BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC (trâu, bò, heo...)

Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.

BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC

(Làm cho trâu, bò không đi lại được)

1. Nguyên nhân

Bệnh gây ra do thời tiết lạnh ẩm kéo dài, làm cho mạng mao mạch ngoại vi ở chân các loài súc vật móng guốc chẵn co lại, gây tắc nghẽn mạch máu. Khi mạch máu tắc nghẽn kéo dài trong điều kiện nhiệt độ dưới 100C thì huyết tương từ mao mạch xuất tiết ra ngoài, tạo ra các đám sưng thũng ở dưới da chân súc vật, ngày càng căng to khiến cho con vật đau đớn, đi lại khó khăn hoặc không đi lại được, nằm một chỗ. Khi trời mưa, chuồng trại ẩm ướt, trâu bò phải đứng trong nền chuồng lạnh và lầy lội thì bệnh cước chân sẽ tăng lên nhanh, có thể tới 25 - 30% đàn bò.

2. Triệu chứng lâm sàng

- Đầu tiên, súc vật rét run, chân bị lạnh cứng, đi lại chậm chạp, khập khiễng. Sau đó, bốn chân sưng thũng, căng lên do huyết tương tích tụ, ấn ngón tay vào khi bỏ ra có vết lõm. Súc vật bệnh đau đớn, khi đã nằm xuống, đứng dậy rất khó khăn, dần dần không đi lại được, nhưng vẫn ăn uống bình thường.

- Súc vật bệnh, không được điều trị kịp thời thì sau 4 ngày, chân của chúng sẽ bị hoại tử, nhiễm trùng, da bị đỏ rồi thâm tím, sờ vào chỗ chân sưng thũng thấy móng. Bệnh tiến triển nặng, chỗ chân cước và hoại tử sẽ nứt ra, chảy nước vàng. Súc vật bệnh nằm bất động, không thể đứng dậy được và thường phải loại bỏ sau 5 - 6 ngày hành bệnh.

3. Điều kiện phát sinh bệnh

- Thời tiết lạnh ẩm kéo dài với nhiệt độ dưới 100C.

- Súc vật nuôi trong nền chuồng bẩn, ẩm ướt và phải lao tác trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm.

4. Chẩn đoán

- Quan sát và khám lâm sàng, thấy chân súc vật bị sưng thũng, đau đớn không đi lại được trong điều kiện thời tiết lạnh ẩm.

- Bệnh chỉ xảy ra ở chân.

5. Điều trị

* Bệnh ở giai đoạn sưng thũng chân:

Phác đồ 1:

- Thuốc điều trị: Tiêm cafein phối hợp với vitamin B1 để tăng cường tuần hoàn mao mạch ngoại vi. Liệu trình: 3 - 4 ngày.

- Lau khô sạch chân bò, dùng chai đổ nước nóng khoảng 600C (nóng tay) bọc rẻ sạch chai nước rồi chờm vào các chân bị phát cước của súc vật. Thực hiện 3 ngày liền; mỗi ngày thực hiện 2 lần.

- Quét dọn, giữ nền chuồng khô sạch; che kín ấm chuồng trại; nuôi dưỡng tốt súc vật bệnh; Kéo cho súc vật đứng dậy 2 lần/ngày, vì súc vật nằm bệnh trong 3 ngày liền thường rất khó đứng dậy và rất khó chữa.

* Bệnh ở giai đoạn viêm hoại tử chân:

Phác đồ 2:

- Thuốc điều trị: Dùng Ampicillin với liều 30 mg/kg thể trọng phối hợp với Kanamycin với liều 20 mg/kg thể trọng. Thuốc có thể pha hỗn hợp, tiêm bắp cho súc vật bệnh 2 lần/ngày; tiêm liên tục 3 - 4 ngày.

- Thuốc trợ sức và chữa triệu chứng: Tiêm cafein phối hợp với vitamin B1. Liệu trình: 3 - 4 ngày.

- Rửa sạch chỗ châu bị viêm hoại tử bằng dung dịch thuốc tím (Permanganat Kali 1%); lau khô chân bằng gạc sạch; rắc bột Sulfonamid vào những vết viêm loét, hoại tử. Nếu không có bột Sulfonamid có thể dùng Sulfamerazin tán nhỏ. Sau đó, dùng băng gạc sạch băng lại. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, trong 3 ngày liền.

- Hộ lý: Quét dọn, giữ nền chuồng luôn khô sạch: che chuồng kín ấm; nuôi dưỡng súc vật bệnh; nâng súc vật đứng dậy (bằng võng đưa vào bụng) 2 lần/ngày.

6. Phòng bệnh

- Khi thời tiết lạnh ẩm kéo dài, nhiệt độ ngoài trời dưới 100C thì không cho bò lao tác ngoài trời, cũng không chăn thả ngoài bãi mà nên để bò trong chuồng để nuôi dưỡng, chăm sóc.

- Che kín ấm chuồng cho bò, tránh gió lùa, đặc biệt phải giữ nền chuồng khô sạch.

- Khi bò lao tác hoặc đi chăn về trong những ngày lạnh ẩm cần lau khô chân cho bò và chườm nước nóng.

- Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn bò để nâng cao thể trọng và sức đề kháng với bệnh.

- Những ngày thời tiết xuống dưới 100C thì pha nước ấm với muối (9‰) cho bò uống.

Xem thêm: Sách hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc gia súc

Xem thêm: Hướng dẫn cách dựng trang trại nuôi 

Xem thêm: Dụng cụ cho móng, sừng bò, trâu

[Dụng cụ nuôi bò]


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

BỆNH VIÊM MẮT, VIÊM GIÁC MẠC, KẾT MẠC Ở TRÂU BÒ
BỆNH VIÊM MẮT, VIÊM GIÁC MẠC, KẾT MẠC Ở TRÂU BÒ

842 Lượt xem

Bệnh viêm mắt là một vấn đề sức khỏe quan trọng mà bò đang phải đối mặt. Viêm mắt ở bò có thể gây ra những tác động tiêu cực lớn đến sức khỏe và hiệu suất sản xuất của đàn bò. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh viêm mắt ở bò, những nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa.
BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ
BỆNH CẢM NẮNG, CẢM NÓNG TRÊN GIA SÚC VÀO NHỮNG NGÀY HÈ

2659 Lượt xem

Mùa hè, thời tiết thường nắng nóng, nhiệt độ môi trường lên cao, việc thải nhiệt của cơ thể gia súc bị cản trở, dẫn đến thân nhiệt gia tăng quá mức dễ gây ra bệnh cảm nắng; bệnh thường sảy ra đối với trâu, bò. Xin giới thiệu để cho người chăn nuôi biết cách phát hiện, phòng và điều trị bệnh cảm nắng, cảm nóng.
BỆNH VIÊM MÓNG TRÊN BÒ SỮA
BỆNH VIÊM MÓNG TRÊN BÒ SỮA

4273 Lượt xem

Các bệnh viêm móng, viêm kẽ móng, viêm vành móng và viêm khớp đã gây thiệt hại kinh tế rất lớn trên đàn bò sữa, lớn hơn so với bệnh viêm vú; nhất là trong điều kiện nhiệt đới nóng ẩm và nuôi nhốt như đại đa số các hộ chăn nuôi ở miền Đông Nam bộ.
Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng
Cách chữa trị 4 bệnh thường gặp ở trâu, bò mùa nắng nóng

2368 Lượt xem

Mùa nắng nóng thường ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng. Đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật, côn trùng trung gian truyền các bệnh; bệnh dễ xâm nhập và lây lan nhanh, gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.
Bệnh viêm vú ở bò sữa và cách phòng trị
Bệnh viêm vú ở bò sữa và cách phòng trị

4874 Lượt xem

Viêm vú bò sữa là bệnh thường gặp trong chăn nuôi bò sữa, có thể nói ở đâu có chăn nuôi bò sữa ở đó có viêm vú. Viêm vú là bệnh viêm nhiễm sâu bên trong bầu vú gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập qua lỗ thông sữa ở đầu núm vú.
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò heo & cách phòng trị
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò heo & cách phòng trị

6076 Lượt xem

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng; theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đây là bệnh dịch xếp đầu tiên ở bảng A. Bệnh đã xảy ra trên đàn vật nuôi ở huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến ngày 4/3/2015 . Bệnh lở mồm long móng (tiếng Anh: Foot-and-mouth disease, viết tắt FMD; , là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê… Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí… Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới xếp bệnh lở mồm long móng đứng đầu các bệnh truyền nhiễm của động vật. Năm 1897, Friedrich Loeffler đã phát hiện bệnh lở mồm long móng đầu tiên do virus gây ra. Cho đến nay, người ta đã xác định có 7 dạng virus gây bệnh gồm các dạng A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1. Ở vùng Đông Nam Á chủ yếu là 3 dạng A, O và Asia1.
BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?
BÒ SỮA BỊ VÔ SINH TẠM THỜI DO NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU NÀO?

461 Lượt xem

Vô sinh tạm thời ở bò sữa là một vấn đề thường gặp, gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của đàn bò. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về các nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh tạm thời ở bò sữa, từ đó giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và khắc phục hiệu quả.  
PHÒNG TRỊ BỆNH XÊ TÔN HUYẾT TRÊN BÒ SỮA
PHÒNG TRỊ BỆNH XÊ TÔN HUYẾT TRÊN BÒ SỮA

2126 Lượt xem

Đây là một bệnh rối loạn trao đổi chất (chủ yếu là béo và đạm), trong đó hàm lượng xê tôn tăng cao trong dịch thể (trong máu, sữa, và nước tiểu). Bệnh thường gặp ở bò sữa, đặc biệt là bò sữa cao sản. Bệnh hay xảy ra trên bò sau khi sinh, nhất là giai đoạn từ 2 - 10 tuần (thường trong 6 tuần đầu) và giữa chu kỳ sữa. Tỷ lệ bệnh này trên thế giới từ 9 - 34%. Ở Việt Nam, tỷ lệ bò bị xê tôn huyết khoảng từ 25 - 50%. Khoảng 4 - 21% tỷ lệ bệnh có triệu chứng lâm sàng và khoảng 30% không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh xê tôn làm giảm khả năng đậu thai (từ 20 - 50%), giảm sản lượng sữa (1 - 5 kg/con/ngày), tăng nguy cơ lệch dạ múi khế và viêm tử cung.
Bệnh sốt sữa ở dê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh
Bệnh sốt sữa ở dê: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

240 Lượt xem

Bệnh sốt sữa, một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm trong nuôi dê, đặc biệt là khi mùa lạnh đang đến gần. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh này mà chúng ta cần phải biết:
BỆNH VIÊM VÚ TRÊN DÊ
BỆNH VIÊM VÚ TRÊN DÊ

125 Lượt xem

Đối với chăn nuôi để sữa, nhất là các giống dê sữa cao sản, bệnh viêm vú rất hay xảy ra và gây thiệt hại về kinh tế lớn. Bệnh viêm vú làm giảm, có khi mất khả năng tiết sữa, phải loại thải con giống. Bệnh còn làm lây lan sang đàn con của chúng.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng