay phải cầm và tiếp tục hơi kéo dịch hoàn, tay trái vuốt màng trắng lên trên cuống dịch hoàn. Lấy kìm thiến hoặc panh kim loại kẹp chặt cuống dịch hoàn.

+ Tay trái giữ chắc kìm, tay phải xoắn dịch hoàn cho đến khi đứt đối với trâu, bò non. Trâu bò loại thải khi thiến cũng có thể dùng cách này hoặc dùng chỉ chắc buộc cuống dịch hoàn rồi dùng dao cắt. Dịch hoàn phải cũng được lấy ra tương tự như vậy.

+ Sau khi thiến, lấy bông, gạc lau sạch máu rồi sát trùng bằng cồn, khâu 2-3 mũi phía sau bìu dái. Bôi vết mổ bằng các loại kháng sinh hay thuốc sát trùng có phổ diệt khuẩn rộng như: Penicilin, Steptomycin, Han-Iodine...

- Sau khi thiến (khoảng 10 ngày), không để trâu, bò tắm hoặc nằm ở chỗ bẩn, ẩm thấp, tránh ruồi nhặng bâu vào gây nhiễm trùng vết thương. Thường xuyên theo dõi, nếu thấy chỗ thiến sưng to, con vật sốt bỏ ăn cần báo cho cán bộ thú y đến can thiệp kịp thời.

>> Xem thêm: Kìm thiến gia súc

>> Xem thêm: Sách thiến và thụ tinh vật nuôi

>> Xem thêm: CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ

[Dụng cụ nuôi bò]


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

KHI NHẬP ĐÀN DÊ MỚI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
KHI NHẬP ĐÀN DÊ MỚI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

985 Lượt xem

Những việc cần làm ngay khi mua dê về nuôi để tránh thất thoát, làm sao cho thất thoát ít nhất để giữ lại vốn, chăm sóc dê trong 1 tháng đầu tiên là những điều cực kỳ quan trọng quyết định thành hay bại gần như cả quá trình. Nên người mới khởi nghiệp với dê cần chú ý để chăm sóc dê tốt nhất và đảm bảo lợi nhuận.

CÁCH XỬ LÝ PHÂN BÒ
CÁCH XỬ LÝ PHÂN BÒ

9665 Lượt xem

Phân bò đã qua xử lý ( ủ hoai )là loại phân bị hoai mục trở thành mùn, chất dinh dưỡng tốt cho cây trồng mà không còn vi khuẩn gây hại người và cây trồng
BÒ CÁI MUỐN ĐỘNG DỤC? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT?
BÒ CÁI MUỐN ĐỘNG DỤC? LÀM CÁCH NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT?

5541 Lượt xem

Trong truyền giống nhân tạo bò, việc phát hiện bò cái động dục rất quan trọng, nếu không phát hiện được thì sẽ không tiến hành phối giống được hoặc phát hiện động dục sai thì phối sẽ không có chửa, mọi tốn kém cho các công việc chăn nuôi bò cái coi như bằng không. Phát hiện động dục là công việc quan sát, theo dõi bò cái để nhận biết các hiện tượng động dục và đưa bò cái vào nơi chờ phối giống.
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN
CHĂN NUÔI DÊ TRONG TRANG TRẠI NHỎ: HƯỚNG DẪN CƠ BẢN

476 Lượt xem

Dê là loài vật nuôi dễ thích nghi, ít tốn công chăm sóc và mang lại lợi nhuận cao, khiến chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn bắt đầu chăn nuôi trong trang trại nhỏ. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn cơ bản về cách nuôi dê hiệu quả, bao gồm chọn giống, xây dựng chuồng trại, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ
CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ

2568 Lượt xem

Khi có bất kỳ tổn thương nào ở vùng vú, các con mẹ thường không cho con bú và đá, đẩy, cắn con non khi chúng lại gần bú mẹ. Sau đây là cách xử lý khi bò mẹ không cho con bú.

10 GIỐNG BÒ GIA SÚC ĐẶC BIỆT NHẤT
10 GIỐNG BÒ GIA SÚC ĐẶC BIỆT NHẤT

370 Lượt xem

Bạn có biết rằng thế giới bò rộng lớn hơn nhiều so với những chú bò sữa và bò thịt quen thuộc? Hãy cùng khám phá 10 giống bò độc đáo, sở hữu những đặc điểm phi thường khiến bạn phải kinh ngạc!

SỰ THẬT VỀ VIỆC NHỮNG CHÚ BÒ THẤY MÀU ĐỎ SẼ NHƯ THẾ NÀO?
SỰ THẬT VỀ VIỆC NHỮNG CHÚ BÒ THẤY MÀU ĐỎ SẼ NHƯ THẾ NÀO?

3031 Lượt xem

Bò không thích màu đỏ là một quan niệm sai lầm. Trên thực tế, bò, cũng như các loài gia súc khác, đều bị mù màu đỏ. Chúng chỉ có thể nhìn thấy hai màu chính là xanh và vàng. Màu đỏ mà chúng ta nhìn thấy thì chúng sẽ nhìn thành màu xám.

KINH NGHIỆM LÀM CHUỒNG TRÂU ĐƠN GIẢN
KINH NGHIỆM LÀM CHUỒNG TRÂU ĐƠN GIẢN

4594 Lượt xem

Chuồng nuôi trâu hợp lý là yếu tố quan trọng giúp cho trâu chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết, con vật trong tình trạng sức khoẻ tốt, sinh trưởng và phát dục bình thường. Chuồng trại hợp lý còn tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống
Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống

3594 Lượt xem

Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống chọn lọc trâu bò Bất cứ phương pháp đánh giá và chọn lọc nào chỉ có thể cho được kết quả tích cực khi tổ chức được hệ thống đánh giá và chọn lọc một cách đúng đắn và hợp lý.
TRÂU BÒ TO LỚN - BÍ MẬT NÀO GIÚP CHÚNG BÉO TỐT CHỈ BẰNG CỎ?
TRÂU BÒ TO LỚN - BÍ MẬT NÀO GIÚP CHÚNG BÉO TỐT CHỈ BẰNG CỎ?

519 Lượt xem

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nhìn thấy những chú trâu bò to lớn, khỏe mạnh mà chỉ ăn cỏ - thức ăn tưởng chừng "nghèo dinh dưỡng"? Bí mật nào giúp chúng phát triển vượt trội như vậy? Hãy cùng khám phá nhé!


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng