KỸ THUẬT LÀM CHUỒNG BÒ, VÀ CÁCH HƯỚNG DẪN LÀM CHUỒNG CHI TIẾT

Để có thể thành công với mô hình chăn nuôi bò quy mô lớn, việc xây dựng chuồng trại đúng theo tiêu chuẩn là một trong những yêu cầu vô cùng cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết, giúp bạn có thể thực hiện được điều này một cách dễ dàng.

1. Địa điểm xây chuồng nuôi bò

Thông thường, chuồng nuôi bò nên được xây dựng ở một khu vực rộng và riêng biệt giúp đảm bảo vệ sinh môi trường tốt nhất. Nơi xây chuồng phải là địa điểm đất cao ráo, thoáng mát, dễ dàng làm vệ sinh cũng như đảm bảo cho hệ thống thoát nước có thể hoạt động tốt.

2. Diện tích chuồng

Tùy vào số lượng bò nuôi mà các bạn có thể bố trí diện tích chuồng cũng như thiết kế của chuồng sao cho cân đối. Thông thường, độ cao của chuồng nên từ 3,2-3,5m, chiều dài tuỳ theo ý muốn của bạn. Nhìn chung, bạn có thể xây dựng chuồng thành 1 dãy, hai dãy… tùy kích cỡ và diện tích đất cho phép.

3. Hướng chuồng

Với tiêu chí thoáng mát nhưng phải tránh được gió lùa vào mùa đông, hướng chuồng nuôi bò nên được bố trí theo hướng nam hoặc đông nam là tốt nhất.

 

4. Nền chuồng

Như đã nhắc đến ở phần địa điểm, nơi đặt chuồng nuôi bò phải có nền đất cao. Vì vậy, khi làm nền, bạn hãy lưu ý thiết kế mặt nền cao hơn sân vườn, giúp tránh ẩm ướt, lầy lội vào mùa mưa.

Bên cạnh đó, nền cần phải có độ thoai thoải về phía sau, giúp nước thải có thể chảy về hướng đó, không gây ứ đọng, mất vệ sinh.

Nếu muốn lát gạch cho nền, bạn nên sử dụng loại gạch có độ nhám cao hoặc tốt nhất là đổ bê tông để có thể chống trơn trượt cho bò.

5. Rãnh thoát nước

Rãnh thoát nước là một trong những bộ phận cần thiết nhất, giúp đảm bảo chuồng nuôi bò được khô ráo và sạch sẽ cũng như giúp khâu dọn vệ sinh chuồng đơn giản hơn rất nhiều. Cách tốt nhất là bạn nên bố trí rãnh ở cả phía trước và sau với độ dốc vừa đủ và nối liền với cống rãnh thoát nước nói chung.

Về chiều rộng, rãnh thoát nước nên được thiết kế với kích thước 20-25 cm và có thể có thêm hố hứng nước để làm nước tưới cho cây trồng.

5. Hố phân

Tùy từng gia đình mà hố phân khi bò thường được sử dụng chung với các loại hình chăn nuôi khác hoặc xây dựng hoàn toàn riêng biệt.

Về cơ bản, bạn nên xây dựng hố phân ở gần chuồng để tiện cho việc vận chuyển. Ngoài ra, khi xây dựng, bạn nên lát gạch, láng xi măng, cũng như thiết kế nắp đậy để tránh nước và tránh mùi hôi bốc lên, nhất là trong những ngày mưa ẩm.

6. Mái chuồng

Với độ cao từ 3,2-3,5m, mái chuồng nuôi bò cần được thiết kế với độ dốc giúp nước thoát nhanh. Tốt nhất độ rộng của mái nên dài đến nơi có rãnh thoát nước, giúp không gian quanh chuồng được sạch sẽ.

Về chất liệu, tùy điều kiện gia đình mà bạn có thể lựa chọn loại mái lợp sao cho phù hợp. Đó có thể là mái ngói, tấm lợp, mái tranh… Nhìn chung, bạn nên xét đến yếu tố chống nắng trong mùa hè để lựa chọn loại mái phù hợp nhất.

7. Tường chuồng

Về tường của chuồng, bạn có thể tận dụng những phên tre, nứa. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn hãy xây gạch để giữ ấm cho bò vào mùa đông. Ngoài ra, chuồng nuôi cần có cửa kín để, tránh được mưa gió nhất là những tháng mưa lạnh của mùa đông.

8. Máng ăn, máng uống

Bạn nên sử dụng chất liệu xi măng để làm máng ăn cũng như máng uống khi nuôi bò. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng máng gỗ nếu muốn. Về cơ bản, dù chất liệu nào đi chăng nữa bạn cũng cần lưu ý đến các yếu tố sạch sẽ, dễ vệ sinh.

Ngoài nguồn thức ăn đầy đủ, chuồng nuôi bò là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tốc độ phát triển của bò. Vì vậy, các bạn có thể tham khảo một số kỹ thuật làm chuồng trên đây để áp dụng một cách có hiệu quả nhất.


DUNGCUNUOIBO.COM

Địa chỉ: 40 Lâm Thị Hố,P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12,TP. Hồ Chí Minh.
Hotline: 0941 844 449
Emaildungcuthuyleanh@gmail.com


Tin tức liên quan

Vì sao bò không động dục?
Vì sao bò không động dục?

2554 Lượt xem

Thông thường, bò sau khi đã được phối giống, nếu đậu thai thì không động dục (lên giống) nữa, nếu không đậu thai thì bò sẽ lên giống trở lại sau 21 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp, sau khi đẻ, bò có biểu hiện động dục và đã được phối giống, nhưng không đậu thai mà vẫn không lên giống trở lại hoặc sau khi đẻ, bò không lên giống trở lại.
Urea - 1 trong những khẩu phần ăn của bò
Urea - 1 trong những khẩu phần ăn của bò

2722 Lượt xem

[DỤNG CỤ NUÔI BÒ] – Khác với các động vật dạ dày đơn như lợn và ngựa, trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu là những động vật nhai lại, có cấu tạo dạ dày độc nhất, cho phép chúng sử dụng năng lượng từ chất xơ thực vật tốt hơn so với các động vật ăn cỏ khác (thỏ, ngựa, voi).
CÁCH XỬ LÝ NẾU BÒ, BÊ ĂN ÍT HOẶC BỎ ĂN, KHÔNG NHAI LẠI
CÁCH XỬ LÝ NẾU BÒ, BÊ ĂN ÍT HOẶC BỎ ĂN, KHÔNG NHAI LẠI

173 Lượt xem

Bê có triệu chứng uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, không nhai lại, thức ăn ứ lại trong bụng làm chướng bụng, phân nhão, ban đầu màu vàng nhạt sau chuyển màu trắng, mùi rất hôi thối, có lúc phân lổn nhổn hoặc sền sệt màu trắng, mùi rất thối, về sau ỉa lỏng, phân dính vào đuôi và hậu môn là bị bệnh gì và cách chữa trị ra sao?
Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống
Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống

3006 Lượt xem

Tổ chức chọn lọc và gây tạo Trâu bò giống chọn lọc trâu bò Bất cứ phương pháp đánh giá và chọn lọc nào chỉ có thể cho được kết quả tích cực khi tổ chức được hệ thống đánh giá và chọn lọc một cách đúng đắn và hợp lý.
4 LÝ DO KHÔNG NÊN DÙNG CỎ KHÔ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÊ SỮA
4 LÝ DO KHÔNG NÊN DÙNG CỎ KHÔ TRONG KHẨU PHẦN ĂN CỦA BÊ SỮA

568 Lượt xem

Việc đưa cỏ khô vào khẩu phần ăn của bê sữa trước khi cai sữa vẫn là chủ đề tranh luận thường xuyên. Liệu nó có đáng để làm điều này không? Và nếu có thì nên có cỏ khô từ ngày nào và loại nào? Nghiên cứu hiện đại chắc chắn thách thức niềm tin lâu nay rằng bê cần cỏ khô trước khi cai sữa để phát triển dạ cỏ .
Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị
Một số bệnh ký sinh trùng thường gặp trên trâu, bò và cách phòng trị

2068 Lượt xem

Mùa nắng, nóng là mùa ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò do phải chịu tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng, đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng trung gian truyền các bệnh ký sinh trùng đường máu, gây thiệt hại lớn đến sức sản xuất của trâu, bò, thậm chí gây chết trâu, bò nếu không chữa trị kịp thời. Sau đây xin giới thiệu với người chăn nuôi cách nhận biết và phòng trị các bệnh ký sinh trùng đường máu trên trâu, bò.
Cách Phát Hiện bò cái động dục ( Bò Lên Giống )
Cách Phát Hiện bò cái động dục ( Bò Lên Giống )

9248 Lượt xem

Sau đây là cách phát hiện bò cái lên giống ( động dục ) để cho gieo phối đúng lúc bò chịu đực
TIÊU CHUẨN VÒNG 1 LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT SỮA CỦA BÒ CÁI CHO SỮA
TIÊU CHUẨN "VÒNG 1" LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG SUẤT SỮA CỦA BÒ CÁI CHO SỮA

555 Lượt xem

Bầu vú là bộ phận quan trọng nhất quyết định năng suất sữa của bò cái. Vì vậy, khi chọn giống bò sữa, người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý đến tiêu chuẩn của bầu vú.
NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI
NHU CẦU NƯỚC UỐNG CỦA BÒ: YẾU TỐ THEN CHỐT CHO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI

551 Lượt xem

Nước đóng vai trò thiết yếu trong mọi hoạt động sống của bò, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, năng suất và khả năng sinh sản của chúng. Cung cấp đủ nước cho bò theo từng giai đoạn phát triển là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hiệu quả chăn nuôi. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu nước uống của bò để bà con tham khảo:
CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ
CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ ĐẺ TRÊN BÒ

14942 Lượt xem

Trong quá trình đẻ nếu thai khó ra thì gọi là đẻ khó. Khi đẻ khó mà xử lý không đúng thì có thể gây bệnh ở đường sinh dục và làm cho bò mẹ trở nên vô sinh, thậm chí làm chết cả mẹ lẫn con. Vì vậy tích cực đề phòng và kịp thời can thiệp khi đẻ khó là một khâu rất quan trọng.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng