BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT

Bò là loại gia súc ăn cỏ, thông thường mỗi lần mang thai thường đẻ 1 con. Bò có chu kỳ động dục 21 ngày (phạm vi biến động từ 17-25 ngày) Thời gian mang thai từ 280-285 ngày, thời gian động dục kéo dài từ 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-30 ngày thì lên giống trở lại, thời điểm phối giống tốt nhất cho bò vào lần động dục thứ 2 tức là ngày 45-60 ngày sau khi đẻ, có khi dài hơn (chu kỳ động dục của bò là 21 ngày) nhưng đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3, thứ 4 để kéo dài chu kì vắt sữa. Nắm được đặc điểm này sau khi bò đẻ, người chăn nuôi cần theo dõi để phát hiện sự động dục. Nếu thấy động dục trở lại sau khi đẻ 60 ngày thì kịp thời cho phối giống để khai thác đàn cái một cách có hiệu quả.

1. Triệu chứng bò động dục:

     Bò ít ăn, giảm sữa, thường nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy (nếu con ở dưới đứng yên thì bản thân con đó đang lên giống, nếu con dưới chạy thì con nhảy lại là con lên giống, có trường hợp cả 2 con đều lên giống)

2. Biểu hiện cơ quan sinh dục:

     Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc dần. Kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường, noãn sào to lên (lúc là trứng rụng) sau khi trứng rụng, trứng chỉ sống được 6-10 giờ.
3. Xác định thời điểm phối giống:
     Thời gian trứng rụng là 10-12 giờ sau khi kết thúc động dục, còn tinh trùng sống trong cơ quan sinh dục của bò cái là 12-18 giờ. Vì vậy, ta phải phối giống cho bò lúc bò chảy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và chuyển màu đỏ sậm.
      Sự biểu hiện động dục của bò cái trong chu kỳ động dục
      - Gồm 4 giai đoạn:
a. Giai đoạn 1:
Là giai đoạn trước động dục
- Thời gian: Thường kéo dài 3 ngày
- Biểu hiện hành vi tính dục:
+ Nhốt trong chuồng: Con vật ngửi hơi bò cái bên cạnh, người chăn nuôi và người vắt sữa.
+ Khi chăn thả: Con vật tách khỏi đàn và quan sát sự vật xung quanh.
- Triệu chứng lâm sàng: Phù âm hộ và sung huyết niêm mạc âm đạo.
b. Giai đoạn 2:
Là giai đoạn động dục
- Thời gian: Kéo dài khoảng 1-2 ngày
- Biểu hiện hành vi tính dục:
+ Nhốt trong chuồng: Con vật kêu rống, quan sát xung quanh, kém ăn, đánh hơi bò cái bên cạnh và muốn nhảy con khác.
+ Khi chăn thả: Con vật kêu rống, kém ăn, tìm kiếm đánh hơi, theo các con khác. Có phản xạ ôm và cọ sát.
+ Triệu chứng lâm sàng: Âm hộ xung huyết và chảy niêm dịch, cong lưng. Hậu môn co giãn, từng lúc đuôi phe phẩy. Dịch nhờn trong suốt, dịch nhờn khi khô đóng thành lớp ở vùng hậu môn và mặt trong của đuôi.
c. Giai đoạn 3:
Là giai đoạn sau động dục
- Thời gian: Thời gian khoảng 4 ngày
- Biểu hiện hành vi tính dục:
+ Nhốt trong chuồng: Yên tĩnh tính dục, có khi nhảy bất thường như động dục
+ Khi chăn thả: Âm hộ nếp gấp trở lại như thường. Ở một số con có hiện tượng xuất huyết sau khi động dục (thường thấy ở bò tơ nhiều hơn bò cái cơ bản).
d. Giai đoạn 4:
Là giai đoạn nghỉ ngơi
- Thời gian: Khoảng 12 ngày
- Biểu hiện hành vi tính dục:
+ Nhốt trong chuồng: Đôi khi có sự nhảy bất thường
+ Khi chăn thả: Có sự nhảy bất thường
- Triệu chứng lâm sàng: Âm hộ nhăn nheo, niêm mạc có màu hồng nhạt, bề mặt không bóng, niêm mạc hôi.
Xác định thời gian rụng trứng và thời điểm phối giống thích hợp cho bò:

Để phối giống đạt tỷ lệ thụ thai cao ta cần phải:

Quản lý đàn bò cho tốt: Lập sổ theo dõi từng con một để phát hiện sự động dục, kịp thời cho đi phối giống vì phối giống chậm sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. Những con chậm sinh hoặc đã mấy lần không thụ thai thì báo cho cán bộ thú y để điều trị hoặc loại thải.

[dungcunuoibo]

 


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

Vì sao bò không động dục?
Vì sao bò không động dục?

2546 Lượt xem

Thông thường, bò sau khi đã được phối giống, nếu đậu thai thì không động dục (lên giống) nữa, nếu không đậu thai thì bò sẽ lên giống trở lại sau 21 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp, sau khi đẻ, bò có biểu hiện động dục và đã được phối giống, nhưng không đậu thai mà vẫn không lên giống trở lại hoặc sau khi đẻ, bò không lên giống trở lại.
BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?
BẠN CÓ THẮC MẮC: DÊ VÀ CỪU KHÁC NHAU THẾ NÀO ?

11874 Lượt xem

Sự khác biệt đáng kể về tính cách ngoại hình và thói quen kiếm ăn giữa dê và cừu rất thú vị. Sự giống nhau và khác nhau giữa dê và cừu cần được hiểu rõ vì cả hai chúng đều thuộc cùng một nhóm trong phân loại khoa học, Họ: Bovidae. Chúng là hai loài thuộc các chi khác nhau (dê thuộc chi Capra; cừu thuộc chi Ovis).
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ VỀ BÒ SỮA CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

5633 Lượt xem

Sữa bò là nguồn dinh dưỡng hữu ích trong mỗi gia đình, hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cả người trưởng thành. Những chú bò sữa hiền lành, ngộ nghĩnh, đáng yêu rất gần ngũi với trẻ thơ và là một lòai động vật có rất nhiều điều thú vị, chúng ta hãy cùng nhau khám phá nhé!
TÌM HIỂU VỀ BỆNH DO SALMONELLA DUBLIN Ở BÊ
TÌM HIỂU VỀ BỆNH DO SALMONELLA DUBLIN Ở BÊ

298 Lượt xem

Thông thường, các bệnh gây ra do vi khuẩn Samonella thường có các triệu chứng trên đường tiêu hóa, tuy nhiên đối với S. dublin bê nhiễm bệnh thường biểu hiện như bệnh về đường hô hấp. Khi mổ khảo sát bê chết do nhiễm trùng huyết, những bệnh tích điển hình viêm phổi kẻ, hoại tử kèm với gan sưng to, túi mật sưng to, niêm mạc vàng và màng treo ruột có nhiều hạch bạch huyết, phát triển to.  
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT VỆ SINH VẮT SỮA BÒ - ĐẢM BẢO SẢN PHẨM AN TOÀN VÀ CHẤT LƯỢNG

254 Lượt xem

Người chăn nuôi phải kiểm soát thật tốt quá trình vắt sữa để phòng ngừa sự lây lan bệnh từ bò bệnh sang bò khỏe; Đồng thời, ngăn chặn những điều kiện thuận lợi giúp cho các vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú gây bệnh.
CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ
CÁCH XỬ LÝ KHI BÒ MẸ KHÔNG CHO CON BÚ

798 Lượt xem

Khi có bất kỳ tổn thương nào ở vùng vú, các con mẹ thường không cho con bú và đá, đẩy, cắn con non khi chúng lại gần bú mẹ. Sau đây là cách xử lý khi bò mẹ không cho con bú.
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÊ CON CHUẨN TỪ A ĐẾN Z
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC BÊ CON "CHUẨN" TỪ A ĐẾN Z

121 Lượt xem

Chăm sóc bê con mới sinh là một nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Bê con sơ sinh rất yếu ớt và dễ bị mắc bệnh, vì vậy cần được chăm sóc đặc biệt trong những ngày đầu sau khi sinh.
BÍ MẬT VỀ NHỮNG CÁI LỖ TRÊN LƯNG BÒ!!
BÍ MẬT VỀ NHỮNG CÁI LỖ TRÊN LƯNG BÒ!!

4048 Lượt xem

Một trong những giải pháp chăn nuôi phổ biến nhất trong các trang trại, đó là đục lỗ trên thân bò, cừu... Tại sao phải làm như vậy, và liệu nó có cần thiết hay không?
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P1
Kỹ thuật nuôi bò cái sinh sản P1

4109 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu là làm sao để bò cái sinh sản con giống tốt, đồng thời cũng cần chú trọng số lượng bê con mà bò mẹ đẻ ra, tức là phải làm sao để bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh.
Một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò
Một số kinh nghiệm phòng và trị bệnh tụ huyết trùng trâu bò

2602 Lượt xem

Hiện nay thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa, nắng, nóng rất thất thường trên đàn trâu, bò thịt, bò sữa nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, trong đó có bệnh tụ huyết trùng trâu bò.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng