HƯỚNG DẪN NUÔI BÒ

PHÒNG TRỊ BỆNH XÊ TÔN HUYẾT TRÊN BÒ SỮA
PHÒNG TRỊ BỆNH XÊ TÔN HUYẾT TRÊN BÒ SỮA

2109 Lượt xem

Đây là một bệnh rối loạn trao đổi chất (chủ yếu là béo và đạm), trong đó hàm lượng xê tôn tăng cao trong dịch thể (trong máu, sữa, và nước tiểu). Bệnh thường gặp ở bò sữa, đặc biệt là bò sữa cao sản. Bệnh hay xảy ra trên bò sau khi sinh, nhất là giai đoạn từ 2 - 10 tuần (thường trong 6 tuần đầu) và giữa chu kỳ sữa. Tỷ lệ bệnh này trên thế giới từ 9 - 34%. Ở Việt Nam, tỷ lệ bò bị xê tôn huyết khoảng từ 25 - 50%. Khoảng 4 - 21% tỷ lệ bệnh có triệu chứng lâm sàng và khoảng 30% không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh xê tôn làm giảm khả năng đậu thai (từ 20 - 50%), giảm sản lượng sữa (1 - 5 kg/con/ngày), tăng nguy cơ lệch dạ múi khế và viêm tử cung.
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC
PHƯƠNG PHÁP VẬT VÀ KIỀM CHẾ ĐẠI GIA SÚC

3066 Lượt xem

Khi tiến hành vật bò dễ dàng hơn và an toàn hơn ngựa, vì chúng chống cự ít hơn và sẵn sàng nằm xuống. Vị trí nằm của bò nên sắp xếp ở khu vực đủ rộng,vì khi vật có thể giúp chúng tráng khỏi các vết chầy xước và bầm tím. Với bò đực thường mạnh mẽ hơn và khó khăn hơn để vật ngã và cố định. Để đảm bảo an toàn cho con vật khu vật ngã cần hai đường dây cương phụ so với một vòng siết chặt.
DÊ VÀ BỆNH ĐẬU
DÊ VÀ BỆNH ĐẬU

2227 Lượt xem

Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời Bệnh đậu ở dê là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, với mức độ nguy hiểm cao. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Do đó cần có những biện pháp xử lý kịp thời.
KINH NGHIỆM THIẾN TRÂU BÒ
KINH NGHIỆM THIẾN TRÂU BÒ

5364 Lượt xem

Trước khi thiến, trâu, bò cần phải được cố định chắc chắn. Nên chọn một cây thẳng, chắc chắn trong vườn và chôn thêm một số cọc, buộc thêm một số dóng to chắc, thẳng làm giá đỡ. Nếu thiến nhiều nên đóng giá đỡ bằng gỗ tốt, chắc chắn để dùng lâu dài và nhiều lần. Nơi thiến cũng cần bố trí chỗ kín đáo, ít người và vật qua lại. Khi tiến hành thiến cần giữ yên tĩnh để con vật không bị căng thẳng, phá bĩnh. Tuổi thiến các loại trâu, bò khác nhau. Bò đực thiến khi được 6-8 tháng tuổi. Trâu đực nên thiến lúc 8-10 tháng tuổi là tốt nhất.
BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC (trâu, bò, heo...)
BỆNH CƯỚC CHÂN Ở GIA SÚC (trâu, bò, heo...)

2843 Lượt xem

Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.
VIÊM VÚ BÒ SỮA
VIÊM VÚ BÒ SỮA

2470 Lượt xem

Bệnh viêm vú trên bò sữa là bệnh thường gặp nhất trong chăn nuôi bò sữa. Hầu hết các vùng chăn nuôi bò sữa đều gặp phải; Bệnh thường gây hại trên bò trong giai đoạn khai thác sữa, làm giảm năng suất, sức sinh sản thậm chí có trường hợp gây chết bò nếu không điều trị kịp thời.
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT
BIỂU HIỆN LÊN GIỐNG VÀ THỜI ĐIỂM PHỐI GIỐNG BÒ TỐT NHẤT

2580 Lượt xem

Bò là loại gia súc ăn cỏ, thông thường mỗi lần mang thai thường đẻ 1 con. Bò có chu kỳ động dục 21 ngày (phạm vi biến động từ 17-25 ngày) Thời gian mang thai từ 280-285 ngày, thời gian động dục kéo dài từ 18-36 giờ và sau khi đẻ 20-30 ngày thì lên giống trở lại, thời điểm phối giống tốt nhất cho bò vào lần động dục thứ 2 tức là ngày 45-60 ngày sau khi đẻ, có khi dài hơn (chu kỳ động dục của bò là 21 ngày) nhưng đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3, thứ 4 để kéo dài chu kì vắt sữa. Nắm được đặc điểm này sau khi bò đẻ, người chăn nuôi cần theo dõi để phát hiện sự động dục. Nếu thấy động dục trở lại sau khi đẻ 60 ngày thì kịp thời cho phối giống để khai thác đàn cái một cách có hiệu quả.
Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản
Yếu tố dẫn tới đẻ khó và biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật trên bò cái sinh sản

1688 Lượt xem

Trong chăn nuôi bò cái sinh sản, mục tiêu bò cái đẻ càng nhiều lứa càng tốt và mỗi lứa phải đảm bảo chất lượng bê con khỏe mạnh phụ thuộc 02 yếu tố chính: thụ tinh thành công, duy trì sự mang thai và sinh được bê sống, khỏe mạnh. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sống sót của bê con, quan trọng nhất là tình trạng đẻ khó. Tùy thuộc vào mức độ và loại đẻ khó có thể dẫn đến tình trạng bê con suy yếu, bò mẹ tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí là chết.
NUÔI DÊ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ ?
NUÔI DÊ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ ?

1605 Lượt xem

Để nuôi dê đạt năng suất cao, chất lượng tốt thì phương pháp chăn nuôi đóng vai trò quyết định. Vì vậy phải chọn cách nuôi nào cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá nhân, cơ sở chăn nuôi.
Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị
Bệnh ngã nước ở trâu bò - Nhận biết và cách phòng trị

3440 Lượt xem

Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.

Hiển thị 61 - 70 / 115 kết quả

Đã thêm vào giỏ hàng